Khởi động cuộc thi viết “Thăng Long - Hà Nội 11 thế kỷ lắng hồn sông núi”
![]() |
Cuộc thi hướng tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội
Bài liên quan
Hà Nội thí điểm cấm phương tiện tại 9 tuyến phố quanh hồ Hoàn Kiếm
Hà Nội xem xét mở rộng chương trình đào tạo song bằng vào năm học 2020-2021
Đêm nhạc Cổ điển Toyota 2019 diễn ra một đêm duy nhất tại Hà Nội
Tới dự lễ phát động có: Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Hà Nội Nguyễn Viêm Hoàng; Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long Nguyễn Viết Chức. Về phía Báo Hànộimới có: Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long cùng lãnh đạo Ban Biên tập và các cán bộ, cộng tác viên của báo.
Tại lễ phát động, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng chia sẻ, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm về chính trị, văn hóa, giao lưu quốc tế, vì thế việc tổ chức cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội: 11 thế kỷ lắng hồn sông núi” là sự kiện rất có ý nghĩa, nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
![]() |
Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng phát biểu tại lễ phát động cuộc thi. |
Thông qua cuộc thi này và nhiều hoạt động kỷ niệm mà thành phố tổ chức, Ban tổ chức sẽ khơi dậy tình yêu, niềm tự hào của nhân dân với Thủ đô ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh…
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh: Thăng Long – Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử 11 thế kỷ của mình đã xác lập vị thế một vùng đất địa linh, nhân kiệt, hội tụ nhân tài bốn phương để chung tay bồi đắp, kiến tạo một Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội sừng sững rạng ngời trong lịch sử dân tộc, để cho hôm nay chúng ta có một Hà Nội ngàn năm kinh kỳ văn hiến, trở thành biểu tượng cao đẹp cho tinh thần, bản sắc Việt Nam.
Thông qua việc phát động Cuộc thi viết ký, ghi chép với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội 11 thế kỷ lắng hồn sông núi”, Báo Hànộimới mong muốn tạo sân chơi bổ ích cho những người viết chuyên nghiệp và không chuyên trên địa bàn Hà Nội và cả nước; người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam; người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài đều có quyền gửi tác phẩm dự thi với số lượng không hạn chế.
![]() |
Tổng Biên tập Báo Hànộimới Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại Lễ phát động Cuộc thi viết ký, ghi chép với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội 11 thế kỷ lắng hồn sông núi” |
Đại diện Ban Tổ chức cho biết, các tác phẩm dự thi thuộc thể loại ký, ghi chép báo chí, cần tập trung phản ánh mọi mặt của đời sống Thủ đô trên nền dòng chảy lịch sử 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, qua đó làm nổi bật những giá trị cốt lõi của mảnh đất Kinh kỳ - Kẻ Chợ; Khai thác, khơi dậy và lan tỏa những nét đẹp của văn hóa, con người Hà Nội hôm nay, góp sức cho công cuộc xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn hiến, văn minh…
Mỗi tác phẩm dự thi không quá 2.000 chữ, khuyến khích các tác giả gửi kèm ảnh minh họa (chất lượng đảm bảo in báo). Tác phẩm dự thi phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của tác giả gửi qua đường thư điện tử tới địa chỉ email: [email protected] và cần ghi rõ trên tiêu đề: Bài tham dự Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội 11 thế kỷ lắng hồn sông núi”.
Nếu gửi qua đường bưu điện thì bản thảo phải được đánh máy bằng tiếng Việt trên một mặt giấy, ngoài phong bì và trên đầu bài ghi rõ: Bài tham dự Cuộc thi viết ký, ghi chép “Thăng Long - Hà Nội 11 thế kỷ lắng hồn sông núi”, gửi về địa chỉ: Ban Chuyên san Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tác phẩm trước và trong thời gian tham dự cuộc thi không công bố trên mạng xã hội, chưa đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, chưa xuất bản trong sách in, sách điện tử.
Tác phẩm dự thi có chất lượng sẽ đăng trên ấn phẩm Hànộimới Cuối tuần, sau đó sẽ đăng trên ấn phẩm Hànộimới Điện tử và có thể được sử dụng cho các mục đích khác (triển lãm, in sách…).
Ban Tổ chức bắt đầu nhận tác phẩm dự thi từ ngày 25/10/2019 đến hết ngày 30/8/2020 (tính theo thời gian hiển thị trên hộp thư điện tử hoặc theo dấu bưu điện).
Kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức sẽ trao 1 giải Nhất trị giá 30 triệu đồng/giải; 2 giải Nhì: 15 triệu đồng/giải; 3 giải Ba: 10 triệu đồng/giải; 5 giải Khuyến khích: 3 triệu đồng/giải. Lễ trao giải dự kiến sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 10/2020.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp
