Liều thứ ba của vắc-xin AstraZeneca có thể tăng cường phản ứng miễn dịch
Cho đến nay, vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca thường được tiêm làm hai liều, cách nhau từ 4 đến 12 tuần.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên 90 tình nguyện viên vốn thuộc nhóm thử nghiệm lâm sàng đã được tiêm vắc-xin của AstraZeneca vào năm ngoái. Vào tháng 3 vừa qua, họ được tiêm liều vắc-xin AstraZeneca thứ 3, cách 30 tuần sau mũi thứ 2.
Các phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy liều thứ ba làm tăng mức độ kháng thể đối với virus ở những tình nguyện viên, đạt mức cao hơn so với một tháng sau khi tiêm liều thứ hai.
![]() |
Liều thứ ba của vắc-xin AstraZeneca có thể tăng cường phản ứng miễn dịch (Ảnh: NYT) |
Đây là một dấu hiệu đáng khích lệ rằng mũi thứ ba sẽ có khả năng bảo vệ tốt hơn nếu hiệu quả của hai liều trước giảm dần theo thời gian.
Các biến thể của virus SARS-Cov-2 bùng phát trong thời gian vừa qua cũng đẩy nhanh nhu cầu tiêm vắc-xin nhắc lại. Nếu các mũi thứ ba được coi là cần thiết trong những tháng tới, thì khả năng sẵn có của chúng có thể bị hạn chế nghiêm trọng, đặc biệt là ở các quốc gia nghèo hơn đang thiếu nguồn cung cấp đủ để tiêm mũi đầu tiên cho những công dân dễ bị tổn thương nhất của họ.
Đến nay, đã có 80 quốc gia thông qua việc sử dụng AstraZeneca kể từ tháng 12/2020.
Ngày 17/6, AstraZeneca tuyên bố đã thử nghiệm phiên bản vắc-xin mới được thiết kế để bảo bệ người tiêm trước biến thể Beta (B.1.351) được phát hiện lần đầu tại Nam Phi.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu mới có tên Com-COV cũng do các nhà khoa học tại Đại học Oxford công bố trên Tạp chí Y khoa Lancet hôm 28/6 cho biết việc tiêm kết hợp hai liều vắc-xin của hãng dược phẩm Pfizer và AstraZeneca có thể tạo ra các phản ứng miễn dịch tốt hơn. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng dù theo thứ tự tiêm vắc-xin AstraZeneca trước, sau đó tiêm vắc-xin Pfizer hay ngược lại, chúng đều tạo ra nồng độ cao các kháng thể chống lại protein gai của virus SARS-CoV-2 ( phần liên kết với tế bào người khi lây nhiễm). Nhóm tác giả nghiên cứu, cho biết những phát hiện này có thể giúp các quốc gia linh hoạt hơn trong việc đẩy nhanh nỗ lực triển khai tiêm chủng, trong bối cảnh nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vắc-xin. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Minh chứng về mối quan hệ đặc biệt "có một không hai" Việt Nam - Lào

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị trường tồn của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch nước Lương Cường đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

Việt Nam là quốc gia có tầm quan trọng chiến lược với Nhật Bản

Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
