Tag

Một năm “vượt khó” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thị trường - Tài chính 22/01/2023 09:23
aa
TTTĐ - Năm 2022 là năm rất đặc biệt với những diễn biến phức tạp và khó lường. Trong bối cảnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Những khó khăn, thách thức trong thời gian tới là rất lớn Hà Nội thu hút 1,28 tỷ USD vốn FDI sau 10 tháng năm 2022 Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nỗ lực trong công tác tham mưu chiến lược, điều hành kế hoạch

Chạy đua phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội

Trong bối cảnh, tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến mới, nhanh chóng và phức tạp, gây ra không ít khó khăn, thách thức lớn hơn so với dự báo, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng sự ủng hộ của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong đó, Bộ KH&ĐT với vai trò quản lý Nhà nước về KH&ĐT đã bám sát chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, nỗ lực không ngừng cùng các bộ ngành, địa phương chạy đua cho kế hoạch phục hồi và tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Theo đó, hồi đầu năm 2022, Bộ KH&ĐT là cơ quan soạn thảo, tham mưu cho Chính phủ xây dựng Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2022.

Tháng 6/2022, Bộ KH&ĐT cũng chủ trì tổ chức Hội nghị về tình hình và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành cam kết luôn đồng hành, hỗ trợ tối đa và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả của các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng.

Một năm “vượt khó” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

Bộ KH&ĐT xác định luôn chủ động thích ứng, kiến tạo và quyết định tương lai của mình theo hướng nhận diện và tham gia từ đầu, từ sớm và từ xa; phải nhận diện để điều chỉnh kịp thời với hoàn cảnh, vượt qua, phục hồi nhanh để đạt được mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Mặt khác, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, với trách nhiệm là cơ quan tham mưu tổng hợp của Chính phủ, trong bối cảnh thách thức và cơ hội đan xen hiện nay, để hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững, Bộ KH&ĐT đã đề xuất nhiều hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Nêu cao tinh thần đồng hành, chia sẻ, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp. Tập trung triển khai ngay các giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề cấp bách của doanh nghiệp, tạo đà phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Gỡ “điểm nghẽn” cho vốn đầu tư công

Trong năm 2022, nhận thấy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kỳ vọng, Thủ tướng Chính phủ đã phải thành lập 6 Tổ công tác để kiểm tra, đốc thúc việc phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ ngành, địa phương có tỷ lệ phân bổ, giải ngân vốn còn thấp, đồng thời liên tục có các giải pháp quyết liệt nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy giải ngân.

Một năm “vượt khó” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm 2022, kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, lạm phát được kiểm soát (Ảnh minh họa: Phạm Mạnh)

Quý II và III năm nay là thời điểm hết sức bận rộn với Bộ KH&ĐT khi được giao làm đầu mối để hướng dẫn các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thuộc đối tượng kiểm tra và xây dựng đề cương để các Tổ công tác báo cáo kết quả kiểm tra, gửi Bộ KH&ĐT để tổng hợp chung, báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cũng là Thường trực các Tổ công tác do lãnh đạo Chính phủ làm Tổ trưởng, có trách nhiệm giúp Tổ trưởng xây dựng đề cương kiểm tra tại các Bộ, cơ quan, địa phương và xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất, kiến nghị của Tổ công tác.

Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng còn phải đảm nhận thêm trọng trách Tổ trưởng Tổ công tác số 5, phụ trách kiểm tra các địa phương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam.

Trong nhiều cuộc làm việc với các đơn vị, Tổ công tác do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng đã tổ chức rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc; phân tích nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư công, nhất là dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.

Một năm “vượt khó” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tổ công tác số 5 của Chính phủ về đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng - Tổ trưởng làm trưởng đoàn làm việc với tỉnh Quảng Nam ngày 25/7

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn đang khó khăn và chúng ta đang thực thi các giải pháp để phục hồi kinh tế.

