Tag

Lào Cai chủ động ứng phó có hiệu quả với lũ quét, sạt lở đất

Môi trường 16/07/2020 21:15
aa
TTTĐ - Do đặc trưng địa hình đồi núi phức tạp nên những năm qua, các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Lào Cai thường xuyên xảy ra nhiều trận lũ quét, sạt lở đất, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra, những năm gần đây, Lào Cai đã đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng ngừa, cảnh báo, chủ động ứng phó có hiệu quả với lũ quét, sạt lở đất.

Lào Cai chủ động ứng phó có hiệu quả với lũ quét, sạt lở đất

Mưa lũ làm nhiều tuyến đường giao thông tại tỉnh Lào Cai bị sạt lở nghiêm trọng

Bài liên quan

Mưa lũ tại Lai Châu và Lào Cai khiến một người mất tích

Cảnh báo mưa lớn, sạt lở đất ở các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Chỉnh trị dòng chảy sông Hậu: Vấn đề cấp bách để bảo vệ quốc lộ 91

Sẵn sàng phương án ứng phó trong mọi tình huống thiên tai

Giải pháp phòng, chống sạt lở bờ biển hiệu quả từ đê trụ rỗng

Khắc phục khó khăn, thách thức trong công tác phòng chống thiên tai

Cứ mưa lũ là lở đất

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai cho biết: “Với địa hình đặc trưng là núi cao, khe sâu, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, những vùng có độ dốc trên 250m chiếm 80% diện tích đất của tỉnh, do đó tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp.

Theo thống kê 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 24 đợt rét đậm rét hại; 59 trận mưa lớn; 27 trận lũ quét, sạt lở đất cùng với nhiều loại hình thiên tai khác làm chết 226 người, 8 người mất tích; 229 người bị thương.

Mưa lũ cũng gây thiệt hại nặng nề về kinh tế khi khiến 2.266 căn nhà bị sập, trôi; 37.860 nhà hư hỏng hoặc phải di chuyển; 55.153ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, 41.732 con gia súc bị chết.

Ngoài thiệt hại về sản xuất nông nghiệp, trên 1.500 lượt công trình giao thông, thuỷ lợi và các công trình hạ tầng khác bị phá huỷ hoặc hư hỏng nặng. Thiệt hại về kinh tế trên 4.624 tỷ đồng, tức là bình quân 400 - 500 tỷ đồng/năm”.

Trước sự biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, diễn biến thời tiết bất thường đã gây ra nhiều dạng thiên tai cực đoan làm gián đoạn quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Lào Cai xảy ra 19 đợt thiên tai làm 2 người chết, 8 người bị thương; 2.524 nhà ở bị hư hỏng và ảnh hưởng; 331ha lúa, mạ, hoa màu bị thiệt hại; 50 điểm trường và trụ sở cơ quan, nhiều tuyến đường giao thông bị sạt lở. Ước thiệt hại về kinh tế trên 120 tỷ đồng.

Tuyến đường bị sạt lở do mưa lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đi lại và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai
Tuyến đường bị sạt lở do mưa lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đi lại và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bát Xát (tỉnh Lào Cai) cũng cho biết những ngày đầu tháng 7 vừa qua mưa lớn dữ dội trút xuống khiến mực nước các sông, suối trên địa bàn lên rất nhanh làm tình trạng sạt lở xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn.

Đặc biệt, dọc theo tỉnh lộ 156 từ xã Trịnh Tường đi xã Y Tý (Bát Xát), sạt lở đất xảy ra ở nhiều điểm, có điểm vết sạt kéo dài vài chục mét, khiến ô tô không thể đi lại. Dọc theo tỉnh tộ 156B, mưa lớn cũng khiến các tuyến đường giao thông tại xã Mường Vy, Bản Vược, Mường Hum, Cốc Mỳ... có nhiều ngầm tràn bị ngập nước, đường sạt xói lở, giao thông đi lại rất khó khăn.

