Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế
Đặc sắc màn đồng diễn áo dài tại phố đi bộ Nguyễn Huệ Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 10 - Chung tay đưa áo dài đi khắp năm châu Áo dài Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia |
![]() |
Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2025 sẽ diễn ra từ ngày 6 - 15/6 với nhiều hoạt động văn hóa |
Chương trình nhằm khai thác thế mạnh, thương hiệu và giá trị văn hóa độc đáo của áo dài Huế, xây dựng hình ảnh du lịch Huế gắn với áo dài, kích cầu du lịch phát triển. Đồng thời, tôn vinh áo dài Huế, khẳng định thương hiệu “Huế - Kinh đô áo dài”, góp phần tuyên truyền, quảng bá văn hóa Huế gắn với quảng bá, xúc tiến du lịch địa phương.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế, chương trình nghệ thuật “Áo dài Huế” sẽ diễn ra tại khuôn viên di tích cung An Định (phường Phú Nhuận, quận Thuận Hóa) vào tối 6/6. Hoạt động đạp xe vì môi trường với chủ đề “Áo dài qua phố” diễn ra sáng 7/6, hành trình qua các cung đường đẹp gắn với nhiều di tích và điểm đến du lịch ở hai bên bờ sông Hương.
Cùng ngày, hành trình “Áo dài về nguồn” sẽ được Sở Văn hóa - Thể thao Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô, Câu lạc bộ Đình làng Việt và nhóm Bách hoa bộ hành tổ chức ở lăng Minh Mạng; chương trình nghệ thuật “Áo dài - Sắc thắm cố đô” sẽ diễn ra vào tối cùng ngày tại không gian Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao quận Thuận Hóa. Đêm hội “Sắc màu Áo dài - Niềm vui của em” được tổ chức ngày 8/6 tại khu vực không gian cộng đồng Bia Quốc học và cầu đi bộ ven sông Hương…
![]() |
Trình diễn áo dài Huế tại tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế |
Ngoài ra, trong khuôn khổ Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2025 còn có tọa đàm “Áo dài trong trường học”; triển lãm sản phẩm Hội thi Thiếu nhi vẽ tranh theo sách năm 2025 chủ đề “Áo dài và tuổi thơ”; chương trình “Vũ điệu áo dài”; triển lãm tranh và trình diễn bộ sưu tập áo dài “Ứng dụng nghệ thuật Điềm Phùng Thị”; trình diễn “Áo dài với sản phẩm gốm Phước Tích”; phiên chợ quê kết hợp diễu hành “Áo dài về với di sản”…
Trước đó, năm 2024, “Tri thức may và mặc áo dài Huế” đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn hóa, hướng đến là một sản phẩm công nghiệp văn hoá để phục vụ du lịch.
Được biết, chiếc áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ nghi, hội hè và cả trong đời thường. Áo dài còn là nguồn cảm hứng bất tận đi vào thơ, ca, nhạc, họa, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Huế.
Trong vài năm trở lại đây, TP Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ) không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả ở khối cơ quan Nhà nước. Đặc biệt, ngày 29/3/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (nay là TP Huế) đã phê duyệt đề án “Huế - Kinh đô áo dài”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nghệ thuật Lân, sư, rồng trở thành Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội dân gian trở thành di sản văn hóa quốc gia

Hai di tích tại quận Long Biên được xếp hạng cấp thành phố

Ca khúc "Bài ca trên sóng cả" đoạt giải A với thanh âm dạt dào từ trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc

Chương trình nghệ thuật "Đảng trong mùa xuân đại thắng": Những xúc cảm chạm tới trái tim

Không gian nghệ thuật 39 tác phẩm "Đà Nẵng gấm hoa”

Khám phá vẻ đẹp Quảng Ngãi qua 200 tác phẩm ảnh nghệ thuật

Quảng Nam vang mãi bản hùng ca

Hơn 300 bức ảnh tái hiện sinh động “Đà Nẵng - xưa và nay”