Người đứng đầu Bộ KH&ĐT cho rằng, tỷ lệ giải ngân cả năm phản ánh rất rõ hiệu ứng của các giải pháp về mặt thể chế, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công. Đổi mới thể chế là khâu then chốt, nhưng công tác chỉ đạo, điều hành là khâu quyết định. Nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, nơi đó đạt tỷ lệ giải ngân cao hơn…

Có thể thấy, năm 2022 là một năm khá bận rộn của Bộ KH&ĐT cùng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khi phải xử lý các vấn đề còn tồn đọng sau khi dịch bệnh lắng xuống, thêm vào đó là các nhiệm vụ quan trọng trong năm.

Sự nỗ lực, quyết tâm với tinh thần, trách nhiệm cao của Bộ KH&ĐT đã góp phần mang đến “quả ngọt” khi tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng tích cực; Kinh tế vĩ mô được giữ ổn định, kiểm soát được lạm phát, các cân đối lớn được đảm bảo.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Những khó khăn, thách thức trong thời gian tới là rất lớn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Những khó khăn, thách thức trong thời gian tới là rất lớn
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nỗ lực trong công tác tham mưu chiến lược, điều hành kế hoạch Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nỗ lực trong công tác tham mưu chiến lược, điều hành kế hoạch
Xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Đọc thêm

Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang đi ngược lại xu thế của thế giới, đó là vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề then chốt hiện nay là làm sao tăng trưởng nhanh nhưng vẫn hiệu quả và bền vững...
Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035 Thị trường - Tài chính

Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035

TTTĐ - Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) đề nghị thay vì quy định miễn 5 năm thì cần kéo dài thời hạn miễn thuế đất nông nghiệp lên 15 năm, đến năm 2035.
Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế Thị trường - Tài chính

Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp phải đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn lực...
Giá xăng RON95-III về ngưỡng 19.500 đồng Thị trường - Tài chính

Giá xăng RON95-III về ngưỡng 19.500 đồng

TTTĐ - Hai mặt hàng xăng cùng đi xuống, trong khi giá dầu tiếp tục đi lên kể từ 15 giờ ngày hôm nay (22/5).
Tính toán khả năng cân đối ngân sách khi giảm 2% thuế VAT Thị trường - Tài chính

Tính toán khả năng cân đối ngân sách khi giảm 2% thuế VAT

TTTĐ - Việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, do đó Chính phủ cần tính toán lại các khoản thu, chi để đảm bảo cân đối ngân sách.
Đề xuất giảm thuế VAT 2% với tất cả các mặt hàng Thị trường - Tài chính

Đề xuất giảm thuế VAT 2% với tất cả các mặt hàng

TTTĐ - Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất thực hiện việc giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng (VAT) đến hết năm 2026 với tất cả các mặt hàng.
Quảng Nam: Giá nước sạch điều chỉnh tăng gần 19 ngàn đồng/m3 Thị trường - Tài chính

Quảng Nam: Giá nước sạch điều chỉnh tăng gần 19 ngàn đồng/m3

TTTĐ - Giá nước sạch tại 9 khu vực của tỉnh Quảng Nam được điều chỉnh tăng, trong đó giá nước kinh doanh dịch vụ có giá đến 18.959 đồng/m3.
Phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam nhưng hoạt động ở 2 thành phố Thị trường - Tài chính

Phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam nhưng hoạt động ở 2 thành phố

Ngày 20/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã chủ trì Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, không tài sản đảm bảo Thị trường - Tài chính

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, không tài sản đảm bảo

TTTĐ - Chính phủ đề xuất chuyển thẩm quyền quyết định cho vay không tài sản đảm bảo, lãi suất đặc biệt 0%/năm từ Thủ tướng sang Ngân hàng Nhà nước.
Đề nghị lập tòa án chuyên biệt tại trung tâm tài chính quốc tế Thị trường - Tài chính

Đề nghị lập tòa án chuyên biệt tại trung tâm tài chính quốc tế

TTTĐ - Có ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, việc lập tòa án chuyên biệt giúp nhà đầu tư tin tưởng vào hệ thống pháp luật linh hoạt, minh bạch của Trung tâm tài chính quốc tế.
Xem thêm