Tag

Năm học mới và nỗi niềm cha mẹ

Nhịp sống trẻ 20/08/2023 21:12
aa
TTTĐ - Năm học mới lại về, bên cạnh sự háo hức của học sinh khi được trở lại trường, còn cả sự lo lắng của nhiều bậc phụ huynh…
Khai giảng năm học mới 2023-2024: Học sinh tựu trường sớm nhất trước 1 tuần Khai giảng năm học mới 2023-2024: Học sinh tựu trường sớm nhất trước 1 tuần

TTTĐ - Bộ GD&ĐT quy định thời gian tựu trường sớm nhất trước 1 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Thời gian khai ...

Cố gắng để con không thiệt thòi

Hai vợ chồng chỉ là nhân viên văn phòng, chị Lê Thu Mai ở quận Đống Đa đang cân đối chi tiêu để chuẩn bị cho con trai lớp 4 và con gái lớp 2 vào năm học mới.

Sách giáo khoa, vở, bút, quần áo... là những vật dụng không thể thiếu của bất kỳ học sinh nào, nhất là khi bước vào năm học mới. Những thứ tưởng chừng là nhỏ nhưng lại rất tốn kém, khiến nỗi lo của cha mẹ càngnhiều thêm lên.

“Nếu như tiết kiệm thì chi phí ăn, học, quần áo, cho 2 con mỗi tháng cũng phải lên tới 4-5 triệu đồng. Tuy nhiên thời điểm đầu năm học mới, đủ các khoản chi lớn, nhỏ, số tiền đó có lẽ sẽ tăng gấp đôi. Điều này khiến vợ chồng tôi toát mồ hôi hột...”, chị Thu Mai chia sẻ.

Cha mẹ luôn cố gắng để con có điều kiện học tập bằng chúng bằng bạn
Cha mẹ luôn cố gắng để con có điều kiện học tập tốt

Dạo qua các cửa hàng văn phòng phẩm, nhà sách,… trước thềm năm học mới, không khó để có thể bắt gặp những ánh mắt đong đầy tính toán, sự chần chừ, ngần ngại của nhiều bậc cha mẹ khi đứng ở các quầy hàng.

“Cái bút này đẹp, bạn con có, chả nhẽ mình lại không cố để mua con mình. Tuy nhiên, trước khi mua, mình cũng phải cân nhắc, bởi so với bút khác, cái này đắt hơn nhiều.”, chị Nguyễn Thu Hương ở quận Long Biên cho hay.

Có thể việc chuẩn bị tươm tất cho con em mình những đồ dùng tốt, xịn để bước vào năm học không phải là chuyện khó đối với những nhà có điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, đây lại là nỗi lo đối với hầu hết các gia đình có thu nhập trung bình và thấp hiện nay, đặc biệt là với những nhà có 2 con cùng đi học.

Nộp tiền học thêm cũng phải ký đơn “tự nguyện”

Áp lực chồng áp lực, sau khi lo cho con đầy đủ hành trang bước vào năm học mới, các bậc phụ huynh lại canh cánh nỗi lo lạm thu tại các nhà trường. Trên thực tế, dù Sở GD&ĐT Hà Nội đã quy định rõ ràng các khoản được thu đầu năm học mới nhưng việc thực hiện quy chế công khai, công tác quản lý thu - chi đầu năm ở một số nhà trường hiện vẫn chưa rõ ràng. Nhiều bậc phụ huynh cho biết, họ vô cùng lo ngại trước những khoản thu mang tính “thỏa thuận” trên tinh thần “tự nguyện”.

Năm học mới và nỗi niềm cha mẹ
Nhiều khoản thu đầu năm được gắn mác "tự nguyện" khiến phụ huynh lo lắng (ảnh minh hoạ)

Tại quận Đống Đa, phụ huynh trường Tiểu học Khương Thượng phản ánh có tình trạng học thêm mùa hè núp bóng danh nghĩa câu lạc bộ. Phụ huynh này cho hay khi con đi học, cô giáo gửi đơn tự nguyện để bố mẹ đăng ký, khi nộp tiền, cô cũng gửi đơn tự nguyện để bố mẹ ký rồi mới nộp tiền đóng học.

Từ khi có quy định về những khoản được thu, ở nhiều trường, những khoản nằm ngoài quy định đều được gọi là “xã hội hoá” và phát đơn “tự nguyện” cho phụ huynh. Vì lo ngại con mình bị "để ý", nên dù cha mẹ có khó chịu thì cũng vẫn ngậm ngùi ký tên.

Ngoài ra, không ít trường còn “tranh thủ” bán thêm đồng phục vở, đồng phục bút, đồ dùng học tập,… “Nhà trường làm như vậy, phụ huynh rơi vào cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’, nếu không mua cũng dở mà thực sự thì không phải học sinh nào cũng có nhu cầu”, chị Trần Hồng Mai ở quận Cầu Giấy chia sẻ.

Nhiều bậc phụ huynh phàn nàn trong sự lo ngại, mùa khai giảng cũng chính là “mùa đóng góp”! Mặc dù thời gian qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo sát sao nhưng vẫn xảy ra các trường hợp lạm thu “núp bóng” danh nghĩa “tự nguyện”.

