Tag

Người dùng sử dụng các thiết bị chưa đăng ký sẽ tăng rủi ro khi làm việc kết hợp

Công nghệ số 29/11/2022 14:35
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh mô hình làm việc kết hợp cho phép nhân viên làm việc từ mọi nơi và đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục cho doanh nghiệp, việc nhân viên sử dụng các thiết bị chưa đăng ký để truy cập các nền tảng công việc đang đặt ra thêm những thách thức bảo mật mới cho các tổ chức tại Việt Nam, theo một nghiên cứu mới của Cisco.
Cisco: Các doanh nghiệp cần tăng cường đảm bảo an ninh mạng Cisco đứng thứ Nhất bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam Cisco công bố các sáng kiến thúc đẩy chiến lược đám mây bảo mật mới Cisco cung cấp hệ thống mạng đơn giản và thông minh

Hơn 9/10 (96%) người được hỏi tại Việt Nam cho biết người lao động đang sử dụng các thiết bị chưa đăng ký để đăng nhập vào các nền tảng công việc. Khoảng 72% nói rằng nhân viên của họ dành hơn 10% thời gian trong ngày để làm việc từ các thiết bị chưa đăng ký này.

Rủi ro liên quan đến việc sử dụng các thiết bị chưa đăng ký đã được các nhà lãnh đạo bảo mật nhận ra với 93% số người được hỏi ở Việt Nam cho biết việc đăng nhập từ xa để làm việc kết hợp đã làm tăng khả năng xảy ra sự cố an ninh mạng.

Kịch bản này còn trở nên phức tạp hơn khi nhân viên truy cập vào công việc từ nhiều mạng khác nhau, bao gồm mạng tại nhà, quán cà phê và thậm chí cả siêu thị. Khoảng 91% số người được hỏi tại Việt Nam cho biết nhân viên của họ sử dụng ít nhất hai mạng để đăng nhập vào công việc và 28% cho biết nhân viên sử dụng nhiều hơn năm mạng.

Người dùng sử dụng các thiết bị chưa đăng ký sẽ tăng rủi ro khi làm việc kết hợp

Báo cáo với tiêu đề "Vị trí của tôi, Thiết bị của tôi (My Location, My Device): Thách thức an ninh mạng mới đối với mô hình làm việc kết hợp" đã khảo sát 6.700 chuyên gia bảo mật từ 27 quốc gia, trong đó có 150 chuyên gia bảo mật đến từ Việt Nam. Báo cáo đã nêu bật mối quan tâm của các chuyên gia bảo mật xoay quanh việc sử dụng các thiết bị chưa đăng ký và mạng không bảo mật để truy cập các nền tảng công việc và những rủi ro liên quan đến các hành vi đó.

"Khi phương thức làm việc kết hợp đang dần trở thành tiêu chuẩn, các công ty đang trao quyền cho người lao động làm việc từ bất cứ nơi đâu. Mặc dù điều này mang lại nhiều lợi ích, song cũng mở ra những thách thức mới, đặc biệt là trên mặt trận an ninh mạng, vì giờ đây tin tặc có thể nhắm mục tiêu vào nhân viên, vượt khỏi phạm vi mạng doanh nghiệp truyền thống. Để mô hình làm việc kết hợp thực sự thành công trong dài hạn, các tổ chức cần bảo vệ doanh nghiệp của họ bằng khả năng phục hồi bảo mật.

Điều này bao gồm thiết lập khả năng hiển thị mạng, người dùng, thiết bị đầu cuối và ứng dụng của họ nhằm thu thập những hiểu biết về hành vi truy cập, tận dụng những thông tin chi tiết này để phát hiện các mối đe dọa và khai thác thông tin tình báo về mối đe dọa để phản ứng chống lại chúng tại chỗ hoặc trên đám mây”, ông Juan Huat Koo, Giám đốc An ninh mạng, Cisco khu vực ASEAN cho biết.

Việc sử dụng các thiết bị chưa đăng ký đang đặt ra thêm thách thức mới cho các chuyên gia bảo mật khi họ vẫn phải giải quyết các vấn đề phức tạp của các mối đe dọa hiện tại. Hơn 7 trong số 10 người được hỏi tại Việt Nam cho biết họ đã gặp sự cố an ninh mạng trong 12 tháng qua. Ba loại hình tấn công mà họ gặp phải nhiều nhất là phần mềm độc hại, rò rỉ dữ liệu và lừa đảo.

Trong số những đơn vị gặp phải sự cố, 73% cho biết họ đã bị thiệt hại ít nhất 100.000 USD và 34% cho biết họ tổn thất ít nhất 500.000 USD.

Báo cáo cũng tiết lộ 92% các nhà lãnh đạo an ninh tại Việt Nam cho rằng các sự cố an ninh mạng có khả năng làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của họ trong 12-24 tháng tới. Mặt tích cực là họ đang chuẩn bị để bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa bên trong và bên ngoài.

