Tag

Khoa học công nghệ - nền tảng đưa Petrovietnam bước vào kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp 18/05/2025 12:02
aa
TTTĐ - "Chìa khóa" để bước vào kỷ nguyên mới được Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) xác định chỉ có một, đó chính là khoa học công nghệ.
Đại Hùng giai đoạn 3 - bản lĩnh của người lao động Petrovietnam

Lịch sử thế giới cho thấy, mỗi quốc gia đến thời điểm trỗi dậy mạnh mẽ không chỉ cần sự tích lũy nội lực, sự hợp tác bền chặt với bạn bè trên thế giới mà đòi hỏi phải có những doanh nghiệp tiên phong làm đầu tàu, thúc đẩy các trụ cột kinh tế phát triển nhanh, liên tục đổi mới và hướng đến sự bền vững. Quy luật nêu trên cũng phù hợp với kỳ vọng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành cho Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) và để thực hiện được, chìa khóa chỉ có một: Khoa học công nghệ.

Xây dựng cơ chế đột phá

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển (kể từ ngày thành lập 3/9/1975), Petrovietnam đã đi từ không đến có, người Petrovietnam từ vị trí học việc đến làm chủ mọi vị trí chính yếu, làm chủ các công nghệ từ thăm dò, khai thác đến chế biến, chế tạo các sản phẩm trong cả một chuỗi giá trị của Hệ sinh thái Petrovietnam. Điều này thể hiện sự nỗ lực tự nghiên cứu, sáng tạo, tự tin và tinh thần không ngừng học hỏi vươn lên của các cán bộ, kỹ sư Petrovietnam.

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, Petrovietnam đã làm chủ các công nghệ từ thăm dò, khai thác đến chế biến, chế tạo các sản phẩm trong cả một chuỗi giá trị của Hệ sinh thái Petrovietnam
Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, Petrovietnam đã làm chủ các công nghệ từ thăm dò, khai thác đến chế biến, chế tạo các sản phẩm trong cả một chuỗi giá trị của Hệ sinh thái Petrovietnam

Hướng đến mục tiêu thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ Petrovietnam lên tầm cao mới, việc nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ phải là nhu cầu tự thân. Trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn vươn mình, mỗi thành viên của Petrovietnam không ai được phép đứng ngoài cuộc. Trong đó, nghiên cứu khoa học để tạo ra các sản phẩm mới, có giá trị cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tập đoàn là yêu cầu tất yếu.

Cho đến nay, chưa một tập đoàn, doanh nghiệp hay ngành nghề nào trong nước đạt nhiều giải thưởng lớn về khoa học công nghệ như Petrovietnam, với 6 công trình nghiên cứu đạt giải thưởng Hồ Chí Minh và 4 công trình đạt giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ, 46 giải thưởng Vifotec và rất nhiều sáng kiến, sáng chế, giải pháp cải tiến công nghệ trải dài trong hệ sinh thái Petrovietnam từ thăm dò, khai thác dầu khí - dịch vụ dầu khí - chế biến dầu khí - công nghiệp điện và đến nay là năng lượng xanh.

Đơn cử, công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh là công trình “Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong tầng đá móng granitoit trước Đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam” vào năm 2012. Đây là công trình xuất phát từ thực tế tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu thô tại nước ta (khi đó chỉ có duy nhất Liên doanh Vietsovpetro là thành công thăm dò khai thác dầu thô), được đánh giá là bước ngoặt vô tiền khoáng hậu của ngành dầu khí thế giới. Bởi nước ta đã tìm ra dầu trong tầng đá móng nứt nẻ. Đây là phát hiện đánh đổ hoàn toàn khái niệm dầu không có trong tầng móng của ngành khoa học dầu khí thế giới trước đó.