Nhiều vị trí, lượng đất, đá lớn từ trên núi cao sạt xuống rãnh thoát nước thuộc km264 - 265 quốc lộ 4. Sạt lở đất, đá đã làm hỏng một số diện tích rau và hoa màu của người dân xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai.

Sạt lở cũng khiến nước dâng cao, đục ngầu đoạn qua ngầm tràn Lùng Phình. Đáng chú ý, mưa lớn tích tụ nước khiến sụt lún một số nền đường và trượt lở đất, đá mái ta luy dương.

Kịp thời có những giải pháp khắc phục

Việc khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra rất tốn kém về kinh phí, lâu dài về thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân cũng như làm gián đoạn quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Vì vậy, nhằm chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, những năm qua tỉnh Lào Cai đã xác định công tác phòng ngừa, ứng phó là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, các công tác ứng phó kịp thời sau thiên tai được thực hiện nhanh và hiệu quả.

Điển hình, đầu tháng 7 vừa rồi, với các điểm sạt lở tại tuyến đường 156, 156B đoạn qua xã Cốc Mỳ và Mường Vi, thuộc huyện biên giới Bát Xát, tỉnh lộ 153 và quốc lộ 4, thuộc huyện Bắc Hà và Si Ma Cai bị sạt lở 15 điểm, gây ách tắc giao thông cục bộ. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã phối hợp chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo nơi bị sạt lở, huy động lực lượng tại chỗ giúp người dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất.

Lực lượng chức năng kiểm tra điểm cảnh báo lũ tại đập tràn Tân Long xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát, Lào Cai)
Lực lượng chức năng kiểm tra điểm cảnh báo lũ tại đập tràn Tân Long xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát, Lào Cai)

Đồng chí Quảng Văn Việt, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết: Khi bờ đập đồng thời là đường giao thông tại Hồ Nhuần 4 bị sạt lở chân đập phía taluy âm dài khoảng 60m, gây nguy cơ mất an toàn cho thân đập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh đã tổ chức đoàn kiểm tra đến hiện trường để đánh giá mức độ mất an toàn của thân đập. Cơ quan cũng chỉ đạo chính quyền địa phương huy động lực lượng, vật tư gia cố lại thân đập và xây dựng phương án khắc phục nhằm đảm bảo an toàn.

“Trước nguy cơ mất an toàn, chúng tôi đã chỉ đạo chính quyền địa phương huy động lực lượng, vật tư gia cố lại thân đập bằng cách đóng cọc tre. Tỉnh và địa phương đã lên phương án khắc phục cụ thể, hiện chúng tôi đang tiếp tục theo dõi, phạm vi ảnh hưởng đến đâu thì chúng tôi sẽ triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho đập và người dân”, ông Việt nói.

Ngoài những biện pháp “phản ứng nhanh”, tỉnh Lào Cai cũng xây dựng các phương án lâu dài bằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ các cấp và người dân; Đầu tư, ứng dụng và nâng cấp các hệ thống dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai.

Đến nay, toàn tỉnh có 47 trạm quan trắc, cảnh báo và dự báo thời tiết, thiên tai; Trong đó có 4 trạm Khí tượng, 5 trạm thủy văn, 3 hệ thống cảnh báo lũ (do Hàn Quốc và Đài Loan tài trợ), 33 trạm đo mưa tự động, 2 hệ thống cảnh báo cháy rừng. Việc tăng cường đầu tư các hệ thống quan trắc, cảnh báo bước đầu đã phát huy hiệu quả và phục vụ tốt trong quá trình ra quyết định.