Với những thách thức đã được nhận diện rõ ràng, 93% các nhà lãnh đạo an ninh tại Việt Nam kỳ vọng tổ chức của họ sẽ tăng ngân sách an ninh mạng hơn 10% trong năm tới và hầu hết (99%) kỳ vọng sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT trong 12-24 tháng tới.

Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tống Giám đốc Cisco Việt Nam chia sẻ: “Khi các kết nối giữa con người, thiết bị và dữ liệu tăng theo cấp số nhân trong thế giới làm việc kết hợp, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là chuyển từ bảo mật độc lập sang khả năng phục hồi bảo mật, xem xét khả năng phát hiện, phản hồi và khôi phục trên một nền tảng tích hợp duy nhất.

Có thể ví an ninh bảo mật như một môn thể thao đồng đội, các doanh nghiệp cần đào tạo lực lượng lao động về các phương pháp bảo mật tốt nhất, sau đó sử dụng công nghệ như tai mắt của mạng để giám sát, thực hiện hành động phù hợp ở những nơi quan trọng nhất và tự động hóa phản ứng đó để có thể trỗi dậy mạnh mẽ hơn trước các mối đe dọa”.

Đọc thêm

"Diễn đàn khoa học công nghệ mở" trên iHanoi chuẩn bị vận hành Công nghệ số

"Diễn đàn khoa học công nghệ mở" trên iHanoi chuẩn bị vận hành

TTTĐ - “Diễn đàn Khoa học công nghệ mở” sẽ chính thức khai trương và đi vào vận hành nhân dịp kỷ niệm Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới (21/4).
Đưa Việt Nam tham gia đường đua khai phá nền kinh tế số nghìn tỷ đô của khu vực Công nghệ số

Đưa Việt Nam tham gia đường đua khai phá nền kinh tế số nghìn tỷ đô của khu vực

TTTĐ - Nền kinh tế số Đông Nam Á đang tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ qua từng năm nhờ tốc độ chuyển đổi số cao và sự đầu tư hậu thuẫn từ các chính phủ.
Chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa Công nghệ số

Chuyển đổi số quốc gia, đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc hàng hóa

TTTĐ - Ngày 15/4, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia”.
Giải pháp số chặn nguồn sống của tội phạm lừa đảo Công nghệ số

Giải pháp số chặn nguồn sống của tội phạm lừa đảo

TTTĐ - Ngày 15/4, Hội nghị Thượng đỉnh Số GSMA được tổ chức tại Hà Nội, quy tụ các nhà lãnh đạo từ Chính phủ Việt Nam, ngành công nghệ và các tổ chức quốc tế, cùng thảo luận về tương lai số của Việt Nam.
Lắng nghe góp ý của các Tổng Lãnh sự để thu hút đầu tư Chuyển đổi số

Lắng nghe góp ý của các Tổng Lãnh sự để thu hút đầu tư

TTTĐ - Chiều 14/4, tại Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, Sở Ngoại vụ và Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với đoàn công tác gồm 3 Tổng Lãnh sự: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhằm trao đổi các định hướng hợp tác, góp phần thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.
Nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho thanh niên Công nghệ số

Nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho thanh niên

TTTĐ - Thành đoàn Quảng Ngãi vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng số trên không gian mạng cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên thành phố năm 2025.
MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng Công nghệ số

MobiFone eContract - số hóa quy trình ký kết, lưu trữ hợp đồng

TTTĐ - MobiFone eContract ứng dụng công nghệ hiện đại, mang đến giải pháp ký kết hợp đồng điện tử nhanh chóng, bảo mật, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành.
Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số" Công nghệ số

Quận Gò Vấp ra mắt ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số"

TTTĐ - Được UBND quận Gò Vấp tổ chức ra mắt sáng 11/4, những tiện ích của ứng dụng "Quản lý điều hành khu phố số" chắc chắn sẽ giúp công tác quản lý và điều hành tốt hơn trong thời gian tới.
Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á Công nghệ số

Tỉ lệ ứng dụng AI của nhà bán hàng trực tuyến Việt Nam thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á

TTTĐ - Ngày 9/4, Lazada, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu Đông Nam Á, chính thức công bố Báo cáo Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á.
Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới Công nghệ số

Hiệp hội Di động Toàn cầu và Hội Truyền thông số Việt Nam công bố dự án hợp tác mới

TTTĐ - Ngày 9/4, Hiệp hội Di động Toàn cầu (GSMA) và Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) công bố dự án hợp tác mới nhằm tăng cường phối hợp, thúc đẩy hệ sinh thái di động và truyền thông số tại Việt Nam. Quan hệ đối tác này mang ý nghĩa toàn cầu trong việc đưa nền kinh tế công nghệ đang phát triển mạnh mẽ của Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Xem thêm