Học phí "phi mã"

Câu chuyện học phí chưa bao giờ “nguội” trong xã hội, đặc biệt ở các trường tư. Trong bối cảnh người đông mà trường công có hạn thì học phí trường tư đã cao còn tăng phi mã khiến cho việc học tập của con em mình trở thành một gánh nặng của nhiều gia đình.

Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh khi gửi con vào học trường ngoài công lập, dù đã xác định tâm lý phải chấp nhận mức học phí cao và tăng từng năm theo mức độ trượt giá. Tuy nhiên năm nay, không ít cha mẹ thực sự “choáng” vì học phí của các trường quá cao. Đặc biệt, có những trường còn thu học phí một lần cho nhiều tháng. Việc này khiến số tiền phải đóng đầu năm học trở thành một khoản tiền lớn.

Năm học mới và nỗi niềm cha mẹ
Học sinh Hà Nội trong ngày khai trường

Nhiều trường tư thục như Nguyễn Siêu, học phí cũng dao động từ 65 đến 130 triệu đồng/1 năm, tuỳ vào là chương trình đào tạo là Anh ngữ học thuật tăng cường hay hệ Song bằng Tú tài Úc; trường Phổ thông Liên cấp H.A.S, mức học phí cũng từ 105 đến 165 triệu đồng cho hệ Song bằng và hệ Song bằng Tú tài Úc; Mức học phí của hệ thống Trường liên cấp Newton ở cấp THCS, học sinh lớp 6 - 8 là: 69 triệu đồng (hệ bán quốc tế), 87 triệu đồng (hệ Cambrigde - Anh) và 119 triệu đồng (hệ song ngữ - Mỹ). Học sinh lớp 9 sẽ đóng mức phí lần lượt cũng cho các hệ này là 73 triệu đồng, 95 triệu đồng và 127 triệu đồng...

Chị Nguyễn Thanh Xuân ở quận Ba Đình bày tỏ: “Không phải ai cho con vào học trường ngoài công lập cũng thuộc diện khá giả, đặc biệt là cấp THPT. Dịch bệnh vừa đi qua, kinh tế chưa ổn định nên việc tăng học phí thực sự là làm khó cho các bậc phụ huynh”.

Trước thềm năm học mới, nhiều cha mẹ hy vọng các cơ quan chức năng sẽ thanh, kiểm tra nghiêm ngặt hơn những khoản thu “tự nguyện” ở các trường.

Hãy để năm học mới bắt đầu bằng những nụ cười hồn nhiên của học sinh cùng khuôn mặt rạng ngời hạnh phúc của cha mẹ thay vì những nỗi lo từ các khoản đóng góp quá sức.

Đọc thêm

"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng Nhịp sống trẻ

"Góp nắng" trao yêu thương nơi biên giới Cao Bằng

TTTĐ - Giữa cái nắng đầu hè rực rỡ, Hành trình Góp nắng 2025 do Đoàn trường, Câu lạc bộ (CLB) Tình nguyện Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đã vẽ nên những dấu ấn tươi đẹp trên mảnh đất Cao Bằng. Chuyến đi không chỉ mang theo những món quà vật chất ấm áp mà còn vun đắp tình yêu quê hương, thắp sáng niềm tin trong trái tim mỗi tình nguyện viên.
Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô giáo trẻ đưa cói Việt ra thế giới

TTTĐ - Từ tình yêu với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm bằng cói của quê hương, chị Trần Thùy Nhi (xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình) quyết tâm khởi nghiệp. Vừa dạy học vừa chèo lái vượt qua khó khăn trên con đường khởi nghiệp, mô hình của chị không chỉ mang về doanh thu 30 tỉ đồng mỗi năm mà còn đưa cói Việt ra thế giới.
Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hát vang bài ca tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Nhà văn hoá Sinh viên TP Hồ Chí Minh, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ chào cờ “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và chương trình hòa ca “Đất nước trọn niềm vui” hướng đến chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Nghị quyết 57 và cú hích "đánh thức" thanh niên

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ trên bản đồ công nghệ thế giới, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị đã thu hút sự chú ý của đông đảo thanh niên. Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng chắp cánh cho những khát vọng làm chủ công nghệ của thế hệ trẻ, đồng thời khơi dậy tiềm năng sáng tạo vô bờ bến của họ trong kỷ nguyên số.
Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới Camera 360 trẻ

Gần 2.000 thí sinh tranh tài Vô địch tin học văn phòng thế giới

TTTĐ - Gần 2.000 thí sinh xuất sắc được tuyển chọn từ 230 đội tuyển các trường phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học trên toàn quốc chính thức bước vào tranh tài tại Vòng loại quốc gia Cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới – Viettel 2025 vào sáng 20/4.
Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khơi dậy niềm tự hào, nâng cao trách nhiệm của tuổi trẻ

TTTĐ - Thực hiện chương trình Công tác năm 2025; Kế hoạch số 31/KH-PK02-Đ2 ngày 10/4/2025 của Phòng Cảnh sát Cơ động về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, kỷ niệm lớn năm 2025, Phòng Cảnh sát Cơ động, Công an thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tổ chức chương trình Giao lưu nhân chứng lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với chủ đề “Bài ca thống nhất”.
Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổng kết Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên năm 2025 với chủ đề “Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh tự hào, vững tin theo Đảng”.
Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Xem thêm