Tuy nhiên, trước diễn biến của thời tiết hết sức phức tạp, khó lường, để chỉ đạo tốt công tác phòng ngừa, tỉnh Lào Cai tiếp tục xác định rõ yếu tố dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai là đặc biệt quan trọng. Trong thời gian tới, tỉnh Lào Cai sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp, ứng dụng các hệ thống cảnh báo, dự báo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

Lào Cai đẩy mạnh xây dựng đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã

Bên cạnh những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm ứng phó với thiên tai, tỉnh Lào Cai đã chủ động xây dựng đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”. Tỉnh đã huy động được lực lượng, phương tiện, trang bị, vật chất của các cấp, các ngành cùng tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn, thể hiện rõ vai trò nòng cốt của các đơn vị quân đội, công an trong ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Anh Lê Văn Cống, Công an viên thôn Tân Long (xã Cốc Mỳ, Bát Xát, Lào Cai) cho biết: “Mấy năm trước, mỗi lần xảy ra mưa lũ, trên địa bàn hay xảy ra trôi xe, trôi cầu nhưng từ khi đường làm bằng bê tông, người dân chọn lối đi vòng an toàn. Bên cạnh đó khi được gọi điện thoại thông báo thì người dân cũng chủ động phòng, tránh, không đi qua các điểm lũ, sạt lở để tránh bị tai nạn.

Ngoài ra, các địa phương đã thành lập đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã để hỗ trợ người dân chủ động ứng phó với thiên tai. Trong mùa mưa lũ, hệ thống loa truyền thanh tại các địa phương cũng được hoạt động thường xuyên để tuyên truyền, cảnh báo tới người dân những thông tin kịp thời về tình hình mưa lũ.

Đặc biệt, địa phương cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng, chống thiên tai, xây dựng được phương án ứng phó với các loại hình thiên tai, kỹ năng sơ cấp cứu, thực diễn ứng cứu trong tính huống mưa lớn, sạt lở đất...

Đọc thêm

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C Môi trường

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/4, nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông, riêng Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng với nền nhiệt có nơi trên 35 độ C.
“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường Môi trường

“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sau thành công vang dội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Huế, chương trình nghệ thuật “Hoa và Rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường đã đến Hà Nội với hai đêm diễn tại Nhà hát Lớn. Đêm nhạc quy tụ 120 nghệ sĩ đến từ Feelings Art House ở thành phố Hồ Chí Minh cùng sự tham gia của nhóm sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Bắc Bộ sáng và đêm trời rét Môi trường

Bắc Bộ sáng và đêm trời rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/4, nhiều khu vực có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng khu vực Bắc Bộ trời rét vào sáng và đêm với nền nhiệt ở vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C.
Gen Green Platform chính thức ra mắt tại Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam Môi trường

Gen Green Platform chính thức ra mắt tại Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam

TTTĐ - Gen Green Platform - nền tảng sáng tạo độc đáo dành cho cộng đồng sống xanh được Vingroup công bố ra mắt tại Ngày hội Xanh 2025 tổ chức ngày 13/4 tại Ocean City. Đặc biệt, ngày hội vì môi trường có quy mô lớn nhất Việt Nam còn gây ấn tượng với màn xếp chữ kỷ lục “Vì Việt Nam xanh” từ gần 400 xe điện VinFast.
Hưởng ứng chiến dịch “Trồng 1 tỷ cây xanh" Xã hội

Hưởng ứng chiến dịch “Trồng 1 tỷ cây xanh"

TTTĐ - Công ty Airbus Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (CNREC) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thực hiện Đề án Quốc gia “Trồng 1 tỷ cây xanh” nhằm phục hồi hệ sinh thái của Việt Nam cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu.
Không khí lạnh ảnh hưởng tới Bắc Bộ Môi trường

Không khí lạnh ảnh hưởng tới Bắc Bộ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 13/4, không khí lạnh ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ kể từ sáng nay. Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Quảng Nam: Rừng thông trốc gốc, bờ biển tan hoang Xã hội

Quảng Nam: Rừng thông trốc gốc, bờ biển tan hoang

TTTĐ - Hàng trăm mét bờ biển cùng diện tích rừng thông nằm sát bờ biển Cẩm An thời gian qua đã bị xâm thực gây sạt lở nặng.
Xử lý nghiêm tình trạng đổ phế thải trái phép ra sông Hồng Môi trường

Xử lý nghiêm tình trạng đổ phế thải trái phép ra sông Hồng

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.
ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế tặng bà con tỉnh Yên Bái Môi trường

ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế tặng bà con tỉnh Yên Bái

TTTĐ - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) chính thức trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.
Xem thêm