Tag

Lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh khi nợ xấu giảm

Kinh tế 23/02/2019 16:55
aa
Đầu năm 2019, các nhà băng ồ ạt công bố con số lợi nhuận đạt được trong năm với mức tăng trưởng khá mạnh. Để đạt được điều này, một phần là nhờ kiểm soát được nợ xấu, thu hồi nợ để hoàn nhập dự phòng rủi ro vào lợi nhuận.

Lợi nhuận ngân hàng tăng mạnh khi nợ xấu giảm

Lần đầu tiên sau 26 năm hoạt động, Nam A Bank đạt mức lợi nhuận 231% kế hoạch, nhiều chỉ số vượt xa kế hoạch đề ra

Bài liên quan

Đầu năm, khách hàng ồ ạt gửi tiết kiệm ngân hàng

Nam A Bank ưu đãi lãi suất gói vay tín dụng xanh

Nam A Bank cùng Hoa hậu H’Hen Niê mang Tết yêu thương đến bà con nghèo

Nam A Bank đạt 231% kế hoạch lợi nhuận năm 2018

Đạt lợi nhuận kỷ lục

Một số ngân hàng đạt mục tiêu lợi nhuận năm qua như: Techcombank, VCB… Bên cạnh đó, TPBank, VIB, Sacombank cũng nằm trong câu lạc bộ nghìn tỷ đồng.

Trong năm 2018, không chỉ với các nhà băng quy mô mới đạt con số lợi nhuận “khủng” mà ngay cả ngân hàng vừa và nhỏ, lợi nhuận thu về cũng đạt mức tăng trưởng tích cực, thậm chỉ gấp đôi so với chỉ tiêu đưa ra ban đầu.

Cụ thể, VietBank đạt 400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế; Kienlongbank đạt hơn 300 tỷ đồng trước thuế; ABBank đạt 924 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đặc biệt, tại Nam A Bank đến hết năm 2018, tổng tài sản đạt 75.096 tỷ đồng, tăng 20.602 tỷ đồng và tăng 37,8% so với năm 2017, đạt 114% kế hoạch; Huy động thị trường 1 đạt 56.860 tỷ đồng, tăng 15.022 tỷ đồng (+35,9%) so với năm 2017, đạt 103% kế hoạch; Dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 50.815 tỷ đồng, tăng 14.469 tỷ đồng (+39,8%) so với năm 2017, đạt 121% kế hoạch. Là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép tăng room cao nhất trong hệ thống đến 40%. Đáng chú ý, lợi nhuận đạt 740 tỷ, đạt 231% kế hoạch.

Những tháng cuối năm 2018, Nam A Bank được NHNN chấp thuận mở rộng mạng lưới bao gồm 5 Chi nhánh và 30 Phòng giao dịch. Theo đó, ngày 01/11 khai trương PGD Phan Rang, 03/12 khai trương PGD Bảo Lộc. Đầu năm 2019, khai trương PGD Thanh Thủy (20/2), PGD Đoan Hùng (21/2)... Đáng chú ý, vào những ngày cuối năm cũ, Nam A Bank đã chính thức ký tài trợ vốn với Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF) triển khai tín dụng xanh hướng tới các dự án sử dụng năng lượng tái tạo như: mặt trời, gió, nước và tiết kiệm điện năng hoặc giảm thiểu khí thải CO2 là 20% với số tiền giải ngân 10 triệu USD…

Theo Nam A Bank, sở dĩ lợi nhuận tăng mạnh năm qua ngoài hoạt động cho vay, phí dịch vụ… thì nguồn thu từ xử lý nợ xấu đã đóng góp không nhỏ cho ngân hàng với số lượng trái phiếu VAMC còn lại không nhiều. Nam A Bank cho biết, sẽ sớm xử lý thu hồi nợ xấu, đồng thời đẩy mạnh trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng.

Hiện tại trái phiếu VAMC mà Nam A Bank đang nắm giữ chỉ còn 178 tỷ đồng, so với mức đầu năm nay nhà băng này có đến 2.588,8 tỷ đồng trái phiếu VAMC.

