Tag

Luật Thủ đô đưa Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế năng động

Tin tức 21/11/2022 17:55
aa
TTTĐ - Sau 9 năm, Luật Thủ đô đã đưa Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục. Khoa học - công nghệ, y tế được đầu tư phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, hướng tới chất lượng, hiệu quả ứng dụng, thu hút được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trên nhiều lĩnh vực…
Các dự án tiêu thoát nước triển khai chậm gây ra tình trạng úng ngập Đề xuất 9 nhóm chính sách trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao để thực hiện các dự án khu đô thị, cụm công nghiệp Đề xuất bổ sung giải pháp xử lý các dự án chậm triển khai vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tạo sự chuyển động tích cực trên nhiều lĩnh vực

Ngày 21/11, Bộ Tư pháp và UBND thành phố Hà Nội đồng tổ chức Hội nghị tổng kết 9 năm thi hành Luật Thủ đô. Dự hội nghị có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Luật Thủ đô đưa Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế năng động
Quang cảnh hội nghị

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Sau 9 năm đi vào đời sống, việc thực thi những cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý của thành phố Hà Nội.

Báo cáo tóm tắt kết quả thi hành Luật Thủ đô, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, sau 9 năm thi hành, các quy định của Luật đã giúp thành phố thiết lập các công cụ pháp lý tương đối đồng bộ cho việc xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô, tạo sự chuyển động tích cực trên nhiều lĩnh vực.

Kinh tế Thủ đô tăng trưởng khá, đạt mức cao so với bình quân chung của cả nước. Nhiều dự án, công trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - vận tải được ưu tiên đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao năng lực mạng lưới hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô.

Trên cơ sở đó, Hà Nội đã thỏa thuận hợp tác với trên 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thúc đẩy hợp tác phát triển trong nhiều lĩnh vực như du lịch, công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đầu tư, văn hóa, xã hội...

Theo đồng chí Lê Hồng Sơn, các quy định của Luật cũng giúp Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, chất lượng giáo dục. Khoa học - công nghệ, y tế được đầu tư phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, hướng tới chất lượng, hiệu quả ứng dụng, thu hút được sự tham gia của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trên nhiều lĩnh vực…

Vẫn còn một số bất cập

Dù đã có rất nhiều nỗ lực, cố gắng, vẫn còn một số nội dung của Luật Thủ đô còn chậm được ban hành văn bản quy định chi tiết để kịp thời thực hiện thống nhất, đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thi hành luật.

Đáng lưu ý, đối với công tác di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, UBND thành phố Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo công tác di dời; đã tổ chức việc quan trắc, phân tích đánh giá ô nhiễm môi trường tại các cơ sở có khả năng gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận; Thực hiện việc rà soát, đối chiếu, xác định các cơ sở không phù hợp quy hoạch và dự kiến quy hoạch sử dụng đất sau khi di dời.

Về việc di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ quan trung ương: Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Xây dựng đã tổ chức lập đồ án quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội đến năm 2030; tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể khu trụ sở làm việc các bộ, ngành trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây.

Tuy nhiên, công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời đối với một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tiến độ di dời thực hiện rất chậm; quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao lại cho thành phố để ưu tiên xây dựng, phát triển các công trình công cộng theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật Thủ đô.

Luật Thủ đô đưa Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế năng động
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, dẫn thực tế thời gian qua, theo nhu cầu thực tiễn của các bộ, ngành, để giảm ách tắc giao thông, thành phố Hà Nội đã xem xét, giới thiệu địa điểm mới để đầu tư xây dựng các cơ sở bệnh viện, cơ sở giáo dục, nhưng đến nay, mới có 2 cơ sở đã di dời (Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết trung ương). Trong khi đó, tình trạng tăng dân số cơ học vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhất là ở nội thành, khu vực nội đô lịch sử, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Trần Thị Giang Hương cho rằng, khó khăn nổi lên là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mất nhiều thời gian nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt trong quy hoạch.

Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội cần được quy định biện pháp ngoài những quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết, xử lý đối với các dự án có sử dụng đất còn tồn đọng, vướng mắc trên địa bàn thành phố, gồm cả các dự án đầu tư trước thời điểm điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính Thủ đô năm 2008.

Phó Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng) Vũ Anh Tú đề xuất quản lý phát triển đô thị tại Hà Nội gắn với quản lý không gian hành chính đô thị. Việc phát triển và quản lý nhà ở tại Thủ đô ngoài một số quy định đặc thù đối với vùng Thủ đô như tỷ lệ dành diện tích đất xây dựng nhà ở xã hội cao hơn; việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bảo đảm quy định về độ cao, mật độ dân cư... thì phải được dẫn chiếu thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở để bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ở góc nhìn khác, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang Nguyễn Văn Hưởng cho rằng, nhiều vấn đề của thực tiễn phát sinh nhưng chưa được điều chỉnh trong Luật như phát triển nông nghiệp sinh thái.

Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nêu trên có nhiều, cả chủ quan, khách quan, trong đó chủ yếu xuất phát từ cơ chế, chính sách, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành ở cả Trung ương và địa phương chưa thực sự hiệu quả…

Đề xuất 9 nhóm chính sách trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Từ những hạn chế bất cập, thành phố Hà Nội đề xuất 9 nhóm chính sách trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), gồm tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển của Thủ đô; phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông của Thủ đô; xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô.

Song song đó, thành phố huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; liên kết, phát triển vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.

Trước yêu cầu của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cơ bản nhất trí với các đề xuất nêu trên. Theo kế hoạch, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10/2023 và xem xét, thông qua vào kỳ họp tháng 5/2024.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, UBND thành phố sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp bắt tay ngay việc soạn thảo luật, trọng tâm là các điều khoản quy định về các cơ chế đặc thù cho Thủ đô, bảo đảm đó là các cơ chế thực sự cần cho sự phát triển của Thủ đô và có thể thực hiện được trên thực tế; Từ đó, tạo tiền đề đưa Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế năng động, có tốc độ tăng trưởng nhanh, khẳng định vị thế của một đầu tàu kinh tế, tạo động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng.

Đọc thêm

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc

Chiều 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc Tin tức

Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
Xem thêm