Kiểm soát chất lượng thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2019
![]() |
Bài liên quan
Lạng Sơn: Dịp tết 2019, giá bán hàng bình ổn thấp hơn 5 – 10% giá thị trường
Hải Dương tăng cường bảo đảm an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán 2019
Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Kỷ Hợi 2019
Chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng tháng 11/2018
Theo số liệu từ Cục ATTP, từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.710 ca mắc, trong đó có 15 trường hợp tử vong, chủ yếu do ngộ độc rượu và ngộ độc nấm. Trong 10 tháng qua, Cục ATTP đã thu hồi hàng trăm giấy phép, xử phạt gần 6 tỷ đồng đối với 99 doanh nghiệp vi phạm các quy định về ATTP.
Để đảm bảo chất lượng, nguồn gốc của các loại hàng hóa, thực phẩm trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2019, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các thực phẩm phổ biến như thịt, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát… đây là các mặt hàng được tiêu thụ với số lượng lớn. Do đó, lực lượng chức năng, các địa phương kiên quyết không để các sản phẩm không bảo đảm trà trộn trên thị trường. Đồng thời kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu chủ các cơ sở phải tuân thủ các quy định như nhãn mác rõ ràng, kiểm nghiệm sản phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm…
Ngoài bảo đảm ATTP trong dịp Tết, Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho rằng, vấn đề đáng lo ngại hiện nay là làm thế nào để bảo đảm ATTP tại bếp ăn trường học, đặc biệt là bếp ăn công nghiệp cung cấp bữa ăn cho công nhân. Hiện các bữa ăn giữa ca là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp được. Thực tế, nhiều nhà máy vẫn đang cung cấp cho công nhân những bữa ăn chỉ từ 12.000 -14.000 đồng/ suất. Giá bữa ăn càng thấp thì nguy cơ về các vấn đề ATTP càng tăng cao và dễ dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn.
Trước đó, UBND Thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tháng 12/2018; các kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm phục vụ nhân dân đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán 2019. Cụ thể, để đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên Đán, UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị tập trung công tác thông tin tuyên truyền, theo dõi diễn biến tình hình thị trường để kịp thời điều tiết cung ứng hàng hóa phục vụ nhân dân. Đặc biệt quan tâm đến khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, khu chế xuất, đảm bảo việc cung ứng điện, xây dựng phương án dự phòng để đảm bảo cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
Bên cạnh đó, UBND Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại: Lực lượng Công an, Hải quan, Quản lí thị trường, Sở Công Thương phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, chính quyền địa phương thông tin minh bạch, công khai các biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đối với một số mặt hàng, khu vực trọng điểm giúp doanh nghiệp, thương nhân nhận biết và điều chỉnh hành vi kinh doanh đồng thời cảnh báo sớm người tiêu dùng trong mùa mua sắm.
Bài liên quan
Hà Nội: Rau an toàn sẵn sàng đón Tết
Bưởi cảnh Tết được mùa, hút khách
Thị trường Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 tại Hà Nội: Không lo thiếu hàng, “đội” giá
Cận Tết Nguyên đán 2017, giá rau sạch tăng đột biến
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nâng cao năng lực chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị hen phế quản tại Việt Nam

“Loạn” quảng cáo "An cung ngưu hoàng hoàn", người dùng nên cẩn trọng

Thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam

Ngã xe máy sau một tháng mới phát hiện máu tụ trong não

182 cá nhân được tuyên dương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn

Thay huyết tương 4 lần cứu bệnh nhân ung thư bị suy gan cấp

Ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn người bệnh, nhân viên y tế

Nam công nhân đứt lìa ngón tay do tai nạn lao động