Trụ cột Dịch vụ được xác định có tiềm năng tăng trưởng lớn, hỗ trợ sự phát triển bền vững của Tập đoàn
Trụ cột Dịch vụ được xác định có tiềm năng tăng trưởng lớn, hỗ trợ sự phát triển bền vững của tập đoàn

Kể từ khi phát hiện và bắt đầu khai thác dầu từ móng mỏ Bạch Hổ - bể Cửu Long từ ngày 6/9/1988, gần 40 năm qua, nhiều mỏ dầu trong tầng chứa móng nứt nẻ sau dó lần lượt được phát hiện và đưa vào khai thác hiệu quả ở Việt Nam.

Trong giai đoạn từ năm 1988 đến năm 2012, chúng ta đã khai thác từ tầng chứa móng nứt nẻ trên 200 triệu tấn dầu, thu gom trên 26 tỉ m3 khí với gần 6 triệu tấn LPG và condensate. Ước tính, tổng doanh thu dầu khai thác từ tầng đá móng trên 50 tỉ USD. Đó là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của Petrovietnam, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, lương thực và sự phát triển ổn định chung của nền kinh tế Việt Nam.

Những thành tựu của các nhà khoa học Petrovietnam là niềm tự hào lớn. Tuy nhiên, để có sự đột phá mới, chắc chắn phải có cái nhìn mới về nghiên cứu khoa học. Trước hết, cần phải rạch ròi giữa “nghiên cứu khoa học” và “phát triển công nghệ”. Trong đó, phát triển công nghệ là sự hấp thụ công nghệ, phát triển lên một tầm cao mới, tốt hơn, phù hợp hơn với điều kiện đất nước, con người, phục vụ tốt hơn cho sản xuất, kinh doanh. Còn sứ mệnh thực sự của nghiên cứu khoa học là tìm ra cái mới, sản phẩm mới cho doanh nghiệp, đem lại sự đột phá trong sản xuất, kinh doanh... đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Sở dĩ cần phải tách biệt hai lĩnh vực trên bởi đối với doanh nghiệp, nhiệm vụ quan trọng nhất vẫn là sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Nên việc hấp thụ công nghệ mới, phát triển công nghệ sẽ gắn chặt với sản xuất, xuất phát từ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Các cán bộ, kỹ sư điều hành hoạt động của Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố
Các cán bộ, kỹ sư điều hành hoạt động của Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố

Cần nhấn mạnh, trong gần 50 năm qua, Petrovietnam không chỉ khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước, giữ vai trò trụ cột bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia mà còn tạo ra nhiều sản phẩm chế biến, hóa dầu..., đóng góp quan trọng trong sản xuất công, nông nghiệp. Đơn cử như hai nhà máy đạm là Phú Mỹ và Cà Mau đang đáp ứng trên 70% nhu cầu phân bón của cả nước, bảo đảm bình ổn thị trường, góp phần thúc đẩy việc tăng giá trị nông sản cũng như vị thế nông nghiệp nước nhà. Nhiều sản phẩm mới như phân bón tan chậm (sử dụng công nghệ nano), nhiều mặt hàng phân bón phù hợp với từng khu vực thổ nhưỡng tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng như những vùng cao nguyên, phân bón cải tạo đất trong thời gian ngắn…

Để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, Petrovietnam cần thực hiện 3 cơ chế đột phá gồm: Thu nhập xứng đáng; xử lý rủi ro khi công trình nghiên cứu khoa học không đạt kết quả như mong đợi và phân phối lợi ích từ công trình nghiên cứu khoa học; định hướng nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực cụ thể: Công nghệ năng lượng mới (lượng tử, pin hạt nhân, động cơ vĩnh cửu), công nghệ vật liệu siêu carbon (tổng hợp nhiên liệu hydrocarbon), công nghệ khai thác khoáng sản đáy biển (đất hiếm) và công nghệ chuyển đổi số (big data, AI, IOT).

Mặt khác, lãnh đạo Petrovietnam cũng đã thống nhất các định hướng nghiên cứu nhằm phát triển tập đoàn theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với các nhà khoa học, trong đó tính toán đến cả chiêu mộ nhà khoa học ngoài tập đoàn phù hợp với chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Petrovietnam.

Khoa học công nghệ là nền tảng

Năm 2025, Petrovietnam kỷ niệm 50 năm thành lập. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của đất nước cũng như của tập đoàn, việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc. Gần đây, Petrovietnam cũng ban hành Chương trình hành động về “đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo động lực mới, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh để tập đoàn bứt phá, tăng trưởng với tốc độ 2 con số”.

Sản phẩm hạt nhựa mới PP định hình nhiệt TF4035 do BSR nghiên cứu, sản xuất
Sản phẩm hạt nhựa mới PP định hình nhiệt TF4035 do BSR nghiên cứu, sản xuất

Theo nhu cầu và xuất phát từ sự phát triển bền vững và lâu dài, việc tổ chức lại mô hình quản trị các lĩnh vực hoạt động là điều bắt buộc, có sự thay đổi nhằm đồng bộ với nhu cầu phát triển của Tập đoàn và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng của đất nước. Do đó, trong thời gian tới, tập đoàn và các đơn vị thành viên tập trung tái cơ cấu theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hiệu suất làm việc nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển đề ra. Đồng thời, tập đoàn rà soát đánh giá đội ngũ nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, để sắp xếp phù hợp với nhiệm vụ, chức năng và sứ mệnh của các đơn vị. Điều này giúp tập đoàn có sự điều chỉnh và sắp xếp đồng bộ với nhiệm vụ, chức năng và sứ mệnh của các đơn vị, phù hợp với mục tiêu chiến lược.

Nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới của tập đoàn và các đơn vị là: Tập trung đưa khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào thực tiễn, tiếp thu tri thức của nhân loại và của đất nước, biến tri thức ấy thành nguồn lực, doanh thu, lợi nhuận và sản phẩm cụ thể.

Đặc biệt, với tên gọi mới, định danh mới, Petrovietnam đã xác định 3 trụ cột chiến lược: Năng lượng, công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, năng lượng là cốt lõi, không chỉ tập trung vào khai thác, chế biến dầu khí truyền thống mà còn mở rộng sang năng lượng tái tạo và năng lượng mới như điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân, hydro xanh, với mục tiêu đóng góp vào an ninh năng lượng và giảm phát thải. Trụ cột công nghiệp sẽ hướng đến lọc hóa dầu, sản xuất nhiên liệu, hóa chất thân thiện môi trường, thiết bị năng lượng và khai thác khoáng sản, nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, tạo việc làm và thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trụ cột dịch vụ bao gồm kỹ thuật dầu khí, tài chính, logistics, công nghệ và đào tạo, được xác định là các lĩnh vực tiềm năng tăng trưởng lớn, hỗ trợ sự phát triển bền vững của tập đoàn.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang là xu thế trên toàn thế giới, Petrovietnam luôn đặt công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số là nền tảng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tập đoàn đang đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở, kết nối với mạng lưới quốc gia và quốc tế và triển khai 10 công nghệ chiến lược, như: công nghệ năng lượng ngoài khơi; sản xuất các dạng nhiên liệu sạch, hóa chất “xanh”; sản xuất và ứng dụng các vật liệu nhẹ, CNTs, graphene; lưu trữ năng lượng; khử carbon...

Các nhà máy sản xuất phân bón của Petrovietnam xây dựng và phát triển hệ phân bón chất lượng cao phù hợp với từng loại thổ nhưỡng, cây trồng của Việt Nam
Các nhà máy sản xuất phân bón của Petrovietnam xây dựng và phát triển hệ phân bón chất lượng cao phù hợp với từng loại thổ nhưỡng, cây trồng của Việt Nam

