Tag

Liên tục phát hiện nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi vi phạm về chất lượng

Bảo vệ người tiêu dùng 17/12/2021 08:38
aa
TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh và Bình Dương vừa phát hiện nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi của các công ty Danich Agri Việt Nam, DABACO Bình Phước, TACN Hoà Phát, Sao Vàng Long An... vi phạm về chất lượng. Cơ quan chức năng đã xử phạt nhiều cửa hàng về hành vi buôn bán các sản phẩm vi phạm.
Đồng Nai: Phát hiện nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi giả, kém chất lượng Đồng Nai: Phát hiện nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi giả, kém chất lượng
Vi phạm về chất lượng, hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi bị phạt nặng Vi phạm về chất lượng, hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi bị phạt nặng
Vi phạm về chất lượng, hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Tây Nguyên bị phạt Vi phạm về chất lượng, hàng loạt sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Tây Nguyên bị phạt

Đầu năm 2021, cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh đã ra quân thanh, kiểm tra, kiểm soát chất lượng các sản phẩm thức ăn chăn nuôi (TACN) đang được bán trên địa bàn. Bước đầu kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sản phẩm vi phạm, nhiều cửa hàng bị xử lý.

Cụ thể, tại cơ sở Trần Thị Minh ấp B1, xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu cơ quan chức năng kiểm tra sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cao cấp cho gà từ 22 ngày – 42 ngày Mega 12s có ngày sản xuất (NSX) 2/11/2020, hạn sử dụng (HSD) 60 ngày của Công ty Cổ phần Danich Agri Việt Nam (có địa chỉ tại lô K2, đường số 8, KCN Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai). Cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm trên vi phạm khi hàm lượng protein (18,4%) thấp hơn mức tối thiểu là 1,87% so với hàm lượng công bố.

Liên tục phát hiện nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi vi phạm về chất lượng
Công ty Cổ phần Danich Agri Việt Nam trước đó cũng bị phát hiện có sản phẩm vi phạm tại Đắk Lắk

Với vi phạm trên, cơ quan chức năng đã phạt cảnh cáo đối với cơ sở Trần Thị Minh về hành vi vi phạm "Mua bán thức ăn chăn nuôi có hàm lượng chất chính thấp hơn mức tối thiểu dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hoá".

Tại cơ sở Thiên Trang (số 2082, KP 1, thị trấn Bến Cầu, huyện Bến Cầu), cơ quan chức năng kiểm tra sản phẩm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cao cấp DABACO D91 có NSX 14/10/2020, HSD 60 ngày do Nhà máy thức ăn chăn nuôi DABACO Bình Phước (có địa chỉ tại ấp Suối Đơi, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) sản xuất. Sản phẩm trên đã có vi phạm khi hàm lượng protein (20,5%) thấp hơn mức tối thiểu là 0,84% so với hàm lượng công bố.

Liên tục phát hiện nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi vi phạm về chất lượng
Nhà máy TACN DABACO Bình Phước

Với vi phạm trên, cơ sở Thiên Trang bị cơ quan chức năng ra quyết định phạt cảnh cáo về hành vi vi phạm "Mua bán thức ăn chăn nuôi có hàm lượng chất chính thấp hơn mức tối thiểu dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hoá".

Tại tỉnh Bình Dương, cơ quan chức năng tỉnh này cũng phát hiện tại hộ kinh doanh Đoàn Thanh Cần đã có hành vi vi phạm mua bán thức ăn chăn nuôi, có hàm lựng định lượng chất chính thấp hơn mức tối thiểu từ 10% đến dưới 20% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hoá đối với sản phẩm HP26C của Công ty TNHH TACN Hoà Phát. Cửa hàng trên bị xử phạt hành chính theo quyết định 218 ngày 12/7/2020.

Liên tục phát hiện nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi vi phạm về chất lượng
Cơ quan chức năng tỉnh Tiền Giang phát hiện xe chở nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vi phạm vào cuối tháng 9/2021

Tại hộ kinh doanh Lê Minh Hải, cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm mua bán thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng chất chính thấp hơ mức tối thiểu từ 10% đến dưới 20% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hoá đối với sản phẩm cám trứng siêu cao cấp dành cho chim chào mào do Công ty TNHH Vương Việt Anh sản xuất. Với hành vi vi phạm trên, hộ kinh doanh bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính theo quyết định số 231 ngày 30/7/2020

Mới nhất, cơ quan chức năng, phát hiện hộ kinh doanh Trần Thị Minh Duyên đã có hành vi mua bán hàng hoá có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng; Buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng trong trường hợp hàng giả tương đương của hàng thật có giá dưới 3.000.000 đồng đối với sản phẩm Hà Lan AquaFeed 7118 của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển Vạn Sanh và sản phẩm “G 902” của Công ty TNHH MTV Sao Vàng Long An. Với hàng loạt vi phạm, hộ kinh doanh Trần Thị Minh Duyên bị cơ quan chức năng lập biên bản và ra quyết định xử phạt số 169 ngày 18/5/2021.

Được biết, cơ quan chức năng các tỉnh thành vẫn đang tiếp tục kiểm tra, thắt chặt trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi để kiểm soát về chất lượng cũng như giá cả, tránh tình trạng giá TACN leo cao, đầu cơ bất chấp vi phạm để kiếm lời...

VĂN QUÂN

Đọc thêm

Phú Yên lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại,hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Phú Yên lập tổ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại,hàng giả

TTTĐ - Ông Lê Tấn Hổ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên làm Tổ trưởng Tổ công tác cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường An toàn thực phẩm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện và thu giữ hơn 11 tấn thực phẩm hết hạn sử dụng, được tuồn vào các nhà hàng và công ty chế biến suất ăn công nghiệp để tiêu thụ.
Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy Bảo vệ người tiêu dùng

Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường vừa ký 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Sở Công Thương yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ Bảo vệ người tiêu dùng

Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ" Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ"

TTTĐ - Qua các vụ sản xuất sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) và thuốc giả với số lượng lớn liên tiếp bị phát hiện, cơ quan chức năng cũng nhận thấy lỗ hổng từ cơ chế "tự công bố" khiến hàng giả ngang nhiên xuất hiện trên thị trường.
Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật

TTTĐ - Các loại sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả được tung ra thị trường, nhắm thẳng vào nhóm bệnh nhân đang điều trị, người cao tuổi nhiều bệnh nền, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai... Bởi vậy, hàng giả nhưng chúng ảnh hưởng, nguy hại thật đến sức khỏe của cộng đồng.
Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả

TTTĐ - Trong một tháng vừa qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp triệt phá nhiều đường dây sản xuất sữa, thuốc và thực phẩm chức năng giả quy mô lớn. Hàng trăm tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, sữa bị làm giả với nhiều thủ đoạn tinh vi len lỏi vào thị trường khiến người tiêu dùng càng thêm bất an.
Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh

Vụ án Ame Global với hàng nghìn nạn nhân và số tiền giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng không chỉ là một vụ án hình sự thông thường, mà còn là một hồi chuông cảnh tỉnh, một bài học đắt giá cho cả cộng đồng và các cơ quan quản lý về những rủi ro tiềm ẩn trong các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng.
Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới

Từ những manh mối ban đầu và những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, lực lượng công an, trong đó chủ công là lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn và Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã nhiều tháng thu thập chứng cứ và "cất vó" thành công vụ án kinh doanh đa cấp xuyên biên giới, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm. Trong quá trình điều tra, lực lượng công an phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đấu tranh với một đường dây có yếu tố nước ngoài nhưng các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đã không ngừng nỗ lực, phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Xem thêm