Tag

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông

Đường dây nóng 04/08/2024 16:26
aa
TTTĐ - Hơn 40 hộ dân trên địa bàn thị trấn Plei Kần và xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) vẫn chưa nhận đủ tiền bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất sản xuất, hoa màu bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Plei Kần.
Kon Tum: Xử lý hàng nghìn mét khối đất, đá dọc bờ sông PôKô Dự án Nhà máy giấy Tân Mai “đắp chiếu” dưới nắng gió Tây Nguyên Kon Tum: Đèo Lò Xo nát như "chiếc áo rách"
Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Dự án thủy điện Plei Kần do Công ty Cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư đi vào vận hành được gần 4 năm và ảnh hưởng đến đất đai, hoa màu của người dân (Ảnh: Trần Nghĩa)

Bất lực nhìn đất đai, hoa màu trôi theo sông

Dẫn chúng tôi ra căn nhà và vườn cây ăn trái nằm bên lòng hồ thủy điện Plei Kần bằng chiếc ghe nhỏ, ông Nguyễn Văn Chính, trú tại Tổ dân phố 2, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) chua xót: "Trước đây đo đạc và có đền theo cao trình, nhưng sau khi thủy điện tích nước thì nước ngập hơn cao trình. Cùng với đó, khi nước dâng cao, diện tích đất và cây ăn trái sát lòng hồ cứ trôi theo dòng sông".

Cũng theo ông Chính, thời điểm hiện tại, hơn 200 cây cà phê và hơn 40 cây sầu riêng dọc lòng hồ có nguy cơ sạt lở. Cách đây gần 4 năm cũng khiếu nại để hỗ trợ đền bù, đơn từ gửi đến khắp nơi mà cuối cùng cũng chưa được giải quyết.

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Ông Nguyễn Văn Chính chua xót khi nhìn căn nhà của mình bị nước ngập ngang tường (Ảnh: Trần Nghĩa)

Nằm cách lòng hồ khá xa, anh Xiêng Lăng Hùng, trú tại thôn Chả Nội 2, xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) cho biết: "Cách đây khoảng 1 tuần, do ảnh hưởng của bão và áp thấp nên thủy điện xả không kịp, một diện tích lớn cây cà phê của gia đình đã bị nước sông nhấn chìm".

Để cứu vãn tình hình, anh đã phải tự tay chặt bỏ những cây cà phê đang trong thời kỳ kinh doanh do bị ngập úng và trồng dặm thêm cây con. Tuy nhiên, cứ mỗi lần mưa là nước lòng hồ lại dâng cao nên các cây cà phê trồng dặm đều bị chết.

Anh Xiêng Lăng Hùng cho biết thêm, gia đình trồng hơn 500 cây cà phê ở khu vực gần khe suối, trước đây mưa lớn đến mấy cũng không bị ngập. Sau khi thủy điện tích nước thì năm nào diện tích cây cà phê cũng bị ngập, mỗi lần ngập hai đến ba ngày, tính ra đã chết 170 cây cà phê.

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Một số cây sầu riêng đứng trước nguy cơ ngã đổ xuống lòng hồ (Ảnh: Trần Nghĩa)

Hơn 40 hộ dân bị ảnh hưởng bởi thủy điện

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ngày 17/10/2016, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đã ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Tấn Phát thực hiện dự án thủy điện Plei Kần.

Dự án được thực hiện trên sông Pô Kô thuộc thị trấn Plei Kần, xã Đắk Nông (huyện Ngọc Hồi) và xã Đăk Rơ Nga (huyện Đăk Tô).

Ngay sau khi dự án thực hiện xong và tiến hành tích nước để vận hành thử nghiệm đã khiến nhiều diện tích đất đai, hoa màu của người dân bị ảnh hưởng.

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Anh Xiêng Lăng Hùng chặt bỏ những cây cà phê bị chết do ngập úng (Ảnh: Trần Nghĩa)

Theo thống kê của UBND huyện Ngọc Hồi, liên quan đến thủy điện Plei Kần có tổng cộng 40 đơn kiến nghị của người dân và hiện phát sinh thêm một số hộ bị ảnh hưởng. Trong đó, thị trấn Plei Kần 12 đơn và xã Đăk Nông 28 đơn.

Người dân kiến nghị xoay quanh việc nước đập thủy điện Plei Kần dâng làm sạt lở đất, cây cối, hoa màu của các hộ gia đình và đề nghị hỗ trợ thiệt hại. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.

Đặc biệt, 2 hộ đã được thống nhất phương án đền bù do bị ảnh hưởng khi vận hành thủy điện nhưng đến nay vẫn chưa nhận đủ tiền đền bù.

Cụ thể, ông Trần Văn Minh ở thôn 6, thị trấn Plei Kần đang đề nghị chi trả số tiền đền bù thiệt hại còn lại 360 triệu đồng. Ông Phạm Văn Hoãn ở thôn 7, thị trấn Plei Kần đề nghị chi trả số tiền đền bù thiệt hại còn lại 250 triệu đồng.

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Nhiều diện tích đất sản xuất của người dân bị sạt lở (Ảnh: Trần Nghĩa)

Ông Phạm Văn Hoãn cho biết: Gia đình đã kiểm kê thống nhất khối lượng và số tiền hỗ trợ cho nhưng mới được chi trả một nửa, số tiền còn lại 250 triệu đồng vẫn chưa được trả.