Nhờ nỗ lực tất toán trái phiếu VAMC

Số liệu vừa công bố của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho thấy, giá trị xử lý nợ xấu năm 2018 tăng khoảng 30% so với năm 2017. Cơ quan này dẫn báo cáo từ các tổ chức tín dụng cho biết tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với cuối năm 2017, ở mức 2,4% (năm 2017: 2,5%). Dự phòng rủi ro tín dụng 2018 tăng khoảng 30,1% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên mức 78,2% (năm 2017: 65,4%), nhưng không bao gồm nợ xấu đã bán cho VAMC.

Nam A Bank là một trong số ít tổ chức tín dụng đầu tiên được NHNN tin tưởng phê duyệt đề án tái cơ cấu giai đoạn II (2018-2020), đồng thời, được Moody’s xếp hạng B2
Nam A Bank là một trong số ít tổ chức tín dụng đầu tiên được NHNN tin tưởng phê duyệt đề án tái cơ cấu giai đoạn II (2018-2020), đồng thời, được Moody’s xếp hạng B2

Tính đến nay, cả hệ thống chỉ mới có 5 nhà băng tất toán xong trái phiếu VAMC gồm: VCB, VIB, Techcombank, MB, ACB. Các ngân hàng còn lại đang nỗ lực xử lý và hứa hẹn sẽ tất toán xong trái phiếu VAMC trong năm 2019 như: OCB, VPBank, Nam A Bank, Eximbank…

Quả thực, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm qua, đã không ít nhà băng xóa được gần hết các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC trước đó. Điển hình tại Nam A Bank, trong 9 tháng đầu năm 2018, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN về đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu, bằng nhiều biện pháp quyết liệt.

Các ngân hàng đã nỗ lực mua lại các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC trước đó để xử lý, thu hồi. Bởi trách nhiệm xử lý, thu hồi nợ vẫn luôn thuộc về ngân hàng. Chỉ riêng trong 9 tháng đầu năm 2018, Nam A Bank đã thu hồi được 2.469,3 tỷ đồng nợ gốc lãi của các khoản nợ đã bán cho VAMC; Thực hiện thanh lý trái phiếu VAMC với tổng mệnh giá là 2.410,4 tỷ đồng. Do vậy, các khoản nợ đã bán cho của Nam A Bank VAMC đã giảm mạnh và khả năng tất toán hết năm nay. Tổng mệnh giá trái phiếu VAMC tại Nam A Bank chỉ còn 7% so với đầu năm. Ngân hàng đã thu hồi 2.410 tỷ đồng trái phiếu VAMC, tương ứng giảm 93% so với đầu năm.

Cũng trong năm qua, Nam A Bank là 1 trong 3 Ngân hàng Thương mại Cổ phần được NHNN chỉ định trực tiếp tham gia tái cấu trúc 3 Quỹ tín dụng nhân dân tại Đồng Nai. Đồng thời, Nam A Bank đã tăng vốn điều lệ từ 3.021 tỷ đồng lên 3.353 tỷ đồng năm 2018. Có thể thấy, Nam A Bank là một trong số ít tổ chức tín dụng đầu tiên được NHNN tin tưởng phê duyệt đề án tái cơ cấu giai đoạn II (2018-2020) và đang đi đúng hướng. Ngân hàng được cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế (Moody’s) xếp hạng B2.

Mặc dù vậy, trong năm qua bên cạnh những nhà băng đã gặt hái thành công cũng không ít ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro cao. Lãnh đạo các ngân hàng cho hay, mặc dù lợi nhuận năm rồi đạt được ở mức tương đối khá hơn so với những năm trước, nhưng phải dành một phần để trích dự phòng rủi ro theo quy định cũng như đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình. Khoản dự phòng rủi ro này được xem là của để dành, nếu trong năm tới xử lý được nợ xấu sẽ hoàn nhập vào lợi nhuận. Trên thực tế, việc xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng đã phần nào được tháo gỡ kể từ khi có Nghị quyết 42, song chưa thể đẩy nhanh như kỳ vọng. Do đó, cách tốt nhất xử lý nợ xấu là ngân hàng phải trích dự phòng.

