Tag

Không phải học sinh nào cũng biết tự học

Nhịp sống trẻ 05/03/2025 17:19
aa
TTTĐ - Thông tư 29 về cấm dạy thêm học thêm vừa có hiệu lực đã gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống của các gia đình. Việc học sinh chỉ học một buổi trên lớp, quỹ thời gian trống tăng lên khiến nhiều phụ huynh "loay hoay" trong việc quản lý, sắp xếp thời gian biểu cho con. Dù các chuyên gia giáo dục cho rằng đây là cơ hội để cho trẻ tự giác, tự học nhưng nhiều ý kiến cho rằng, không phải học sinh nào cũng có ý thức như vậy.
Học sinh Hà Nội thi khảo sát từ ngày 20 - 23/3 Hơn 1.300 học sinh Hà Nội tranh tài Olympic tiếng Anh cấp tiểu học

Lúng túng trong việc giám sát con

Sau khi Thông tư 29 về cấm dạy thêm học thêm có hiệu lực, nhiều phụ huynh bày tỏ sự lo lắng về việc quản lý con cái, đặc biệt là khi học sinh chỉ học một buổi trên lớp. Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, có con học tập tại trường THCS Cao Bá Quát, huyện Gia Lâm chia sẻ: "Bây giờ con chỉ học buổi sáng, buổi chiều ở nhà tôi đang không biết quản lý con như thế nào. Dù gia đình có lắp thêm camera ở trong nhà nhưng bố mẹ đều đi làm, thi thoảng check camera để nhắc nhở con nhưng cũng khó. Vì mình còn có công việc phải làm, không thể lúc nào cũng kiểm tra và nhắc nhở con được. Quản lý con kiểu này cũng khiến tôi bị phân tâm trong công việc".

Nhiều phụ huynh khác cũng đồng tình cho rằng, việc cấm dạy thêm học thêm khiến họ "loay hoay" trong việc sắp xếp thời gian cho con, đặc biệt là những gia đình có cả bố và mẹ đều đi làm.

Vấn đề về cấm dạy thêm trong nhà trường theo quy định của Thông tư 29 đang nhận nhiều luồng dư luận trái chiều
Vấn đề về cấm dạy thêm trong nhà trường theo quy định của Thông tư 29 đang nhận nhiều luồng dư luận trái chiều

Mặc dù Thông tư 29 hướng đến việc giảm áp lực học tập cho học sinh nhưng nhiều phụ huynh vẫn giữ tâm lý "thành tích". Chị Bùi Huyền (Quảng Ninh) cho biết: "Khi thi cử chưa giảm, đánh giá, nhận xét trong chương trình học chưa thay đổi, thi vào trường công lập còn đầy khó khăn thì không thể nào giảm học thêm và cho con ở nhà vui chơi thoải mái được. Tôi cũng rất muốn con tôi tự lập, tự học nhưng cháu không phải là một đứa trẻ có tính tự giác cao. Vì thế đối với con, tôi vẫn cần có người hướng dẫn học và nhắc nhở thì con mới đi vào quy củ được”.

Điều này cho thấy, áp lực "thành tích" vẫn còn đè nặng lên vai học sinh và việc cấm dạy thêm học thêm không thể giải quyết triệt để vấn đề này.

Những tâm tư này không chỉ là của riêng chị Hạnh hay chị Huyền, mà còn là nỗi lòng của rất nhiều bậc phụ huynh. Họ lo lắng khi không có giáo viên hướng dẫn con mình tự học, tự làm bài tập thì con sẽ sa đà vào điện tử, mạng xã hội...

Anh Đức Tuấn, một phụ huynh có con hiện đang theo học tại một trường THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ, chia sẻ: "Dù đã lắp camera giám sát ở nhà, tôi vẫn không thể yên tâm làm việc. Cứ được một lúc, tôi lại phải chạy ra ngoài gọi điện về giục con học bài. Tuy nhiên cũng chỉ được một lát, kiểm tra camera lại thấy con nằm ngủ hoặc chơi game. Cứ thế, tôi liên tục phải gọi điện nhắc nhở, khiến cả tôi và con đều mệt mỏi, công việc bị ảnh hưởng ít nhiều”.

Tự học bắt đầu từ đâu?

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi mà phần lớn phụ huynh đều phải làm việc đến tận chiều muộn, vấn đề trông nom, giám sát con cái trong khoảng thời gian này trở thành một thách thức không nhỏ. Đặc biệt là đối với những đứa trẻ không có tính tự giác, việc tự học dường như là một việc làm khó khả thi. Câu hỏi đặt ra là, con tự học bắt đầu từ đâu, như thế nào?

Thực tế cho thấy, không ít trẻ em khi ở nhà một mình, đặc biệt là những em chưa hình thành được kỹ năng tự học, thường sa đà vào các hoạt động giải trí trên mạng như chơi game hoặc xem video. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác.

