Tag

Hướng dẫn truy vết người tiếp xúc với ca xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính

Sức khỏe 04/12/2020 09:54
aa
TTTĐ - Bộ Y tế đã ban hành sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với trường hợp xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính.
Virus SARS-CoV-2 có thể đã xuất hiện ở Italy trước khi bùng phát ở Vũ Hán Virus SARS-CoV-2 đột biến nhạy cảm với vắc-xin Tin tức thế giới 15/11: Phát hiện mối liên hệ giữa hai vụ tấn công trong tháng 10 tại Pháp Bí ẩn về tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp ở Ấn Độ

Đại diện Bộ Y tế cho biết, nhằm hướng dẫn cán bộ y tế truy vết người tiếp xúc với ca bệnh để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn không để dịch Covid-19 lây lan ra cộng đồng và trên cơ sở những kinh nghiệm có được từ việc ứng phó với các vụ dịch tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng và các địa phương khác trong thời gian qua, Bộ Y tế xây dựng sổ tay để phổ biến tới các cơ quan, địa phương thực hiện.

Theo hướng dẫn này, việc truy vết người tiếp xúc với ca bệnh để tổ chức cách ly, xử lý kịp thời, ngăn chặn dịch lây lan.

Hướng dẫn truy vết người tiếp xúc với ca xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính
Ảnh minh họa

Do đó, công tác truy vết phải thần tốc và triệt để, không được để sót người tiếp xúc. Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, huyện, xã, các cơ quan, đơn vị có liên quan huy động tối đa mọi nguồn lực đảm bảo cho công tác truy vết nhanh, hiệu quả.

Theo hướng dẫn này, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A do virus SARS-CoV-2 gây ra. Bệnh lây truyền từ người sang người. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 14 ngày.

Người mắc bệnh có thể có triệu chứng lâm sàng đa dạng: Sốt, ho, đau họng, người mệt mỏi, đau người, giảm hoặc mất vị giác và khứu giác, khó thở, có thể có viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý nền, mạn tính, người cao tuổi.

Đáng nói, có một tỉ lệ cao người nhiễm virus SARS-CoV-2 không có biểu hiện lâm sàng (khoảng 40%) và có thể là nguồn lây bệnh trong cộng đồng, gây khó khăn cho việc giám sát và phòng chống dịch.

Hiện dịch Covid-19 vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Việc giám sát, phát hiện sớm, truy vết và khoanh vùng, cách ly nguồn lây sớm vẫn là biện pháp chủ yếu trong phòng chống dịch bệnh lây lan.

Việc truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính được thực hiện trên nguyên tắc: Tiến hành truy vết càng sớm càng tốt, ngay khi có thông tin ca bệnh; Xác định các “mốc dịch tễ” trước, sau đó mới truy vết đến từng người tiếp xúc; Sử dụng đồng thời nhiều lực lượng truy vết để tiến hành truy vết nhanh theo các “mốc dịch tễ” phát hiện được; Áp dụng nhiều biện pháp truy vết.

Các biện pháp có thể thu thập được các thông tin trùng lặp nhau nhưng bổ sung cho nhau, giúp truy vết người tiếp xúc một cách đầy đủ và có hệ thống; Đầu tư nguồn lực và thời gian để hoàn thành truy vết F1 trước trong thời gian sớm nhất; Việc truy vết F2 thực hiện sau khi đã cơ bản hoàn thành truy vết F1; Các “mốc dịch tễ” và người tiếp xúc gần F1 cần được truy vết trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế; Người tham gia truy vết khi thực hiện nhiệm vụ phải thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm.

Theo hướng dẫn này, F1 là người có tiếp xúc gần trong vòng 2m với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế.

Khởi phát của ca bệnh được tính là ngày có triệu chứng bất thường đầu tiên về sức khỏe mà bệnh nhân cảm nhận được. Đó có thể là một trong các triệu chứng sau: Sốt, mệt mỏi, đau người, gai người ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác, ho, đau họng...

Nếu là người lành mang trùng (người không có bất cứ triệu chứng gì) thì ngày khởi phát được tính là ngày lấy mẫu bệnh phẩm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

F2 là người tiếp xúc gần trong vòng 2m với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh (kể từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát) cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Mốc dịch tễ là địa điểm, sự kiện mà ca bệnh đã đi đến hoặc đã tham gia trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi bệnh nhân được cách ly y tế.

Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính nêu rõ 5 bước truy vết F1. Bao gồm:

Bước 1: Xác định các “mốc dịch tễ"

Bước 2: Thông báo các “mốc dịch tễ" cho bộ phận điều phối truy vết (bộ phận điều phối)

Bước 3: Triển khai truy vết F1

Bước 4: Rà soát và hoàn thiện danh sách F1

Bước 5: Tổ chức cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm.

Đọc thêm

Xác minh việc bán hàng của TikToker Võ Hà Linh và Ngân 98 Tin Y tế

Xác minh việc bán hàng của TikToker Võ Hà Linh và Ngân 98

TTTĐ - Chi cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh đang kiểm tra và xử lý vi phạm đối với phản ánh liên quan đến TikToker Võ Hà Linh.
Triển khai hoạt động hưởng ứng hoạt động Ngày Thế giới không thuốc lá Tin Y tế

Triển khai hoạt động hưởng ứng hoạt động Ngày Thế giới không thuốc lá

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về việc tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (25 - 31/5) năm 2025.
Các bệnh viện sẵn sàng các biện pháp phòng chống COVID-19 Tin Y tế

Các bệnh viện sẵn sàng các biện pháp phòng chống COVID-19

TTTĐ - Trước tình hình COVID-19 có xu hướng quay trở lại theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bám sát các chỉ đạo của Bộ Y tế, TP Hà Nội đã duy trì các biện pháp phòng dịch COVID-19.
Ứng dụng chuyển đổi số trong dược lâm sàng Tin Y tế

Ứng dụng chuyển đổi số trong dược lâm sàng

TTTĐ - Ngày 22/5, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa học “Dược lâm sàng trong sử dụng thuốc” tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai.
Thêm một bệnh viện triển khai bệnh án điện tử Tin Y tế

Thêm một bệnh viện triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 22/5, Bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức tổ chức hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 13 của thành phố triển khai hệ thống này.
Chủ động các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 Tin Y tế

Chủ động các biện pháp phòng chống dịch COVID-19

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội chủ động theo dõi sát diễn biến dịch, phát hiện sớm các chùm ca bệnh trong cộng đồng để xử lý kịp thời, ngăn chặn lây lan COVID-19.
Lập 15 tổ kiểm tra về dược phẩm, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm An toàn thực phẩm

Lập 15 tổ kiểm tra về dược phẩm, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm

TTTĐ - Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ kéo dài từ nay đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm...
Ký kết hợp tác nâng cao chất lượng điều trị ung thư Tin Y tế

Ký kết hợp tác nâng cao chất lượng điều trị ung thư

TTTĐ - Pfizer Việt Nam và Bệnh viện Ung Bướu TP HCM chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) nhằm nâng cao chất lượng điều trị ung thư tại Việt Nam.
Đảm bảo y tế kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT Tin Y tế

Đảm bảo y tế kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch đảm bảo y tế cho kỳ thi vào lớp 10 và thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn thành phố năm 2025.
Xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc không rõ nguồn gốc Tin Y tế

Xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và thông tin, quảng cáo trong lĩnh vực y, dược cổ truyền.
Xem thêm