Tuy vậy, các ngân hàng vẫn lạc quan về triển vọng kinh doanh năm 2019. Theo kết quả điều tra mới nhất của Vụ Dự báo thống kê (NHNN), TCTD đang tỏ ra lạc quan hơn về hoạt động kinh doanh trong năm 2019. Dự báo trong năm 2019, 77,6% TCTD kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng tăng so với năm 2018, trong đó nhu cầu vay vốn được đa số các TCTD kỳ vọng tăng mạnh.

Trên cơ sở các yếu tố khách quan và chủ quan, 86% TCTD đánh giá tình hình kinh doanh của đơn vị mình được cải thiện hơn trong 2018 so với cuối năm 2017 và dự báo năm 2019; khoảng 88% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tiếp tục cải thiện hơn so với năm 2018, trong đó có khoảng 35% TCTD dự báo tình hình kinh doanh sẽ cải thiện nhiều.

Dự báo về tốc độ trưởng tín dụng năm 2019, các TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng tăng trưởng bình quân 15,27%, trong đó tín dụng VND luôn được kỳ vọng tăng trưởng nhanh hơn tín dụng ngoại tệ.

Đọc thêm

EVNNPC cung cấp điện an toàn, ổn định khi phụ tải tăng cao Doanh nghiệp

EVNNPC cung cấp điện an toàn, ổn định khi phụ tải tăng cao

Thông tin về động sản xuất kinh doanh tháng 4/2025, nhiệm vụ công tác tháng 5/2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, trong tháng 4/2025, đơn vị này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục cho 27 tỉnh, thành phố miền Bắc, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4–1/5, khi phụ tải tăng cao.
Long An - Tây Ninh sau hợp nhất: Tiềm năng hội tụ Kinh tế

Long An - Tây Ninh sau hợp nhất: Tiềm năng hội tụ

TTTĐ - Từng là một phần của phủ Gia Định dưới triều vua Minh Mạng, Long An và Tây Ninh không chỉ chia sẻ chung cội nguồn lịch sử mà còn gắn bó mật thiết qua bề dày truyền thống đấu tranh cách mạng "trung dũng, kiên cường".
Khích lệ tinh thần doanh nhân, khơi mở nguồn lực phát triển Doanh nghiệp

Khích lệ tinh thần doanh nhân, khơi mở nguồn lực phát triển

TTTĐ - Sự ra đời của Nghị quyết số 68-NQ/TƯ do Bộ Chính trị ban hành ngày 4/5 đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong tư duy và chính sách phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bà Rịa - Vũng Tàu cần xác định phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng Kinh tế

Bà Rịa - Vũng Tàu cần xác định phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 220/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay Doanh nghiệp

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay

TTTĐ - Chiều 9/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay”.
Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh Doanh nghiệp

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh

TTTĐ - Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh với các tiêu chí thống nhất, minh bạch...
Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh

TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 tin tưởng rằng, với những giải pháp đồng bộ và quyết tâm mạnh mẽ, tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh toàn khu vực...
Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt Thị trường - Tài chính

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt

TTTĐ - Theo chia sẻ của đại biểu Quốc hội, có khoảng 200.000 nông dân trồng dừa và hàng trăm doanh nghiệp chế biến rất lo lắng sản phẩm nước dừa chế biến của họ có thể bị coi là nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...
Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp Kinh tế

Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp

TTTĐ - Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh” là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt khi đây là diễn đàn đầu tiên do Thời báo Ngân hàng tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc lựa chọn Đà Nẵng làm nơi khởi đầu không phải là ngẫu nhiên, mà xuất phát từ thực tế đây là một trong những địa phương tiêu biểu trong nỗ lực xanh hóa các khu công nghiệp.
Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia Thị trường - Tài chính

Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

TTTĐ - Về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, Chính phủ đề nghị áp dụng theo phương án 1 với mức thuế thấp hơn so với phương án 2 và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 đề phù hợp với bối cảnh và tình hình mới...
Xem thêm