Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu…
Những mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Xây dựng nền tảng giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân? |
Làm thế nào để ôn thi hiệu quả?
Chia sẻ tại chương trình, Thạc sĩ Nguyễn Văn Chung, Giám đốc Trung tâm Luyện thi Tâm Trí Tài nhìn nhận, nỗi lo lớn nhất của học sinh trước kỳ thi là sợ thi trượt và chọn sai ngành nghề. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là học sinh cần giữ được sự tỉnh táo, thay vì lo lắng. “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi. Mùa thi không chỉ là lúc để bứt phá mà còn là mùa trưởng thành”, anh Chung nhấn mạnh.
![]() |
Các diễn giả, chuyên gia tại chương trình |
Thạc sĩ Nguyễn Văn Chung đưa ra nguyên tắc 3 chữ T để vượt qua áp lực thi cử: Tư duy, Tư tưởng và Tập trung. Theo ông, thay vì “lo”, học sinh cần “nghĩ” - nghĩ làm sao để thi tốt nhất, không để cảm xúc tiêu cực chi phối. Đặc biệt, thời điểm cận kề kỳ thi là giai đoạn “vàng” quyết định đến 90% thành công. Vì thế, học sinh cần toàn tâm toàn ý, tạm gác mạng xã hội, TikTok, các thú vui giải trí, thậm chí là “tạm quên người yêu” - để tập trung cao độ cho việc học.
“Bỏ việc nhỏ để làm việc lớn”, là thông điệp mà thầy Chung muốn gửi tới học sinh. Ông cũng khẳng định: “Phong độ, nhiệt huyết và chăm chỉ là số 1; đam mê là số 2; năng lực, kỹ năng là số 3”.
![]() |
Thạc sĩ Nguyễn Văn Chung, Giám đốc Trung tâm Luyện thi Tâm Trí Tài chia sẻ |
Về phương pháp học tập, ông Chung đặc biệt nhấn mạnh vai trò của kỷ luật cá nhân và khả năng tập trung. Một trong những phương pháp được khuyến khích là “đồng hồ và quả chuông”: học sinh đặt giờ, tập trung cao độ vào một chuyên đề cụ thể, làm việc không xao nhãng, khi chuông reo thì dừng và nghỉ ngơi. Ngoài ra, sơ đồ hóa kiến thức và học nhóm có kỷ luật (đúng giờ, không nói chuyện riêng, tập trung tối đa) cũng là những phương pháp hiệu quả đã được chứng minh.
Ngành xây dựng: Cơ hội rộng mở cho những người có năng lực
Chia sẻ tại chương trình, anh Phạm Ngọc Thạch - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons khẳng định: “Với một quốc gia đang phát triển, ngành xây dựng luôn giữ vai trò tiên phong, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng, đường sá, trường học và cơ sở vật chất phục vụ đời sống người dân”.
![]() |
Anh Phạm Ngọc Thạch - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viteccons chia sẻ |
Theo anh Thạch, trong bối cảnh hiện tại, không chỉ ngành xây dựng mà hầu hết các ngành nghề khác đều cần những người học giỏi, có năng lực thực sự. Các trường đại học như Bách Khoa, Xây dựng, Kiến trúc và nhiều trường nữa… đều có ngành đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng. “Nếu các em có năng lực, thì luôn luôn có cơ hội, bởi doanh nghiệp luôn chào đón người giỏi", anh Thạch chia sẻ.
Đáng chú ý, Viteccons hiện đang có các chương trình học bổng hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành xây dựng, tạo điều kiện để các bạn có thêm động lực học tập và phát triển bản thân.
Anh Thạch cũng nhấn mạnh, học sinh không nên quá băn khoăn về việc mình có học ở “trường top” hay không. “Trường danh tiếng không quyết định cơ hội thành công của các em. Điều quan trọng là phải giỏi môn chuyên ngành, có ngoại ngữ, hiểu công nghệ và có kỹ năng mềm tốt”. Đây là bộ kỹ năng bắt buộc trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh như hiện nay”, anh Phạm Ngọc Thạch nói.
![]() |
“Nếu các em có năng lực thì luôn luôn có cơ hội, bởi doanh nghiệp luôn chào đón người giỏi”, anh Thạch chia sẻ |
Nhiều thông tin hữu ích cho "2K7"
Nhà giáo Đặng Thị Tách, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng trường THPT Hà Đông, cũng đưa ra lời khuyên để các em học sinh tìm được ngành nghề phù hợp cần dựa trên các cơ sở: Năng lực, đam mê, xem xét thực tế…
“Định hướng nghề nghiệp không phải là việc của một giờ, một ngày. Đối với cha mẹ, trong suốt quá trình nuôi con khôn lớn, trưởng thành, phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng. Cha mẹ hướng con thi vào trường nào có thể đậu được với năng lực hiện tại hơn là vào trường phù hợp với hứng thú, sở thích của con, không nên gây áp lực, ép con theo ngành nghề con không phù hợp”, cô Tách chia sẻ.
![]() |
Nhà giáo Đặng Thị Tách, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng trường THPT Hà Đông chia sẻ |
Tại chương trình, đại diện các trường đại học uy tín cũng đã cung cấp thông tin cập nhật về phương án tuyển sinh năm 2025, các mốc thời gian quan trọng, phương thức xét tuyển mới cũng như những điểm thay đổi đáng chú ý trong quy chế. Các chuyên gia trực tiếp lắng nghe và giải đáp các câu hỏi của học sinh về chọn ngành, chọn trường, cũng như cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp.
![]() |
Học sinh đặt câu hỏi với diễn giả, chuyên gia |
Song hành cùng phiên đối thoại là khu vực tư vấn tuyển sinh, nơi các trường đại học, cao đẳng giới thiệu cụ thể về chỉ tiêu tuyển sinh, học phí, chương trình đào tạo và các chính sách học bổng. Những nội dung này giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, thực tế hơn để đưa ra lựa chọn phù hợp.
![]() |
![]() |
![]() |
Chương trình thu hút gần 2.000 học sinh tham gia |
Với vai trò là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Thủ đô, trong suốt hành trình phát triển, Báo Tuổi trẻ Thủ đô luôn ưu tiên các hoạt động đồng hành cùng giới trẻ, không chỉ bằng ngôn từ của báo chí mà còn qua những chương trình hướng nghiệp, khởi nghiệp thiết thực.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?

Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề

Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát tổ hợp xét tuyển không phù hợp

7 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025

Xây dựng nền tảng giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT

Những mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Mở rộng cơ hội, phát triển bản thân từ thói quen tự học ngoại ngữ

Hà Nội trao bằng chứng nhận 412 trường đạt chuẩn quốc gia