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Hữu Nông, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi cho biết: Thời gian qua, tại các buổi tiếp xúc cử tri, những hộ dân bị ảnh hưởng của dự án thủy điện Plei Kần đã kiến nghị. Sau đó, chủ đầu tư dự án thủy điện Plei Kần cũng phối hợp với UBND thị trấn xuống xác định, đo đếm nhưng đến nay vẫn chưa hỗ trợ cho người dân.

Qua những buổi làm việc, đại diện thủy điện cũng hứa sẽ giải quyết dứt điểm cho người dân. Tuy nhiên, sự việc kéo dài hơn 3 năm nay rồi vẫn "giậm chân tại chỗ".

Mới đây, ngày 13/6/2024, Văn phòng HĐND và UBND huyện Ngọc Hồi đã có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND huyện tại cuộc họp giải quyết bồi thường thiệt hại do thi công, vận hành các công trình thủy điện.

Theo đó, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi yêu cầu Phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì, phối hợp với UBND các xã Đăk Nông và thị trấn Plei Kần rà soát, đánh giá kết quả kiến nghị của người dân liên quan trong quá trình vận hành của thủy điện.

Trong đó, đơn vị rà soát lập danh sách các hộ để tiến hành kiểm kê, đo đạc đối với các trường hợp đã xác định được nguyên nhân ảnh hưởng bởi vận hành thủy điện.

Công ty Cổ phần Tấn Phát phối hợp với UBND xã Đăk Nông và thị trấn Plei Kần lập danh sách các hộ dân bị ảnh hưởng đã thống nhất khối lượng và thực hiện việc chi trả tiền đến bù đến từng hộ dân.

Đối với các hộ chưa thống nhất được nguyên nhân bị ảnh hưởng, đề nghị công ty phối hợp với UBND các xã, thị trấn và các phòng chức năng của huyện để kiểm tra, làm việc cụ thể với từng hộ. Công ty hoàn thành trước 30/6/2024 và báo cáo UBND huyện (qua Phòng Kinh tế và Hạ tầng) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông
Cây ăn trái của người dân ven lòng hồ có nguy cơ trôi theo sông (Ảnh: Trần Nghĩa)

Ông Nguyễn Đức Xuân, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Ngọc Hồi cho biết: Đến nay vẫn còn nhiều hộ chưa được bồi thường, hỗ trợ. UBND huyện đã có nhiều buổi làm việc với Công ty Cổ phần Tấn Phát, UBND các xã và các đơn vị liên quan để họp bàn.

Đồng thời, UBND huyện cũng đã có văn bản báo cáo Sở Công thương, UBND tỉnh để có chỉ đạo việc thực hiện sớm chi trả, bồi thường cho người dân trên địa bàn.

Đọc thêm

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong Đường dây nóng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Dự án Cảng thủy nội địa và Kho bãi tổng hợp Đông Phong tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ (nay là TP Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III Đường dây nóng

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận Thanh tra về Trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng giai đoạn 2015 - 2022. Qua thanh tra, TTCP đã phát hiện nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III (nay là TP Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn về việc xử lý hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt vi phạm pháp luật về đê điều.
Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi Đường dây nóng

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

TTTĐ - Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Lâm Đồng đưa vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

TTTĐ - UBND TP Hải Dương vừa ban hành thông báo về việc dừng hoạt động các trạm trộn bê tông, asphal tại bãi sông Thái Bình trên địa bàn thành phố.
Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo Đường dây nóng

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo

TTTĐ - Tại tỉnh Long An, đất của người dân mua ở huyện Đức Hòa và làm thủ tục đầy đủ theo quy định nhưng lại bị mất vì liên quan hồ sơ được công chứng ở huyện Đức Huệ. Người bị mất đất khởi kiện ra tòa án qua 2 cấp xét xử, đến cấp phúc thẩm, tòa đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại từ đầu. Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Huệ đã khởi tố vụ án hình sự và điều tra dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim Đường dây nóng

Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, qua thông tin phản ánh của báo chí về việc 1 xe cứu thương chở diễn viên đến họp báo ra mắt phim “Âm dương lộ” vào chiều 26/3 tại Quận 3, Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế đã xác minh nguồn gốc của xe cứu thương này.
Vi phạm Luật Đất đai, công ty bảo trợ chăm sóc người cao tuổi bị thu hồi đất Đường dây nóng

Vi phạm Luật Đất đai, công ty bảo trợ chăm sóc người cao tuổi bị thu hồi đất

TTTĐ - UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Thông báo 86/TB-UBND về việc thu hồi đất của Công ty TNHH Bảo trợ chăm sóc phát huy người cao tuổi Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo) do vi phạm pháp luật đất đai.
Vi phạm đất đai tại phường Mễ Trì đã được xử lý quyết liệt Bạn đọc

Vi phạm đất đai tại phường Mễ Trì đã được xử lý quyết liệt

TTTĐ - Trước thông tin phản ánh của báo chí về vi phạm đất đai tại phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), mới đây, UBND phường Mễ Trì đã có báo cáo về công tác quản lý đất đai và kết quả xử lý vi phạm.
Xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt 125 triệu đồng Đường dây nóng

Xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt 125 triệu đồng

TTTĐ - Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt 125 triệu đồng và buộc thu hồi sản phẩm.
Xem thêm