Đơn cử, ứng dụng công nghệ số vào quản lý và sản sản xuất, liên tục nghiên cứu cải tiến công nghệ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã hoạt động vượt công suất thiết kế từ 8-15% trong nhiều năm qua. Riêng trong năm 2024, BSR đã ghi nhận 649 ý tưởng, 584 cải tiếp được áp dụng. Một trong những giải pháp nổi bật đã được áp dụng đó là tối ưu hóa hệ thống làm mát bằng nước biển giúp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm hơn 1,9 triệu USD/năm và góp phần làm giảm phát thải khí CO2. Đến nay, Dung Quất là nhà máy không chỉ cung ứng hơn 30% nhu cầu xăng dầu của cả nước mà còn đảm bảo toàn bộ nguồn nhiên liệu cho Quốc phòng (xăng dầu phục vụ cho các thiết bị, vận tải quân sự).

Những giải pháp công nghệ số đã góp phần giúp tập đoàn duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu 16,7% và nộp ngân sách 21,3% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2024, với doanh thu vượt 1 triệu tỉ đồng năm 2024 và lợi nhuận trước thuế trên 238 nghìn tỉ đồng giai đoạn 2021-2024. Bởi vậy, tập đoàn đặt mục tiêu nâng mức chuyển đổi số của công ty mẹ lên mức 5 (mức dẫn dắt) và toàn tập đoàn lên mức 4 vào năm 2030, đồng thời phấn đấu lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.

Petrovietnam đang thể hiện một khát vọng lớn cùng quyết tâm xây dựng và củng cố vị thế dẫn đầu ngành công nghiệp và năng lượng xanh trong hành trình xây dựng một Việt Nam thịnh vượng. Với sự đóng góp liên tục 9-10% GDP/năm, Petrovietnam là minh chứng cho thấy ngành công nghiệp và năng lượng là trụ cột cho khát vọng “Việt Nam 2045” - một quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế quốc tế vững chắc.

Từ đó, có thể khẳng định, với một hệ thống quản trị tiên tiến, sự đổi mới từ cốt lõi trên nền tảng nguồn nhân lực dày kinh nghiệm và giàu truyền thống, chắc chắn rằng khoa học công nghệ sẽ là nguồn “nội lực” quan trọng và mạnh mẽ nhất để đưa Petrovietnam vững bước vào kỷ nguyên mới với vị thế dẫn dắt ngành công nghiệp - năng lượng Việt Nam.

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ các nhà khoa học Petrovietnam đã có 6 công trình nghiên cứu khoa học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh gồm:

(1) Tìm kiếm, phát hiện và khai thác có hiệu quả các thân dầu trong tầng đá móng granitoit trước Đệ tam bể Cửu Long, thềm lục địa Việt Nam (2012);

(2) Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam (2017);

(3) Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam (2017);

(4) Nghiên cứu, phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí - condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam (2022);

(5) Hệ thống trạm đo carota tổng hợp xách tay TBM-02 và Bộ quy trình minh giải tài liệu địa vật lý Loginter 2.0 (2022);

(6) Nghiên cứu phát triển công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình dầu khí biển siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện Việt Nam (2022).

Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

TTTĐ - Petrovietnam chủ động liên kết với các tập đoàn hàng đầu khu vực công - tư, tạo nên sức mạnh tổng hợp, gia ...

Đọc thêm

Hàng loạt cơ chế đặc biệt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Hàng loạt cơ chế đặc biệt cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, hàng loạt chính sách hỗ trợ tín dụng, đất đai, thuế, áp dụng nguyên tắc không hình sự hóa quan hệ kinh tế... được áp dụng với kinh tế tư nhân.
Tổng thầu nội địa vươn tầm qua hai dự án Bestmix và R-PAC Doanh nghiệp

Tổng thầu nội địa vươn tầm qua hai dự án Bestmix và R-PAC

TTTĐ - Trong nửa đầu tháng 5/2025, Công ty Cổ phần Ánh Dương (Ánh Dương Building) đã đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ trên thị trường xây dựng công nghiệp khi liên tiếp trở thành tổng thầu, khởi công hai dự án trọng điểm tại miền Bắc.
Vinamilk tiếp sức "búp măng non" viết tiếp hành trình Cháu ngoan Bác Hồ đầy tự hào Kinh tế

