Người nhà đựng axit trong chai nước muối sinh lý, em bé bị bỏng nặng
![]() |
ThS.BS Nguyễn Nhật Linh thăm khám cho bệnh nhân.
Bài liên quan
Nước muối sinh lý, oxy già, dung dịch cồn... bị Bộ Y tế siết chặt
Đình chỉ lưu hành, thu hồi muối sinh lý đa năng của Công ty TNHH Vinamask
Thu hồi nước muối sinh lý SAT BB do không đạt chuẩn
Kinh hoàng sản xuất nước muối sinh lý bằng công nghệ... thủ công
Dung dịch đựng axit tẩy nốt ruồi có hình dáng y hệt chai nước muối sinh lý
Theo lời kể của mẹ bé, gia đình vẫn thường xuyên vệ sinh mũi họng cho con bằng nước muối sinh lý (dung dịch natri chloride 0,9%) đựng trong lọ nhỏ.
Khi được 4 tháng tuổi, bé được đưa về nhà bà ngoại chơi, mẹ bé lấy lọ thuốc nước muối sinh lý còn nguyên nhãn mác để nhỏ cho con để chữa sổ mũi. Tuy nhiên, dung dịch bên trong không phải là nước muối sinh lý mà là axit chloaxetic 80% thường để tẩy nốt ruồi.
“Khi nhỏ thuốc vào mũi cho cháu thấy có khói trắng mỏng bốc lên từ mũi, con khóc thét. Gia đình hốt hoảng không hiểu tại sao, hỏi ra mới biết dì cháu mua axit về dùng nhưng lại đổ sang lọ nước muối sinh lý nhỏ mũi (còn nguyên nhãn mác) cho dễ sử dụng và để luôn vào tủ thuốc của gia đình mà không hề có cảnh báo gì...”- người mẹ trẻ nhớ lại.
Quá hoảng sợ mà không kịp sơ cứu gì, gia đình đã đưa con vào BV ở địa phương rồi được chuyển lên Viện Bỏng Quốc gia điều trị trong tình trạng niêm mạc mũi họng phù nề, tổn thương hoại tử trắng, sung huyết, tiết dịch mạnh. Vùng má phải có hai vết bỏng do axit (theo hình nước chảy) xuống vùng dưới cằm cổ, hoại tử da độ II, III..
Sau một thời gian điều trị ổn định, gần đây thấy con cứ có biểu hiện khó thở, phải thở bằng miệng, ăn uống khó khăn nên gia đình đưa trẻ đến BV Tai Mũi Họng Trung ương thăm khám. Lúc này bé đã được 2 tuổi.
ThS.BS Nguyễn Nhật Linh – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, BV Tai Mũi Họng Trung ương cho biết, lúc vào viện, tiền đình mũi trái của trẻ bị hẹp, hốc mũi phù nề nên khó quan sát, việc thở bằng mũi bên trái khó khăn. Trên má cháu bé có 2 vết sẹo to và khá dài do axit chảy xuống.
Với trường hợp trẻ nhỏ thế này, BS Linh cho hay, chưa thể đánh giá được chức năng ngửi nhưng cũng không quá đáng ngại vì ít bị ảnh hưởng, trẻ vẫn có khả năng ngửi được.
Các bác sĩ đã hội chẩn cùng đoàn chuyên gia nước ngoài (hiện đang có chương trình khám, tư vấn, phẫu thuật cho bệnh nhân tại BV Tai Mũi Họng Trung ương), và chẩn đoán trẻ bị sẹo hẹp tiền đình mũi trái sau khi bỏng axit. Từ đó, các bác sĩ đi đến quyết định tiến hành phẫu thuật chỉnh hình sẹo hẹp mũi trái cho trẻ.
"Các chuyên gia đã tiến hành nội soi tách dính cuốn dưới và vách ngăn 2 bên, rạch phần sẹo cửa mũi trái, mở rộng cửa mũi. Tiếp đó, đặt ống nong bằng silicon vào hốc mũi 2 bên cho trẻ trong vòng một tháng. Đây là một trường hợp tương đối phức tạp vì nguy cơ sẹo hẹp tiền đình mũi có tỉ lệ tái phát rất cao. Các nghiên cứu ở nước ngoài cũng cho thấy rõ điều này"- chuyên gia phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho hay.
