Nhà thơ Phùng Hiệu ra mắt tập thơ “Biên bản thặng dư”
![]() |
Phùng Hiệu chia sẻ về tập thơ của anh
Bài liên quan
Thơ của Ngọc Lê Ninh liên tiếp được dịch đăng tại nước ngoài
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Trần Lê Khánh là một điều mới mẻ, một tinh thần khác"
Ra mắt tập di cảo – hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng
Những vần thơ Jeton Kelmendi qua bản dịch của nhà thơ Ngọc Lê Ninh
Nhà thơ Phùng Hiệu tên thật là Phùng Văn Hiệu, sinh năm 1976 tại TP Đà Nẵng. Anh lớn lên tại Phú Ngọc, Định Quán, Đồng Nai.
Hiện anh đang công tác tại Tạp chí Môi trường Đô thị Việt Nam, Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Bến Nghé (Hội Nhà văn TP HCM); Chủ biên trang Văn chương phương Nam – Diễn đàn của Hội Nhà văn TP HCM.
Chia sẻ trong buổi ra mắt tập thơ, nhà thơ Phùng Hiệu cho biết, tập thơ “Biên bản thặng dư” (NXB Hội Nhà văn vừa ấn hành) được anh sáng tác trong thời gian 5 năm.
Nếu ở các tập thơ trước, Phùng Hiệu chủ yếu viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương thì đến tập thơ thứ 5, anh hướng ngòi bút của mình về những người công nhân, những người lao động.
![]() |
"Biên bản thặng dư" là tập thơ thứ năm của Phùng Hiệu |
Ngoài làm báo, làm văn, nhà thơ Phùng Hiệu còn làm trong lĩnh vực xây dựng, trang trí nội thất. “Với đặc thù công việc như thế nên tôi có điều kiện đi đến các công trường, đi thực tế ở các nhà máy, xí nghiệp, các công ty. Nhờ đó, tôi nhìn thấy được những hoàn cảnh, số phận, những mảnh đời bất hạnh, những người công nhân lao động ngày đêm nhưng giá trị lao động không mang lại thành quả nào tương xứng cho họ. Thậm chí, có những đứa trẻ không được đến trường, lang thang ngoài vỉa hè với những nghề như đánh giày, bán vé số, bán kẹo,… Từ những hình ảnh đó, tôi tích lũy lại và chuyển hóa thành những bài thơ”, Phùng Hiệu chia sẻ.
Phùng Hiệu cũng cho rằng, khi viết về tình yêu đôi lứa hay tình yêu quê hương, đất nước thường dễ dàng hơn. Còn khi viết về những mảnh đời bất hạnh, những mảnh đời lao động cơ cực sẽ rất khô khan, thô ráp, để chuyển hóa thành thơ không dễ. Đó chính là lý do vì sao anh phải mất 5 năm để hoàn thành tập thơ này.
“Phùng Hiệu là người luôn đau đáu với thơ, rất đam mê và rất dễ xúc cảm. Sự xúc cảm của Phùng Hiệu có thể thấy rõ nhất là về những vấn đề nhân thế. Anh là một trong số ít những nhà thơ luôn dấn thân vào đời sống xã hội. Tính xã hội trong thơ Phùng Hiệu rất cao. Qua tất cả các bài thơ mà anh sáng tác, dấu ấn đời sống xã hội trong từng thời kỳ rất rõ. Anh từng có tập thơ Dấu chân biển cả, mang tính thời sự và tính chiến đấu rất cao”, nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM nhận định.
Còn nhà thơ Phạm Sỹ Sáu lại cho rằng, trong các bài thơ, Phùng Hiệu đã cài cắm những ý tưởng, trách nhiệm công dân của mình. Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TP HCM tỏ ra vui mừng vì thực tế trong số những người làm thơ trẻ, Phùng Hiệu là người có lẽ là duy nhất đặt vấn đề về trách nhiệm công dân của người làm thơ.
Theo ông, người làm thơ không chỉ ca tụng tình yêu, ca tụng đất nước mà còn phải nhìn thẳng vào cuộc sống để cảm nhận được nỗi lo của cuộc sống, thấy được dòng chảy đó đang diễn ra như thế nào.
Được biết, trước “Biên bản thặng dư”, Phùng Hiệu từng xuất bản 4 tập thơ, gồm: Tình không dám ngỏ, Thức giấc, Trong thế giới ngụy trang và Dấu chân biển cả.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc
