Tag

Nhiều tín hiệu tích cực trong nghiên cứu tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ

Tin Y tế 11/11/2022 11:16
aa
TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa có những thông tin về những tín hiệu tích cực trong nghiên cứu tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều phụ huynh còn lo sợ việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho con Vaccine sốt xuất huyết dự kiến sẽ được cấp phép tại nhiều nước Tiêm vắc xin mũi nhắc lại để tăng khả năng bảo vệ trước biến thể Omicron Qua cuộc chiến chống COVID-19, thế giới thấy rõ hơn tầm quan trọng đặc biệt của vaccine

Tính đến ngày 22/10, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 13.517 trẻ em dưới 5 tuổi bị mắc COVID-19, chiếm 4,27% số ca cùng lứa tuổi trên cả nước (316.683 ca bệnh) và cao hơn mức trung bình của thế giới.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC), đối với bà mẹ có con nhỏ trong độ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi cho thấy, hiện chỉ mới có 36/357 bà mẹ đồng ý cho con tiêm vaccine phòng COVID-19 (10,1%).

Các lý do được phần lớn các bà mẹ chưa đồng ý cho con mình tiêm vaccine đưa ra là: Tuổi của trẻ còn quá nhỏ, lo ngại tác dụng phụ của vắc xin, trẻ đã từng mắc COVID-19 trước đó, và các phụ huynh thắc mắc tác dụng phụ của vắc xin như thế nào, vaccine có ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ không, có thật sự an toàn không?...

Nhiều tín hiệu tích cực trong nghiên cứu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi (Ảnh minh họa)
Nhiều tín hiệu tích cực trong nghiên cứu tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi (Ảnh minh họa)

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, đã có những công trình nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của vaccine COVID-19 trên trẻ nhỏ độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, những kết quả sơ bộ đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.

Cụ thể, đối với vắc xin Pfizer, các nghiên cứu đã công bố dữ liệu mới cho thấy Pfizer giảm nguy cơ mắc COVID-19 ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi. Trong đó, 3 mũi vắc xin Pfizer đạt hiệu quả 73,2% bảo vệ trẻ đối với thể nhẹ, có triệu chứng do biến thể Omicron và các chủng phụ của nó. Hiệu quả của Pfizer thậm chí còn cao hơn khi bảo vệ khỏi bệnh nặng (nghiên cứu chưa đủ lớn để tính toán tỷ lệ % chính xác).

Ngoài ra, đối với trẻ từ 6 - 23 tháng tuổi, Pfizer cho thấy có hiệu quả ngăn ngừa COVID-19 là 75,8%, trung bình là 1,9 tháng sau liều thứ 3. Đối với trẻ từ 2 đến 4 tuổi, vắc xin này có hiệu quả phòng ngừa COVID-19 là 71,8%, trung bình 2,4 tháng sau liều thứ 3.

Đối với vắc xin Moderna, một thử nghiệm lâm sàng từ tháng 10/2021 đến tháng 2/2022 cho thấy, hiệu quả của vắc xin chống lại COVID-19 sau liều 2 là 50,6% ở trẻ từ 6 - 23 tháng tuổi chưa mắc COVID-19 và 36,8% ở trẻ từ 2 - 5 tuổi. Đối với trẻ đã mắc COVID-19 là 52,1% ở trẻ từ 6 - 23 tháng và 34,5% ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Đặc biệt, chưa ghi nhận trường hợp trẻ mắc COVID-19 nghiêm trọng trong thử nghiệm này.

Cũng theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cả 2 loại vắc xin Moderna và Pfizer đều đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt cho sử dụng ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi. Một số nước đã bắt đầu tiêm chủng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi bao gồm: Canada, Israel và Hoa Kỳ (tháng 6) với hơn 1 triệu trẻ em trong độ tuổi này đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Moderna hoặc Pfizer. Tại Úc, vắc xin COVID-19 được khuyến cáo cho các trẻ đưới 5 tuổi thuộc nhóm nguy cơ. Ngoài ra, ở các quốc gia khác cũng đã tiến hành tiêm chủng cho trẻ nhỏ với các loại vắc xin khác.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế hiện đang theo dõi các chương trình nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả của vắc xin đối với trẻ nhỏ; Tham khảo ý kiến các chuyên gia, đồng thời tham khảo nhu cầu nguyện vọng phụ huynh để có hướng dẫn phù hợp về tiêm phòng COVID-19 cho nhóm tuổi này, cũng như khả năng đưa vắc xin COVID-19 vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, việc phòng ngừa nhiễm COVID-19 cho trẻ em là rất cần thiết, đặc biệt là tiêm vắc xin giúp ngăn ngừa sự xuất hiện biến chứng nặng có tên là “Hội chứng MIS-C” (Multisystem Inflammatory Syndrome in Children). Hội chứng MIS-C là tình trạng viêm nhiều cơ quan khác nhau bao gồm: Tim, phổi, thận, não, da, mắt, các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa ở trẻ có tiền sử mắc COVID-19 trước đó.

Trẻ mắc hội chứng MIS-C thường có các biểu hiệu như sốt cao liên tục, mắt đỏ, môi đỏ, phát ban da, sưng đau hạch cổ và các triệu chứng tiêu hóa như ói, đau bụng, tiêu chảy. Các biến chứng nặng của MIS-C ở trẻ em thường liên quan đến hệ tim mạch, bao gồm viêm động mạch vành và giảm chức năng co bóp của cơ tim. Riêng biến chứng viêm mạch vành nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại di chứng lâu dài trên hệ tim mạch như dãn động mạch vành, thiếu máu cơ tim.

Đọc thêm

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong Tin Y tế

Sốt cao kéo dài, nam thanh niên suýt tử vong

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sốt cao dẫn đến lơ mơ, nguy kịch do nhiễm vi khuẩn não mô cầu.
Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga Tin Y tế

Thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) vừa có báo cáo nhanh thông tin về các trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga.
Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi Tin Y tế

Hàng trăm điểm cầu toàn quốc thảo luận về chẩn đoán, điều trị sởi

TTTĐ - Ngày 3/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến hướng dẫn chấn đoán và điều trị sởi. Hội nghị nối điểm cầu Bộ Y tế đến hơn 500 điểm cầu Sở Y tế tỉnh, thành phố; các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện ngành, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh viện đa khoa khu vực, quận, huyện.
Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ Tin Y tế

Chàng trai nặng tới 175kg rơi vào tình trạng ngừng thở khi ngủ

TTTĐ - Ngày 3/4, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nhân nam T.T.Đ (28 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng khó thở, suy tim và phù to hai chân dẫn đến không thể di chuyển được.
Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis Tin Y tế

Người đàn ông trung niên đột tử sau khi chơi tennis

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.
Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng Tin Y tế

Uống thuốc nam chứa chất cấm, bệnh nhân hôn mê, suy đa tạng

TTTĐ - Bệnh viện 198 (Bộ Công an) đã cấp cứu cho một bệnh nhân trong tình trạng đau bụng dữ dội, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương cơ tim, suy thận cấp vô niệu do trước đó uống thuốc nam chữa tiểu đường mua trên mạng xã hội.
Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng Sức khỏe

Chủ động phòng chống các dịch bệnh sởi, tay chân miệng... đang gia tăng

TTTĐ - Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý 1, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã tham dự và chủ trì hội nghị.
Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính Tin Y tế

Niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Thông báo số 1473/TB-SYT về việc niêm yết công khai 108 thủ tục hành chính được tiếp nhận bởi Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Y tế Hà Nội tại Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Cầu Giấy (Địa chỉ: 85 phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy).
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21% Tin Y tế

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025.
Nâng cao chỉ số cải cách hành chính năm 2025 Tin Y tế

Nâng cao chỉ số cải cách hành chính năm 2025

TTTĐ - Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 1401/KH-SYT về việc khắc phục các nội dung thấp điểm năm 2024 và cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2025 của Sở Y tế Hà Nội.
Xem thêm