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, cho rằng mục đích của thông tư là giảm áp lực học tập, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện.

Tuy nhiên TS. Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng, trong khi học sinh chưa làm quen được với việc tự học thì cần phải có một quá trình chuyển đổi. Bản thân các em phải hướng đến khả năng tự học. “Tự học mới giúp học sinh sáng tạo, phát huy tốt thế mạnh của mình. Phụ huynh cũng phải xem là con mình có năng lực tự học không, có phát triển hay không? Theo tôi để học sinh tự học phải đặt thêm lộ trình và kiểm tra chặt chẽ hơn.", TS. Nguyễn Tùng Lâm nhấn mạnh.

Thông tư 29 đặt ra nhiều băn khoăn về cách quản lý con cái của các bậc phụ huynh và cách tự học như thế nào đối với nhiều học sinh
Thông tư 29 đặt ra nhiều băn khoăn về cách quản lý con cái của các bậc phụ huynh và cách tự học như thế nào đối với nhiều học sinh

Tuy nhiên, Tiến sĩ Lâm cũng lưu ý rằng, việc giảm tải áp lực học tập không đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý. Phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập của con, đồng thời tạo môi trường học tập lành mạnh tại nhà.

Nhiều chuyên gia giáo dục đưa ra lời khuyên, để tự học có hiệu quả, học sinh cần xác định rõ mục tiêu của việc tự học. Phương pháp tự học chỉ hiệu quả khi mục tiêu được đặt ra. Mục tiêu càng rõ ràng và mạnh mẽ, người học sẽ càng có động lực phấn đấu và tự giác thực hiện thay vì chờ người khác nhắc nhở.

Các em cũng cần xây dựng kế hoạch tự học khoa học. Trên thực tế, học sinh phải học rất nhiều môn học với lượng kiến thức khổng lồ. Vì thế, để tự học có hiệu quả, người học cần vạch ra mục tiêu và kế hoạch, thời gian học chi tiết cho từng môn. Ưu tiên môn học trọng tâm trước, phân bổ hợp lý thời gian học, từ đó làm chủ quá trình tự học tập, nghiên cứu của mình.

Để hiểu sâu bài giảng của giáo viên, học sinh cần chủ động tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến bài học từ sách nâng cao, tài liệu trên mạng, thậm chí cả ở ngoài đời sống... Đây là một phương pháp tự học vô cùng hiệu quả giúp học sinh nắm chắc và mở rộng vốn hiểu biết của mình.

Bên cạnh đó, học sinh cũng cần tập trung ghi nhớ các thông tin, kiến thức trọng tâm. Hiện nay, học liệu cho học sinh rất phong phú. Việc học sinh có kỹ năng chọn lọc kiến thức là vô cùng quan trọng, khi đó việc ghi nhớ cũng chính xác và dễ dàng hơn. Để biết thông tin nào thật sự cần thiết, người học phải xác định đúng vấn đề và thu hẹp phạm vi cần làm sáng tỏ.

Ngoài ra, các em cần rèn luyện tính kiên trì và kỷ luật khi tự học. Tự học yêu cầu sự tự giác, tự đặt ra mục tiêu và khuôn khổ cho bản thân mà không phụ thuộc vào người khác. Để phương pháp tự học đạt kết quả tốt, tính kiên trì và kỷ luật đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7 Nhịp sống trẻ

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ chính thức diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất được tuyển chọn từ hàng trăm đề án khởi nghiệp trên cả nước.
Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao Đối thoại với Thanh niên

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

TTTĐ - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, bày tỏ mong muốn lắng nghe những ý kiến, đề xuất của thanh niên, đồng thời trao đổi những định hướng, gợi mở, hiến kế giúp thanh niên phát huy tốt hơn vai trò phát triển nông nghiệp xanh.
Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025 Camera 360 trẻ

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - 119.801 công trình, phần việc thanh niên; hơn 13.000 đội hình tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức hơn 18.000 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho trên 785.000 người dân… là những con số ấn tượng tuổi trẻ cả nước đã đạt được trong Tháng Thanh niên năm 2025.
Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình Camera 360 trẻ

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ 7, năm 2025 có chủ đề “Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình Camera 360 trẻ

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

TTTĐ - Đinh Việt Hà, học sinh lớp 10A1, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) vừa xuất sắc góp mặt trong top 5 thí sinh Việt Nam tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới (ACP World Championship) . Đây là một trong những sân chơi quốc tế danh giá nhất dành cho học sinh, sinh viên đam mê sáng tạo và công nghệ thiết kế.
Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ Camera 360 trẻ

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và đề xuất định hướng giai đoạn 2026 – 2030 không chỉ là dịp tổng kết những kết quả đã đạt được, mà còn nhìn nhận lại chặng đường đồng hành của tuổi trẻ với nông thôn Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
Xem thêm