Tag

Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Văn học 10/04/2017 14:54
aa
TTTĐ- Trong buổi giao lưu với nhà văn Đỗ Bích Thúy và đoàn làm phim “Lặng yên dưới vực sâu” vừa diễn ra tại công viên Thống Nhất (Hà Nội) trong khuôn khổ Ngày sách Việt Nam lần thứ 4, một độc giả đã hỏi: Liệu sắp tới nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết sách ngôn tình không?

Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Nhà thơ Hữu Việt dẫn dắt buổi giao lưu


Bộ phim “Lặng yên dưới vực sâu” đang phát sóng trong chương trình Rubik 8 của Đài Truyền hình Việt Nam, được hình thành từ truyện vừa cùng tên của nhà văn Đỗ Bích Thúy viết cách đây khoảng 10 năm.

Tại buổi giao lưu, diễn viên Nguyễn Đình Tú (vai Vừ trong phim “Lặng yên dưới vực sâu) cũng có mặt. Đình Tú kể: “Trời Hà Giang rét cắt da cắt thịt, mặc áo phao dày còn lạnh, nhưng khi chúng tôi ra diễn thì phải mặc áo rất mỏng. Tôi phải dùng tới 6-7 miếng dán giữ nhiệt quanh người mới đủ ấm”.

Khó khăn về thời thiết cũng chỉ là một trong những thử thách mà diễn viên phải vượt qua. Theo Tú, để có những cảnh quay chân thực, đạo diễn Đào Duy Phúc đã cho diễn viên gùi cỏ, cuốc xẻng với độ nặng giống như bà con người Mông vẫn gùi hàng ngày. Diễn viên Minh Phương (vai bà Máy) đã phải gùi một gùi nặng cỏ cao hơn đầu người, đi trên con đường mòn hiểm trở… Diễn viên Đình Tú tiết lộ thêm: “Những cảnh leo trèo, chạy nhảy trên con đường chênh vênh miệng vực, một bên là đá tai mèo sắc nhọn cũng khá thót tim. Tôi còn nhớ cảnh tập cưỡi ngựa, đầu đội mũ bảo hiểm, rồi gùi thật nặng, sau đó cả người đau ê ẩm hàng tuần trời”.


Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Nhà văn Đỗ Bích Thúy

Chia sẻ tại buổi giao lưu vừa diễn ra tại Hà Nội, nhà văn Đỗ Bích Thúy cho biết, khi nhận lời viết kịch bản cho 32 tập phim truyền hình “Lặng yên dưới vực sâu” chị đã suy nghĩ rất nhiều về những vấn đề và câu chuyện đặt ra trong phim. Nhiều câu chuyện, chi tiết được lấy ra từ trong truyện vừa đã công bố, nhưng khi viết kịch bản phim, để có thể kéo dài tới 32 tập chị cũng đã thêm vào đó rất nhiều câu chuyện, mở rộng không gian…

Khi viết xong 32 tập kịch bản, nhà văn Đỗ Bích Thúy thấy rằng, nếu vẫn để nguyên truyện vừa kia thì có thể nhiều độc giả khi xem phim và đọc sách sẽ có những thắc mắc. Vì vậy, nhà văn – nhà biên kịch Đỗ Bích Thúy đã quyết định viết thành cuốn tiểu thuyết “Lặng yên dưới vực sâu”.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Bìa cuốn tiểu thuyết "Lặng yên dưới vực sâu"

Cuốn tiểu thuyết, như vậy, được hình thành sau khi đã xong 32 tập kịch bản phim. Tuy nhiên, thời gian ê-kíp sản xuất bộ phim kéo dài khá lâu, do vậy, đến nay phim và sách cùng “song kiếm hợp bích”.

Theo đó, khán giả vừa theo dõi bộ phim được phát sóng vào 14h30 thứ 7 và chủ nhật hằng tuần, vừa có thể cầm trên tay tiểu thuyết “Lặng yên dưới vực sâu” vừa được xuất bản để đối sánh.

Đọc tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy, nhà văn - nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến cho rằng, “câu chuyện tình tay ba của các nhân vật đầy bi thảm nhưng rất đẹp. Đẹp như khúc tình ca Mông của những người con trai, con gái yêu nhau cùng hạnh phúc và bất hạnh. Đỗ Bích Thúy đã cho chúng ta những cảm giác trái ngược cùng bất ngờ của chữ nghĩa cuộn chảy trong tác phẩm”.


Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Nhà văn Đỗ Bích Thúy ký tặng sách độc giả


Tại buổi giao lưu, nhà văn Đỗ Bích Thúy cũng đã chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị liên quan đến tục “cướp vợ” của người Mông.

Trả lời câu hỏi giao lưu của một độc giả, Đỗ Bích Thúy cho rằng đúng ra nên gọi là tục bắt vợ. Đây là phong tục đẹp đã có từ lâu đời của người Mông. Tục này thường xảy ra khi chàng trai và cô gái yêu nhau, nhưng do gia đình của chàng trai nghèo quá nên không đáp ứng được những lễ thách cưới của nhà cô gái nên được sự thống nhất của hai gia đình, chàng trai hẹn cô gái đến một địa điểm rồi… bắt về làm vợ.

Nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết tiểu thuyết ngôn tình không?

Hai nhà thơ đọc trích đoạn tiểu thuyết


Một độc giả khác vốn chung thủy với dòng sách ngôn tình đi dự hội thách, thấy cuộc giao lưu lại có tiết mục đọc trích đoạn tiểu thuyết “Lặng yên dưới vực sâu” do nhà thơ Lữ Thị Mai và nhà thơ Nguyễn Quang Hưng đảm trách đã tâm sự, rất thích câu chuyện của tiểu thuyết này và dù chưa phải là fan của nhà văn Đỗ Bích Thúy nhưng sẽ đọc cuốn sách của chị.

Độc giả này cũng đặt câu hỏi, liệu sắp tới nhà văn Đỗ Bích Thúy có viết sách ngôn tình? Bất ngờ trước câu hỏi này, nhà văn của “Lặng yên dưới vực sâu” cho rằng, chị mơ ước có được những cuốn sách bán chạy nhưng thấy mình hợp với con đường văn chương đã chọn.

“Lặng yên dưới vực sâu” là tiểu thuyết thứ 5 và là cuốn sách thứ 17 của Đỗ Bích Thúy. Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến, tiểu thuyết là “một câu chuyện hấp dẫn, lạ lẫm, đầy hình ảnh về người Mông lạ kỳ, kiêu hãnh. Viết được như Đỗ Bích Thúy về dân tộc Mông giờ hiếm người theo kịp”.

Tin liên quan

Đọc thêm

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách Văn học

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

TTTĐ - Cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” nặng gần 3kg, in công phu với 500 trang và hàng nghìn hình ảnh lan hài do tác giả tự thực hiện.
Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura Văn học

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

TTTĐ - Ngày 29/3, đông đảo các thiếu nhi, phụ huynh và người yêu thích sách đến NXB Kim Đồng tham dự sự kiện “Cùng chơi với bé! - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura - Vui nhộn, đáng yêu và đầy bất ngờ!”. Tác giả Yuichi Kimura đã từ Nhật Bản quay trở lại Việt Nam lần thứ hai sau 10 năm để gặp gỡ các độc giả nhỏ tuổi của mình.
Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK" Văn học

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

TTTĐ - Tại “Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo” tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng từ ngày 21 - 28/3, với một chuỗi các hoạt động như trưng bày nghệ thuật, đọc sách sáng tạo, trò chuyện chuyên đề mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo" Văn học

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

TTTĐ - Trong "Trái tim của đảo", với góc nhìn và trái tim thơ trẻ, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã “hô biến” những hình ảnh, sự vật vốn dĩ đã trở nên quen thuộc qua những bài báo, phóng sự về biển đảo, thành những tứ thơ giàu sức gợi, vẽ nên bức tranh quần đảo Trường Sa dung dị mà thơ mộng, đầy màu sắc. Nhà thơ khéo léo đan cài cảm xúc cá nhân và tình yêu Tổ quốc, truyền tải tình yêu quê hương đất nước một cách tự nhiên, chân thành.
“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Văn học

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TTTĐ - Chọn đúng dịp 27/2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã chính thức tái bản cuốn tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Ngay sau khi phát hành lần đầu vào tháng 10/2024, tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả và bán hết 1.000 bản chỉ sau 5 ngày.
Xem thêm