Tag

Nguyên nhân điểm chuẩn báo chí, truyền thông tăng cao

Giáo dục 31/08/2024 10:42
aa
TTTĐ - Số lượng nguyện vọng 1 tăng, chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm là một trong nhiều nguyên nhân khiến cuộc cạnh tranh vào các trường đại học top đầu năm nay vô cùng khốc liệt.
Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân Học viện Ngân hàng: Trường đại học đầu tiên công bố điểm trúng tuyển 2024 Điểm chuẩn Học viện Nông nghiệp Việt Nam: cao nhất là 25,25 điểm

Điểm chuẩn ngành báo chí năm nay tăng vọt khiến thí sinh, phụ huynh không khỏi ngỡ ngàng…

Điểm chuẩn cao kịch trần

Trong mùa tuyển sinh năm 2024, điểm chuẩn ngành Báo chí, Truyền thông của một số trường cao chót vót, gần chạm ngưỡng tuyệt đối.

Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, hầu hết các ngành của trường ở khối C00 đều lấy trên 27 điểm, tức trên 9 điểm/môn mới trúng tuyển.

Nguyên nhân điểm chuẩn báo chí, truyền thông tăng cao
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Trong đó, ngành có điểm chuẩn cao nhất là Quan hệ công chúng khối C00 (Văn, Sử, Địa), với 29,1 điểm, trung bình 9,7 điểm/môn mới đỗ. Đây cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất năm 2023 (28,78 ở khối C00).

Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng công bố điểm chuẩn cho 32 ngành, chuyên ngành đào tạo ở 3 phương thức: Xét bằng điểm thi tốt nghiệp, xét học bạ, xét tuyển kết hợp (điểm SAT, IELTS hoặc tương đương).

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có hai thang điểm chuẩn 30 và 40. Ở thang điểm 30, ngành truyền thông đa phương tiện lấy cao nhất với 28,25 ở tổ hợp C15 (Ngữ Văn, Toán học và Khoa học xã hội), trung bình 9,41 điểm/môn mới đỗ.

Còn tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội, điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT dao động từ 22,85 - 28,9 điểm. Trong đó, ngành Báo chí đứng đầu với điểm chuẩn là 28,9 điểm (tổ hợp C00).

Điểm chuẩn tăng cao ở khối ngành này khiến nhiều thí sinh, phụ huynh không khỏi ngỡ ngàng. Định hướng cho con làm trong lĩnh vực báo chí, truyền thông nên chị Nguyễn Thị Quỳnh Hương đã “nhắm” đến ngành Báo chí, xét tuyển khối D01.

“Con học rất chăm chỉ, điểm thi tốt nghiệp cũng không phải quá thấp. Mình cứ đinh ninh con chắc suất vào trường nhưng khi biết điểm chuẩn thì cả nhà đều ngỡ ngàng, choáng váng”, chị Hương chia sẻ.

Đó cũng là tâm lý chung của nhiều thí sinh, phụ huynh khi biết điểm chuẩn ngành này. Chị Hoàng Thị Thuý Lan chia sẻ: “Nhiều năm nay, điểm chuẩn ngành báo chí đều tăng cao nhưng có lẽ năm nay là cao nhất. Tôi cũng thích ngành này và hướng con theo học. Tuy nhiên, với tình hình điểm chuẩn cao như này, tôi sợ năm tới con mình không đủ lực”.

Điểm tất cả các ngành đều tăng

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số lượng thí sinh đăng kí thi khối C tăng khoảng 20.000 so với năm 2023. Điểm trung bình ba môn thi của năm 2023 là 18,97 điểm đã tăng 1,98 điểm lên 20,95 điểm năm 2024.

Nguyên nhân điểm chuẩn báo chí, truyền thông tăng cao
Nhu cầu xã hội với ngành báo chí truyền thông tương đối lớn là một trong những nguyên nhân khiến điểm chuẩn ngành này tăng vọt

Nếu xét ở mức điểm giỏi và xuất sắc, số lượng thí sinh còn tăng nhiều hơn. Ở mức điểm 24, năm 2023 có 33.459 thí sinh, năm 2024 tăng lên gấp đôi.

Bên cạnh đó, số lượng thí sinh đạt điểm xuất sắc cũng tăng ở mức "kinh hoàng". Nếu năm 2023 có 6.041 thí sinh đạt điểm ở mức 27 thì năm 2024 số lượng thí sinh đạt mức điểm này tăng gấp 4 lần.

Số lượng thí sinh đạt 28 điểm tăng gấp 6 lần năm 2023, 29 điểm tăng hơn 10 lần. Số lượng thí sinh từ trên 29 điểm đến 30 điểm năm 2024 tăng hơn 54 lần năm 2023.

Chia sẻ với báo chí về bức tranh điểm chuẩn đại học năm nay, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, năm 2024, nhìn chung các ngành đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội đều tăng so với năm 2023.

Trong đó, các ngành về sư phạm và khối xã hội như báo chí, truyền thông thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn có mức tăng cao hơn hẳn so với các ngành khác.

Đối với ngành báo chí, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, năm nay số lượng thí sinh đăng ký ngành này cao vượt bậc so với những năm trước. Nguyên nhân do những năm gần đây nhu cầu xã hội với ngành báo chí truyền thông tương đối lớn, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm, không chỉ làm việc tại các cơ quan báo chí, mà còn có thể tự hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.

Bên cạnh đó, theo quy định, hiện nay chỉ các trường trong hệ thống công lập mới được đào tạo ngành báo chí, chỉ tiêu của các trường có thay đổi qua các năm nhưng không có sự thay đổi quá lớn. Số lượng thí sinh đăng ký lại rất đông cũng là nguyên nhân khiến mức độ cạnh tranh lớn hơn, điểm chuẩn cao hơn.

Nói về nguyên nhân điểm chuẩn ngành báo chí tăng cao, thầy Phan Kiền - Viện trưởng Viện đào tạo báo chí, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng có 3 nguyên nhân.

Thứ nhất, phổ điểm tốt nghiệp THPT những năm gần đây liên tục tăng, vì vậy điểm chuẩn của tất cả các ngành đều tăng chứ không chỉ báo chí. Bên cạnh đó, những năm gần đây, nhu cầu xã hội đối với ngành báo chí, truyền thông tăng cao dẫn đến nhu cầu học báo chí truyền thông lớn. Vì vậy điểm chuẩn vào ngành này cao là điều dễ hiểu.

Thầy Kiền cũng cho rằng, hiện nay, xét tuyển điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ là một trong nhiều phương thức tuyển sinh vào các trường đại học. Với chỉ tiêu tương đối giới hạn, các đơn vị đào tạo phải phân đều cho các phương thức.

Vì thế, phương thức xét tuyển bằng điểm THPT sẽ chỉ còn một lượng chỉ tiêu không nhiều. Sự cạnh tranh lớn hơn so với thời kỳ chỉ dùng một phương thức duy nhất là xét điểm tốt nghiệp THPT.

Đọc thêm

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Xem thêm