Tag

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

Nghệ thuật 17/11/2024 09:27
aa
TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Những thanh niên dám nghĩ dám làm trong khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh Khuyến khích sự sáng tạo của cán bộ trong cải cách hành chính Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

Kết nối mạnh mẽ các nguồn lực sáng tạo

Năm nay, với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội trải rộng trên khắp thành phố và hiện diện mạnh mẽ ở các không gian công cộng, quy tụ được rất nhiều tài năng và nguồn lực sáng tạo.

Các hoạt động trưng bày được giới thiệu tại Nhà Triển lãm (số 45 Tràng Tiền), Phòng triển lãm (số 61-63 Tràng Tiền); tại Rạp Công nhân là những hoạt động trình diễn như kịch nói, nghệ thuật trình diễn dân gian; Hoạt động hội chợ giới thiệu các sản phẩm sáng tạo; biểu diễn xiếc, nghệ thuật, trình diễn thời trang, hoạt động cộng đồng… diễn ra trên tuyến phố Tràng Tiền và các hoạt động trên tuyến phố lân cận như Nguyễn Xí, Đinh Lễ.

Bên cạnh đó, các không gian triển lãm, các cơ quan ngoại giao, doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh trên tuyến lễ hội chính là những yếu tố cộng hưởng nhằm thu hút du khách quốc tế tham gia lễ hội.

Dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới ở Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
Show Thời trang cổ phục Kế vãng khai lai tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Hàng loạt sự kiện quanh đại triển lãm “Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai” do nhóm giám tuyển Vân Đỗ, Lê Thuận Uyên, Phạm Minh Hiếu với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ, đội nhóm trong và ngoài nước; sự đồng hành của Ban Giám đốc và các khoa Cung Thiếu nhi Hà Nội, Viện Phim Việt Nam, Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ phim quốc gia Cộng hòa Séc… mở ra các cơ hội kết nối và phát triển mạnh mẽ.

Đáng chú ý, một số các đối tác nước ngoài đã và đang tích cực tham gia Lễ hội, như Đại sứ quán Hoa Kỳ với Talkshow Chiếu phim và thảo luận The Last Repair Shop. Sự kiện được phối hợp cùng trường Nghệ thuật Điện ảnh, Đại học Nam California thực hiện.

Cuộc viễn du tới thế giới cảm hứng: Chiếu phim hoạt hình Tiệp Khắc do nhà làm phim và cây viết nghệ thuật Đỗ Văn Hoàng tuyển chọn cùng sự hỗ trợ từ giám tuyển Vân Đỗ, Trung tâm lưu trữ phim quốc gia Cộng hòa Séc, Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội đã giới thiệu đến khán giả Việt Nam di sản hoạt hình Tiệp Khắc trong thời kỳ “Kỷ nguyên vàng” (1950-1980), đồng thời kỷ niệm tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Tiệp Khắc giai đoạn tái thiết đất nước.

Dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới ở Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
Nhiều du khách quốc tế thích thú với Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

Dự án Thổ Địa là tác phẩm sân khấu hợp tác quốc tế được trình diễn lần đầu tiên ở Việt Nam tại Rạp Khăn Quàng đỏ, Cung Thiếu nhi Hà Nội trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024. Lấy cảm hứng từ những loại hình múa rối truyền thống như rối tay/budaixi (Đài Loan - Trung Quốc), rối bunraku (Nhật Bản), rối bóng (Trung Quốc), các nghệ sỹ của Tồ Lô thử nghiệm tạo ra những biểu đạt mới trong ngôn ngữ rối và sân khấu vật thể...

Dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới ở Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

Hội thảo quốc tế Giám tuyển tương lai: Bước chuyển mình của bảo tàng tại Việt Nam được thiết kế bởi Ban Văn hóa - Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Phó giáo sư Jane Gavan từ Đại học Sydney. Với sự tham gia của các bên liên quan trong cả khu vực công và tư, trong và ngoài nước, hội thảo mang đến những thảo luận, trao đổi đa dạng và toàn diện về quỹ đạo phát triển của các hoạt động giám tuyển bền vững tại Việt Nam và trên toàn cầu.

Tất cả những hoạt động trao đổi quốc tế như vậy góp phần chia sẻ giá trị và thương hiệu của thành phố Hà Nội, giúp đem đến thêm nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư quốc tế ở cả chiều rộng và chiều sâu.

Tạo cơ hội giao lưu, gặp gỡ, đầu tư

Có thể thấy, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 là một sân chơi và cơ hội tuyệt vời để các nhà sáng tạo từ nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia khác nhau gặp gỡ, giao lưu và thu hút đầu tư.

Để tận dụng tối đa cơ hội này, Hà Nội cần chủ động có thêm những hành động tích cực nhằm xây dựng một môi trường sáng tạo thuận lợi và tạo điều kiện cho các nhà sáng tạo trong nước giao lưu và hợp tác với bạn bè quốc tế.

Dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới ở Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 là một sân chơi và cơ hội tuyệt vời để các nhà sáng tạo từ nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia khác nhau gặp gỡ, giao lưu và thu hút đầu tư.

Theo các chuyên gia, Hà Nội có thể tiên phong tạo liên kết giữa các lễ hội tương tự ở các thành phố khác trên thế giới thành một Mạng lưới thông tin và hợp tác; chủ động tìm kiếm và mời các tài năng trẻ, các nhà thiết kế, nhà sáng tạo trẻ, các dự án nổi bật từ quốc tế và khu vực cùng tham gia.

Điều này làm gia tăng tính cộng hưởng, nổi bật quy mô ảnh hưởng và bản sắc của Hà Nội, giúp thu hút đông đảo khách du lịch và khách nội địa. Từ đây, lễ hội sẽ thu hút thêm những nhà đầu tư, các chuyên gia và người làm trong lĩnh vực sáng tạo trong nước và quốc tế.

Dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới ở Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
Các hội thảo, tọa đàm trong khuôn khổ sự kiện thu hút nhiều nhà sáng tạo quốc tế tham dự

Ngoài ra, sự kết hợp với các đơn vị du lịch lữ hành, tổ chức các tour tham quan tìm hiểu về văn hóa di sản Việt Nam cho bạn bè quốc tế đến với lễ hội hàng năm vào tháng 11 cũng là một sáng kiến giúp thúc đẩy phát triển kinh tế sáng tạo của thành phố hơn nữa.

Đọc thêm

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Xem thêm