Tag

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp

Tin tức 24/04/2023 19:00
aa
TTTĐ - Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững (SFS) với chủ đề "Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bao trùm trong bối cảnh khủng hoảng mới".
Hà Nội hướng tới 70% là sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào năm 2025 HABECO được vinh danh Top 10 Thương hiệu mạnh - Ngành nông nghiệp, thực phẩm 2022 Những thành công từ chuyển đổi số ngành Nông nghiệp Hải Phòng Ngành Nông nghiệp cần phát triển bứt phá mạnh mẽ, bền vững hơn Chuyển đổi số: “Chìa khóa” phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự hỗ trợ quý báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế, nhất là về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn sự hỗ trợ quý báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế, nhất là về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiệt liệt chào mừng lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước đến Hà Nội tham dự Hội nghị; tin tưởng các đại biểu sẽ đề xuất các giải pháp, sáng kiến thiết thực, khả thi để Hội nghị thành công tốt đẹp; triển khai thực hiện có hiệu quả, thực chất các nội dung đạt được, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng đánh giá cao vai trò đặc biệt quan trọng của Chương trình SFS trong nỗ lực chung nhằm đạt được tất cả 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên hợp quốc, để không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là trong bảo đảm an ninh lương thực. Để thực hiện được các mục tiêu SDG, việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững là hết sức cần thiết, nhằm bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho người dân; đồng thời bảo vệ môi trường, bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước dự Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng khẳng định hội nghị diễn ra vào thời điểm rất phù hợp, đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của các nước khi thế giới đang nỗ lực phục hồi, giải quyết các hậu quả nặng nề mà đại dịch COVID-19 gây ra với sức khỏe và an sinh xã hội của người dân cũng như tình trạng gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực; gây ra khủng hoảng lương thực ở nhiều nơi trên thế giới. Các thách thức hiện nay như an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… đều là những vấn đề toàn cầu nên đòi hỏi phải có cách tiếp cận và giải pháp toàn cầu, tăng cường hơn nữa đoàn kết, hợp tác quốc tế và đề cao chủ nghĩa đa phương; đây cũng là những vấn đề tác động tới toàn dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân.

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp

Thủ tướng cho biết, vượt qua những khó khăn, thách thức qua nhiều năm chiến tranh và cấm vận, sau hơn 35 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Quy mô nền kinh tế từ 4 tỷ USD lên 409 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người từ 160 USD lên trên 4.100 USD. Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động khó lường, Việt Nam ưu tiên và đang tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có bảo đảm cân đối lương thực, thực phẩm và có xuất khẩu.

Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chuyển định hướng từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp. Việt Nam xác định nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; việc bảo đảm an ninh lương thực là một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người.

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp

Nông nghiệp đang bảo đảm sinh kế cho trên 60% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn; chiếm 30% lực lượng lao động cả nước và chiếm tỉ trọng gần 12% GDP. Từ một nước kém phát triển về nông nghiệp, phải nhập khẩu lương thực; Việt Nam hiện nay trở thành một trong những nước xuất khẩu nông – lâm – thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch năm 2022 đạt trên 53 tỷ USD tiếp cận đến 196 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế, nhất là về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam thời gian qua. Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành "Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030". Việt nam sẵn sàng cùng các nước mở rộng hợp tác trong nghiên cứu, xây dựng chính sách và thúc đẩy việc nhân rộng các mô hình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng xanh, thân thiện với môi trường, ít phát thải và bền vững; bảo đảm an ninh lương thực cho người dân Việt Nam và góp phần thiết thực bảo đảm an ninh lương thực cho thế giới.

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề nghị các nước đang phát triển tăng cường hiệu quả hợp tác Nam-Nam, trong đó Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với các nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực thông qua các chương trình hợp tác Nam – Nam, hợp tác ba bên với sự hỗ trợ, đồng hành của các đối tác quốc tế song phương và đa phương.

Để thực hiện hiệu quả chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị các bên liên quan cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp, xây dựng thể chế, thu hút nguồn vốn, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, nhất là công nghệ sau thu hoạch, bảo đảm nguồn giống, bảo vệ thực vật, phân bón, ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, tổ chức sản xuất và quản lý. Thủ tướng đề nghị quan tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, thiết lập chuỗi cung ứng ổn định toàn cầu trên nguyên tắc tôn trọng, chia sẻ lẫn nhau, tăng cường vai trò và hỗ trợ cho các nước đang phát triển trong phát triển nông nghiệp, chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm theo hướng xanh, sạch, hữu cơ, tuần hoàn.

Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước và bà Beverley Postma, Giám đốc điều hành của Tổ chức Tăng trưởng châu Á (Grow Asia) hoan nghênh Việt Nam đề xướng chủ đề và tổ chức Hội nghị trước nguy cơ khủng hoảng lương thực do đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, nồng hậu và công tác tổ chức hội nghị của Việt Nam; chia sẻ những suy nghĩ về chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, khẳng định tầm quan trọng của an ninh lương thực, chủ quyền lương thực đối với nhân loại và các quốc gia.

Lãnh đạo các Bộ Nông nghiệp bày tỏ ấn tượng, đánh giá cao những nỗ lực, thành tựu và những bài học, kinh nghiệm truyền cảm hứng mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực nói riêng, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, trở thành một nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới, khằng định vai trò trong chuỗi sản xuất và cung ứng lương thực toàn cầu, cho rằng đây là mơ ước của nhiều nước, nhất là các nước châu Phi.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp các nước cũng đánh giá cao cam kết, mục tiêu của Việt Nam trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, nhất trí với quan điểm về an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp và các đề xuất hợp tác của Thủ tướng; cho biết sẽ báo cáo với lãnh đạo các nước để thúc đẩy hợp tác và mong muốn Việt Nam cử chuyên gia, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong bảo đảm an ninh lương thực nói riêng, phát triển nông nghiệp nói chung, nhất là trong các ngành lúa gạo, cà phê, thủy sản…

Đọc thêm

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam Thời sự

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo quốc tế. Thành công của Đại lễ là một minh chứng hùng hồn, khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của đất nước, con người Việt Nam.
Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện Tin tức

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND) đề xuất kết thúc hoạt động của TAND cấp cao và TAND cấp huyện.
90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã Thời sự

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

TTTĐ - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định sẽ có khoảng 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển 90 nhiệm vụ về cấp xã và 9 nhiệm vụ còn lại chuyển lên cấp tỉnh.
Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” Tin tức

Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) cần có giải pháp khắc phục được triệt để tình trạng “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Ngoài ra, việc bỏ biên chế suốt đời cũng cần gắn với công tác đánh giá thi đua, khen thưởng một cách rõ ràng.
Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh Tin tức

Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Công văn số 1824/UBND-NC về việc triển khai thực hiện Công điện số 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ.
Cán bộ, công chức phải có khát vọng cống hiến cho đất nước Tin tức

Cán bộ, công chức phải có khát vọng cống hiến cho đất nước

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh quan điểm, cán bộ, công chức phải cống hiến hết mình vì công việc, vì Nhân dân, vì Tổ quốc.
Đề xuất cán bộ, công chức được làm việc từ xa, làm online Tin tức

Đề xuất cán bộ, công chức được làm việc từ xa, làm online

TTTĐ - Trong bối cảnh sau sáp nhập các đơn vị hành chính sẽ có nhiều cán bộ, công chức phải làm xa nhà, đại biểu Quốc hội đề xuất có cơ chế cho họ được làm việc từ xa, làm online...
Cử cán bộ tỉnh xuống xử lý công việc cấp xã Tin tức

Cử cán bộ tỉnh xuống xử lý công việc cấp xã

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất, trong khi đang kiện toàn tổ chức bộ máy, cần có cơ chế để cấp tỉnh cử cán bộ trực tiếp xuống xử lý công việc, hoặc đưa nhiệm vụ từ cấp xã lên tỉnh để xử lý, để giảm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và xã hội...
Sửa Hiến pháp để bộ máy tinh gọn là chủ trương hợp lòng dân Tin tức

Sửa Hiến pháp để bộ máy tinh gọn là chủ trương hợp lòng dân

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là nhiệm vụ hệ trọng, tạo nền tảng cho bộ máy tinh gọn, hiệu quả, dành nguồn lực cho phát triển đất nước, chăm lo an sinh xã hội được tốt hơn. Đây là chủ trương hợp lòng dân.
Lý giải việc chỉ định các chức danh HĐND, UBND sau sắp xếp Tin tức

Lý giải việc chỉ định các chức danh HĐND, UBND sau sắp xếp

TTTĐ - Cơ chế chỉ định các chức danh thuộc HĐND và UBND tại các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp là phù hợp, bởi sự thay đổi do sắp xếp khiến các đại biểu HĐND khó có điều kiện theo dõi, đánh giá chính xác năng lực, trình độ, và khả năng đảm đương công việc của các cán bộ sẽ đảm nhiệm vị trí lãnh đạo tại đơn vị hành chính mới.
Xem thêm