Tag

Người dân thuận tiện khi thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên VNeID

Công nghệ số 10/09/2024 15:42
aa
TTTĐ - Người dân có thể lựa chọn đa dạng các hình thức thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ứng dụng VNeID...
Doanh nghiệp cần ưu đãi thanh toán quốc tế để tăng tốc kinh doanh Tối đa hóa lợi ích của thanh toán không tiếp xúc cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam VPBank: Ngân hàng thanh toán trực tuyến tốt nhất Việt Nam năm 2024

Cổng dịch vụ công Quốc gia và ứng dụng VNeID (Bộ Công an xây dựng và quản lý) là hai kênh thanh toán dịch vụ công trực tuyến được Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tích cực triển khai nhằm đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công cấp độ 4 cho người dân.

Với tiện ích này, người dân sẽ lựa chọn các hình thức thanh toán như thẻ nội địa NAPAS, tài khoản thanh toán mở tại các ngân hàng và mã VietQR để thanh toán phí/lệ phí dịch vụ công trực tuyến qua ứng dụng VNeID.

Triển khai thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, NAPAS đã hoàn thành kết nối hạ tầng thanh toán trực tuyến tới 63 địa phương, 21 đơn vị là các bộ, cục, cơ quan cung cấp dịch vụ công, người dân có thể thanh toán trực tuyến các dịch vụ bao gồm: Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; nộp thuế, lệ phí trước bạ về đất đai, tài sản; nộp phạt xử lý vi phạm hành chính/giao thông; nộp tạm ứng án phí và thanh toán phí, lệ phí thủ tục hành chính; khai và nộp thuế cá nhân.

Người dân thuận tiện khi thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên VNeID
Ảnh minh họa.

Thời gian tới, phương thức thanh toán thông qua tài khoản mobile money sẽ được NAPAS tiếp tục triển khai nhằm gia tăng sự tiện ích, đơn giản, nhanh chóng trong thanh toán dịch vụ công trực tuyến thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Đáng chú ý, thói quen thanh toán dịch vụ công trực tuyến của người dân hiện nay đang ngày càng tăng lên. Cụ thể, trong năm 2023, giao dịch thanh toán trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia được xử lý qua NAPAS đã tăng lên 540% về số lượng giao dịch và 149% về giá trị giao dịch so với năm 2022.

Đối với kênh thanh toán trên ứng dụng VNeID, NAPAS đang tiếp tục phối hợp với Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, C06, Bộ Công An và các đơn vị liên quan triển khai thanh toán trực tuyến phí/lệ phí đối với các dịch vụ công.

Theo đó, vừa qua, dịch vụ thanh toán trực tuyến phí/lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp đã được Bộ Công an thí điểm triển khai cho người dân tại thành phố Hà Nội, TP HCM và Huế; thanh toán lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú đã được thí điểm tại TP HCM và Hà Nam; liên kết tài khoản hưởng an sinh xã hội với tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản Mobile Money của người dân.

Với dịch vụ này, người dân có thể lựa chọn hình thức thanh toán bằng thẻ NAPAS của 44 ngân hàng/công ty tài chính, thanh toán qua tài khoản của 7 ngân hàng hoặc thanh toán bằng mã VietQR qua ứng dụng của 37 ngân hàng.

Theo đại diện NAPAS, việc hợp tác với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an và các đơn vị liên quan trong triển khai hạ tầng thanh toán đối với các dịch vụ công trực tuyến thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và ứng dụng VNeID là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công ty trong vai trò đơn vị xây dựng và vận hành hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử cho hệ thống thanh toán quốc gia.

Sự sẵn sàng về nguồn lực và mạng lưới hạ tầng thanh toán kết nối giữa NAPAS và các ngân hàng, tổ chức tài chính đã giúp nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh quá trình triển khai cung cấp cho người dân, doanh nghiệp các phương thức thanh toán hiện đại, nhanh chóng và an toàn trong thanh toán dịch vụ công trực tuyến.

Đại diện NAPAS hy vọng kết quả triển khai đạt được sẽ là tiền đề và tạo động lực để công ty và các cơ quan quản lý tiếp tục mở rộng phương thức thanh toán trực tuyến cho nhiều dịch vụ công khác trong tương lai, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số quốc gia và phát triển nền kinh tế số, xã hội số, công dân số theo chủ trương của Chính phủ.

Các bước hướng dẫn thanh toán dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID

Lưu ý: Để thực hiện việc thanh toán phí/ lệ phí cho các dịch vụ công trực tuyến qua ứng dụng VNeID thì tài khoản VNeID của công dân cần thỏa mãn yêu cầu định danh cấp 2.