Vinamilk tiếp sức "búp măng non" viết tiếp hành trình Cháu ngoan Bác Hồ đầy tự hào

TTTĐ - Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X tại Hà Nội diễn ra thành công tốt đẹp, hội tụ 500 đại biểu thiếu nhi xuất sắc trên cả nước, hướng đến kỷ niệm 135 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình có sự đồng hành của thương hiệu quốc gia gắn liền với thiếu nhi Việt Nam là Vinamilk, cùng 2 nhãn hàng Susu và Sữa tươi Vinamilk 100%. Trước đó, Vinamilk cũng đã trao tặng hàng chục ngàn sản phẩm dinh dưỡng cho các em thiếu nhi tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Ứng dụng dược liệu công nghệ cao phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Kinh tế

Ứng dụng dược liệu công nghệ cao phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe

TTTĐ - Với cam kết mạnh mẽ về sự minh bạch và chất lượng, hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh và bền vững, FPT Long Châu, Viện Công nghệ tiên tiến (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chính thức ký kết hợp tác nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ dược liệu tiên tiến phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Sự kiện hợp tác này đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình mang đến các sản phẩm bảo vệ sức khỏe an toàn, minh bạch, chất lượng và hiệu quả cao cho người dân Việt Nam.
Vedan tặng Nhà tình nghĩa quân - dân tại tỉnh Đồng Nai Nhịp sống phương Nam

Vedan tặng Nhà tình nghĩa quân - dân tại tỉnh Đồng Nai

TTTĐ - Vedan Việt Nam vừa phối hợp trao tặng Nhà tình nghĩa quân - dân cho anh Võ Văn Lâm tại xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Thêm một công ty thuộc hệ sinh thái Shynh Group bị xử phạt Tin Y tế

Thêm một công ty thuộc hệ sinh thái Shynh Group bị xử phạt

TTTĐ - Công ty TNHH Shynh Beauty đã bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh xử phạt 140 triệu đồng, buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm do có vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh mỹ phẩm.
Kỳ vọng luồng gió thổi cánh diều kinh tế tư nhân bay cao Doanh nghiệp

Kỳ vọng luồng gió thổi cánh diều kinh tế tư nhân bay cao

TTTĐ - Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, để khu vực này thực sự bứt phá, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tháo gỡ các rào cản về thể chế, nguồn lực và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng. Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân được kỳ vọng sẽ là "cú hích" quan trọng, thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong giai đoạn mới.
Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI Quốc tế Nam Ninh Doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI Quốc tế Nam Ninh

TTTĐ - Thành phố Nam Ninh - một trong những trung tâm công nghệ mới nổi của Trung Quốc vừa trở thành tâm điểm của cộng đồng công nghệ quốc tế khi đăng cai tổ chức Hội nghị Hệ sinh thái Đổi mới Sáng tạo Quốc tế “AI+” 2025. Với chủ đề “Trí tuệ nhân tạo dẫn lối - Cùng ASEAN phát triển”, sự kiện không chỉ là nơi trình diễn những đột phá công nghệ mà còn là diễn đàn hợp tác chiến lược giữa các quốc gia khu vực, đặc biệt là trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai - Con đường.
Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Cần chính sách đột phá, đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự bứt phá, cần có những cơ chế, chính sách mang tính đột phá, tháo gỡ các rào cản về thể chế, nguồn lực và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm? Doanh nghiệp

Khó quản doanh nghiệp nếu thanh, kiểm tra 1 lần/năm?

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình việc hạn chế tiền kiểm, chuyển dần sang hậu kiểm nhưng lo ngại việc giảm thanh, kiểm tra, thậm chí miễn, sẽ khó phát hiện vi phạm của doanh nghiệp...
Xem thêm