Tag

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô 03/01/2018 16:42
aa
TTTĐ- Lấy Sài Gòn-Gia Định làm “Khu trọng điểm” thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng, gồm đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền là một trong những điểm mới và độc đáo của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam năm 1968 của Đảng ta.

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Chấp hành chủ trương của Trung ương Đảng về một quyết định táo bạo để giành thắng lợi quyết định, ngày 25/10/1967, Trung ương Cục miền Nam ra "Nghị quyết Quang Trung", tổ chức lại chiến trường, lấy miền Đông Nam Bộ và Sài Gòn-Gia Định làm khu trọng điểm, thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng, bao gồm đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Khu trọng điểm gồm Sài Gòn-Gia Định và một phần đất của các tỉnh Đông Nam Bộ tiếp giáp với Sài Gòn như Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Biên Hoà, Tây Ninh, chia thành 6 phân khu, trong đó có 5 phân khu hình thành 5 hướng tấn công và 1 phân khu đảm nhiệm nội đô.

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Nét mới trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng miền Nam

Trung tướng Hoàng Văn Thái (Phó Bí thư Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân ủy Miền, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam) cùng với lãnh đạo Trung ương Cục và Quân ủy Miền tổ chức chỉ huy các hoạt động chuẩn bị và thực hiện tổng công kích-tổng khởi nghĩa.

Khu trọng điểm tổ chức Đảng ủy tiền phương (gồm Phó Bí thư Trung ương Cục Nguyễn Văn Linh - Bí thư Khu ủy, Phó Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt phụ trách nổi dậy, Phó Tư lệnh Miền Trần Văn Trà phụ trách quân sự), đồng thời tổ chức hai Bộ chỉ huy tiền phương: Bộ chỉ huy tiền phương Bắc (Tiền phương 1 gồm các đồng chí Trần Văn Trà, Mai Chí Thọ, Lê Đức Anh, phụ trách các mũi phía đông, phía bắc và lực lượng chủ lực), Bộ chỉ huy tiền phương Nam (Tiền phương 2 gồm các đồng chí Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, phụ trách các mũi phía tây, phía nam và các lực lượng nội thành).

Khối chủ lực Miền có nhiệm vụ chặn đánh lực lượng quân Mỹ và quân Sài Gòn không cho địch về ứng cứu cho nội thành.

Sách “Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975”, tập V (Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968) cho biết: Sư đoàn 9 đánh chiếm Chi khu Thủ Đức, Liên trường võ khoa Thủ Đức, Trung tâm huấn luyện Quang Trung. Sư đoàn 5 (thiếu) đánh chiếm sân bay Biên Hòa, kho Long Bình, Bộ Tư lệnh Quân đoàn III ngụy, Bộ Tư lệnh dã chiến 2 Mỹ.

Sư đoàn 7 (thiếu) diệt một bộ phận Sư đoàn 1 Mỹ và Sư đoàn 5 ngụy ở Bến Cát-Phú Giáo, ngăn chặn không cho Trung đoàn kỵ binh thiết giáp 11 Mỹ về Sài Gòn.

Trung đoàn 88 đứng chân ở Trung An, Bình Mỹ giữ địa bàn phía sau cho Phân khu 1 và Phân khu 5. Trung đoàn 96 pháo ĐKB kiềm chế Lai Khê, Phú Lợi.

Trung đoàn 208 (thiếu) pháo ĐKB cơ động kiềm chế Đồng Dù. Đặc khu Rừng Sác xây dựng Đoàn đặc công cấp trung đoàn (Đoàn 10) làm nhiệm vụ chủ yếu là chặn sông Lòng Tàu, đánh phá quân cảng, kho tàng, diệt đồn bót địch, hỗ trợ cho nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.

Ngoài các lực lượng nói trên, còn có các đội vũ trang của Thành đoàn, Hoa vận, phụ vận, công vận, an ninh, tuyên huấn…

Riêng lực lượng Thành đoàn chia làm ba bộ phận, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự phân khu 6 (bộ phận 1 làm chức năng quân sự như biệt động; bộ phận 2 làm chức năng vũ trang tuyên truyền; bộ phận 3 làm chức năng vận động, tổ chức và hướng dẫn quần chúng nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền).

Lực lượng vũ trang các cánh đều được giao nhiệm vụ chiến đấu, đánh chiếm mục tiêu cấp quận (hành chính, cảnh sát), đồng thời làm trinh sát, vận động binh lính địch làm binh biến, phát động quần chúng nổi dậy cướp chính quyền, phối hợp với các mũi tiến công quân sự làm chủ Thành phố…

Mạng lưới hậu cần Miền được tổ chức thành 5 đoàn, mỗi đoàn phụ trách một hướng, bám trụ trên từng khu vực, kết hợp với các cơ sở hậu cần của phân khu, đơn vị và hậu cần nhân dân bảo đảm cho các đơn vị đứng chân và hoạt động trong khu vực đó.

Ngoài ra hậu cần Miền còn tổ chức các phân đội hậu cần cơ động (điều trị, đội phẫu thuật, trạm sửa chữa, các tiểu đoàn, đại đội vận tải…) sẵn sàng tăng cường và ứng phó cho các đoàn hậu cần khu vực để bảo đảm tác chiến thắng lợi.

Ở các huyện vùng trung tuyến như Đức Hòa, Trảng Bàng, đều thành lập đội cung cấp lo lương thực thực phẩm phục vụ tổng công kích. Ở mỗi xã có các chuyên ban: Quân lương, cứu thương… đủ sức sơ cứu hoặc nuôi dưỡng hàng trăm thương binh.

Lực lượng dân công được huy động lớn, xã vùng trung tuyến như An Tịnh (Trảng Bàng, Tây Ninh) có 5.000 dân công lên đường. Tỉnh Long An, ngoài lực lượng du kích và các đơn vị địa phương bổ sung lên trên, còn có 5.000 thanh niên tòng quân và được bổ sung ngay cho các phân khu.

Chỉ trong khoảng 3 tháng (từ cuối tháng 10/1967 đến cuối tháng 1/1968), chiến trường khu trọng điểm Sài Gòn-Gia Định được tổ chức đầy đủ thực lực, đan cài vào thế trận chiến tranh nhân dân ngay trong lòng đô thành sào huyệt của Mỹ và chế độ Sài Gòn.

Thành công đó góp phần trực tiếp vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy khắp miền Nam, trong đó có loạt pháo lệnh mở màn từ Sài Gòn sau Giao thừa Tết Mậu Thân 1968.

Tin liên quan

Đọc thêm

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả Tin tức

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - Sáng 18/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 Tin tức

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

TTTĐ - Sáng 18/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới Tin tức

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Chiều 17/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai) trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường Tin tức

Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý 2 vấn đề Hà Nội quan tâm nghiên cứu triển khai trong thời gian tới. Một là, xây dựng chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm, không để cho sữa giả, thuốc giả, thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe người dân và du khách. Hai là, trong phát triển giáo dục - đào tạo, thành phố tính toán hỗ trợ thêm bữa ăn để tăng dinh dưỡng cho học sinh các cấp học trên địa bàn.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” Tin tức

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

TTTĐ - Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ vì lợi ích chung của đất nước, vì Nhân dân Tiêu điểm

Phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, chặt chẽ vì lợi ích chung của đất nước, vì Nhân dân

TTTĐ - TTTĐ - Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí.
Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới Tin tức

Không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, ngại đổi mới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Chuyển đổi trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ Nhân dân Tin tức

Chuyển đổi trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu chuyển từ thụ động phục vụ Nhân dân sang tích cực chủ động phục vụ nhân dân, với định hướng chính quyền phải gần dân, sát dân, hiểu dân.
Trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác Mặt trận Tin tức

Trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác Mặt trận

TTTĐ - Thực hiện kế hoạch công tác năm 2025, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12 - 16/4, Đoàn công tác Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã có chyến thăm và làm việc tại TP Hồ Chí Minh và TP Cần Thơ, nhằm chia sẻ, trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động của công tác Mặt trận và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Xem thêm