Bước 1: Công dân đăng nhập vào ứng dụng VneID

Bước 2: Công dân thực hiện chọn dịch vụ thủ tục hành chính “Cấp phiếu lý lịch tư pháp”/“Đăng ký tạm trú”/“Đăng ký thường trú” và kê khai hồ sơ dịch vụ công theo các thông tin yêu cầu trong hồ sơ.

Bước 3: Công dân thực hiện Xác nhận thông tin hồ sơ và xác nhận thông tin chia sẻ

Bước 4: Công dân thực hiện thanh toán phí hồ sơ qua cổng thanh toán điện tử Napas

Công dân có thể lựa chọn thanh toán thông qua các cách như quét mã VietQR/ thanh toán bằng thẻ nội địa NAPAS/ thanh toán bằng tài khoản ngân hàng

Bước 5: Trang thanh toán của NAPAS trả kết quả thanh toán và chuyển công dân về trang ứng dụng của VneID.

Bước 6: Sau khi tạo yêu cầu và thanh toán thành công, hồ sơ của công dân được tiếp nhận và xử lý theo quy trình tiếp theo của VneID. Ngoài ra, công dân có thể thực hiện tra cứu trạng thái, kết quả trong quá trình giải quyết hồ sơ.

Đình Phong

Đọc thêm

Visa đồng hành tài trợ lễ hội game HoYo FEST 2025 trên toàn khu vực Đông Nam Á Công nghệ số

Visa đồng hành tài trợ lễ hội game HoYo FEST 2025 trên toàn khu vực Đông Nam Á

TTTĐ - Visa (NYSE: V), công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, chính thức công bố lần đầu tiên đồng hành tài trợ cùng HoYo FEST 2025, đánh dấu mốc quan trọng của sự kiện tại Đông Nam Á.
Sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho người dân Công nghệ số

Sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho người dân

Chiều 30/6, lần thứ 4 trong hơn 1 tuần qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì họp rà soát tiến độ và kết quả triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số liên thông, đồng bộ để chuẩn bị thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp xuyên suốt, hiệu quả, không gián đoạn từ ngày 1/7/2025.
Tập huấn chuyển đổi số, ứng dụng AI cho cán bộ ngành Tòa án Công nghệ số

Tập huấn chuyển đổi số, ứng dụng AI cho cán bộ ngành Tòa án

TTTĐ - Ngày 28/6, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo ABAII phối hợp cùng Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức chương trình tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tại tòa án” cho hơn 1.000 Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Hòa giải viên TAND TP Hồ Chí Minh nhằm từng bước nâng cao hiệu quả xử lý nghiệp vụ và đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Tư pháp.
Đà Nẵng: Vận hành chính quyền số hiệu quả phục vụ người dân Chuyển đổi số

Đà Nẵng: Vận hành chính quyền số hiệu quả phục vụ người dân

TTTĐ - Để quy trình thử nghiệm được vận hành thông suốt, giải pháp công nghệ thông tin được đẩy mạnh ứng dụng tại các phường, xã mới. Thủ tục hành chính công cũng được giải quyết nhanh chóng, thuận lợi hơn cho người dân.
Chuyển đổi số - đòn bẩy chiến lược trong quản lý rác thải Công nghệ số

Chuyển đổi số - đòn bẩy chiến lược trong quản lý rác thải

TTTĐ - Đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ hơn 7.000 tấn rác thải sinh hoạt mỗi ngày, trong khi phương pháp quản lý rác thải truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế, chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ được xem là giải pháp chiến lược để thành phố Hà Nội đạt mục tiêu trở thành đô thị xanh – thông minh.
Dấu ấn chuyển đổi số tại các kỳ họp thử nghiệm ở Hồng Vân Công nghệ số

Dấu ấn chuyển đổi số tại các kỳ họp thử nghiệm ở Hồng Vân

TTTĐ - Các Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ, Kỳ họp HĐND và Hội nghị thành viên UBND xã Hồng Vân (Hà Nội) diễn ra sáng nay đều nhanh, gọn nhờ ứng dụng chuyển đổi số.
Bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong chính quyền 2 cấp Công nghệ số

Bảo đảm vận hành thông suốt hệ thống thông tin trong chính quyền 2 cấp

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh không được để gián đoạn hoạt động cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trước và sau thời điểm tổ chức lại bộ máy.
Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ Công nghệ số

Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ

TTTĐ - Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.
Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả Tiêu điểm

Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

TTTĐ - Ngày 19/6, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kế hoạch thể hiện tinh thần hành động khẩn trương, quyết liệt, với lộ trình hai giai đoạn rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm phân công tới từng cấp, từng ngành.
Đột phá phát triển khoa học công nghệ trong giáo dục đại học Công nghệ số

Đột phá phát triển khoa học công nghệ trong giáo dục đại học

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các cơ sở giáo dục đại học đang tích cực chuyển mình từ tư duy đến những giải pháp cụ thể trong từng hành động chiến lược.
Xem thêm