Do đó, các bác sĩ đã phải tiêm thuốc chống sẹo lồi cho trẻ trong quá trình phẫu thuật. Và sau phẫu thuật, trẻ tiếp tục được tiêm định kỳ thuốc chống sẹo lồi mỗi tháng một lần trong vòng 6 tháng. Đồng thời, các bác sĩ sẽ theo dõi, xem xét mức độ tiến triển của bệnh nhi để có kế hoạch điều trị tiếp theo đạt hiệu quả như mong muốn.
Cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ
Không ít những vụ việc bà mẹ nhỏ nhầm nước muối sinh lý nhỏ mắt, nhỏ mũi cho con để lại hậu quả nghiêm trọng. Một số trường hợp trẻ ngộ độc do uống nhầm hóa chất đựng vào các chai nước lọc, nước ngọt hoặc cha mẹ nhỏ nhầm axit, cồn 90 độ vào mũi, miệng trẻ... trong đó không ít ca rơi vào tình trạng cấp cứu nguy kịch tính mạng.
Mặc dù đã liên tục cảnh báo rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng nhiều BV liên tục phải tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi bị các sự cố do sơ suất trong gia đình như: bị nhỏ nhầm cồn vào mũi, uống nhầm dầu máy khâu, dầu hỏa... do đựng vào chai trà xanh, Lavie, C2…
Do đó, các bác sĩ đưa ra khuyến cáo phụ huynh nên hết sức chú ý khi vệ sinh mũi cho con vì chai nước muối sinh lý hay chai cồn rất giống nhau về hình thức và kích cỡ. Nếu chẳng may có sơ suất, nhầm lẫn thì gia đình nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử trí cấp cứu đúng phương pháp. Tuyệt đối, phụ huynh không tự ý xử trí tại gia vì việc xử trí không đúng sẽ dẫn đến việc hóa chất ngấm vào cơ thể nhanh hơn hoặc gây những biến chứng nguy hiểm.
Với trường hợp bỏng axit như cháu bé này là do không được sở cứu ban đầu nên tổn thương khá sâu và phức tạp.
BS Linh tư vấn, cha mẹ cần bình tĩnh, có thể sơ cứu ban đầu bằng cách làm loãng axit tại vị trí tổn thương đó đi bằng cách dùng đúng loại nước muối sinh lý để nhỏ vào mũi cho trẻ. Ngoài ra còn có nước vôi loãng cũng giúp trung hòa axit, hạn chế tổn thương do axit gây ra.
Người lớn khi sang, chiết các dung dịch dùng ngoài phải dán nhãn mác cẩn thận cần để riêng biệt, xa tầm với của mọi người, nhất là trẻ em, tuyệt đối không để chung các loại hóa chất trong tủ thuốc gia đình hoặc ở vị trí dễ lấy do tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cao.
Ngoài ra, để tránh nhầm lẫn, phụ huynh chú ý không nên để thuốc, hoá chất gần thức ăn, thức uống; không cất giữ hóa chất nếu không cần đến; nhất là không nên nói dối với trẻ thuốc là kẹo, vì sau này trẻ nghĩ các loại thuốc là kẹo, có thể ăn và bị ngộ độc; Tránh cất giữ các loại hóa chất, nước tẩy rửa gia dụng trong các vỏ chai vốn đựng nước uống, nước ngọt khiến trẻ nhầm tưởng là nước uống được....
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

65 cơ sở y tế cấp Giấy khám sức khỏe lái xe liên thông

Khởi tạo bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo tiêu chuẩn quốc tế

Phòng khám thẩm mỹ The Pyo cùng phụ nữ Việt gìn giữ nét xuân

Chuyển đơn tố cáo hot TikToker Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng
