Tag

Hàn Quốc: Người già vẫn đi làm sau khi nghỉ hưu

Nhìn ra thế giới 27/03/2023 16:56
aa
TTTĐ - Chính phủ Hàn Quốc dự báo nước này đang có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi tới năm 2025 sẽ đạt 20,6%, chính thức tiến vào xã hội siêu già.
Phố Itaewon nay ra sao sau thảm kịch giẫm đạp? Hàn Quốc triển khai chiến dịch truy quét người cư trú bất hợp pháp Hàn Quốc: Giới trẻ thích những công việc tự do
Một người tìm việc xem bảng thông tin việc làm tại Trung tâm Dịch vụ Thông tin Việc làm Hàn Quốc ở Mapo-gu, Seoul (Ảnh: Yonhap)
Một người tìm việc xem bảng thông tin việc làm tại Trung tâm Dịch vụ Thông tin Việc làm Hàn Quốc ở Mapo-gu, Seoul (Ảnh: Yonhap)

Số liệu thống kê của Bộ Hành chính và An ninh Hàn Quốc (MOIS) công bố ngày đàu năm nay cho thấy dân số của nước này tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm trong năm thứ 3 liên tiếp với mức giảm ngày càng lớn, từ 21.000 người (năm 2020) đến 190.000 (năm 2021) và 200.000 (năm 2022).

Bên cạnh đó, số hộ gia đình 1 thành viên cũng chuẩn bị vượt ngưỡng 10 triệu.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ xu hướng “lười” kết hôn và sinh con của giới trẻ Hàn Quốc cũng như vấn đề già hóa dân số đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở đây.

Nghỉ hưu khi vẫn phải lo gánh nặng chi phí sinh hoạt, nuôi dạy con cái, nhiều người trung niên Hàn Quốc tiếp tục trở lại làm việc.

Jeong Seok-cheol (61 tuổi), công nhân sản xuất tại SNT Dynamics ở thành phố Changwon cho biết con trai ông đang học năm cuối cấp 3 và ông vẫn cần có thu nhập để trả tiền thuê nhà.

Jeong có thể bắt đầu nhận lương hưu từ năm 63 tuổi song con số không đáng là bao. Ông cũng dự định lấy lương hưu càng muộn càng tốt.

Số lượng người lớn tuổi làm việc tăng lên tại xứ sở kim chi đã tăng rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Theo thống kê vào tháng 2/2003, có 1,85 triệu người lao động ở độ tuổi 60. Con số này đã tăng lên 2,73 triệu vào tháng 2/2013 và tăng hơn gấp đôi lên mốc 5,77 triệu vào năm nay.

Những người trung tuổi và cao tuổi tham dự 'Hội chợ việc làm người cao tuổi Busan 2022' hồi tháng 9/2022, tại Busan, Hàn Quốc (Ảnh: Kim Dong-hwan)
Những người trung tuổi và cao tuổi tham dự 'Hội chợ việc làm người cao tuổi Busan 2022' hồi tháng 9/2022, tại Busan, Hàn Quốc (Ảnh: Kim Dong-hwan)

Ngoài ra, vào tháng 2, tỷ lệ có việc làm của những người từ 60 tuổi trở lên được ghi nhận ở mức 42,8%, tăng 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao nhất trong tháng 2 kể từ khi số liệu thống kê lần đầu được tổng hợp vào tháng 7/1982.

Sự gia tăng số lượng người lớn tuổi làm việc một phần do những người thuộc thế hệ Baby Boomer ở Hàn Quốc (những người sinh từ năm 1955 đến 1963) bước vào độ tuổi 60.

Nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố kinh tế, chẳng hạn như nhận được ít sự hỗ trợ kinh tế từ con cái hơn, chi phí sinh hoạt tăng mạnh trong khi lương hưu và thu nhập khác từ tài sản không mấy thay đổi theo một báo cáo do Ngân hàng Hàn Quốc công bố vào tháng 10 năm ngoái.

Mặt khác, tình trạng sức khỏe của nhóm này cải thiện hơn so với trước cũng là một trong các nguyên nhân.

Kết qủa cuộc khảo sát của Statistics Korea thực hiện vào tháng 7/2022 cũng chỉ ra kết quả tương tự. tỷ lệ những người trong độ tuổi 55 đến 79 muốn tiếp tục được làm việc đã tăng đáng kể từ 59,2% năm 2012 lên 68,5% vào năm 2022. Trung bình, họ muốn làm việc đến năm 73 tuổi.

Khảo sát cũng cho thấy hơn một nửa số người được hỏi đi làm vì muốn trang trải chi phí sinh hoạt, trong khi 34,7% muốn đi làm vì còn đủ sức khỏe và tìm thấy niềm vui trong công việc.

Cơ quan Dịch vụ Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc (NPS) cuối tháng 1 năm nay công bố báo cáo cho biết nguồn quỹ hưu trí sẽ cạn kiệt vào năm 2055 nếu nước này duy trì hệ thống chi trả hiện tại trong khi quá trình già hoá dân số vẫn ngày càng trầm trọng.

NPS cho biết bắt đầu từ năm 2041, tình trạng thiếu hụt ngân quỹ để chi trả sẽ bắt đầu. NPS hiện đang điều hành quỹ lương ước tính khoảng 915 nghìn tỷ won (741,7 tỷ USD) vào tháng 10 năm 2022. Dự kiến con số này sẽ đạt mức cao nhất là 1.755 nghìn tỷ won vào năm 2040.

Đọc thêm

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025 Nhìn ra thế giới

Châu Âu đối mặt với hàng loạt thách thức lớn trong năm 2025

Châu Âu đối mặt ngã rẽ năm 2025 với kinh tế trì trệ, chính trị bất ổn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cánh hữu.
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng Nhìn ra thế giới

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã đồng thuận thông qua Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội”. Đây là lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực quan trọng và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Việc Liên hợp quốc lựa chọn Thủ đô Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc. Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.
Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp Nhìn ra thế giới

Chuyến bay thương mại, "điểm nóng" mới của bọn trộm cắp

Các hãng hàng không thương mại đang trở thành "điểm nóng" cho bọn trộm trên máy bay. Hai tuần trước, 2 công dân Trung Quốc đã bị tòa án Balik Pulau phạt tổng cộng 5.700 RM (1.730 USD) vì đã trộm hơn 5.500 RM một chuyến bay từ Penang đến Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc này là mới nhất trong một loạt các vụ trộm đã xảy ra trên các chuyến bay thương mại gần đây.
Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa... Nhìn ra thế giới

Khi người tiêu dùng trẻ “nói không” với bao bì nhựa...

TTTĐ - Việc mua sắm trực tuyến không dễ dàng đối với những người có ý thức bảo vệ môi trường như Jian Ai - một nhân viên đang làm việc tại Thượng Hải.
Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI Nhìn ra thế giới

Mua bán đồ cũ dễ dàng hơn nhờ công nghệ AI

TTTĐ - Tại Singapore, một cửa hàng tiết kiệm mang tên Thryft đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận đồ cũ.
Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo Nhìn ra thế giới

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump Nhìn ra thế giới

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

TTTĐ - Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh Nhìn ra thế giới

Những biểu tượng văn hoá hàng đầu của Vương quốc Anh

TTTĐ - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đứng đầu trong một cuộc bình chọn biểu tượng Anh vĩ đại nhất trong 90 năm qua. Cùng với đó, ngài David Attenborough được vinh danh là biểu tượng văn hóa đương đại vĩ đại nhất và James Bond được bình chọn là biểu tượng hư cấu vĩ đại nhất của Vương quốc Anh.
Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo Nhìn ra thế giới

Philippines thiệt hại khoảng 1,9% GDP do tệ nạn lừa đảo

TTTĐ - Theo báo cáo của Liên minh chống lừa đảo toàn cầu (Gasa), Philippines mất khoảng 8,1 tỷ USD (tương đương 204 nghìn tỷ đồng) trong 12 tháng qua. Các hình thức lừa đảo chủ yếu là thông qua tin nhắn văn bản với những lời mời chào, dụ dỗ làm việc, thông báo trúng thưởng hoặc tham gia mua bán các sản phẩm với mức giá “tốt đến mức không thể tin được”.
Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch Quốc tế

Tăng cường kết nối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch

Hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp, tiến hành hiệu quả hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực năng lượng, môi trường, nông nghiệp, y tế, giáo dục-đào tạo, thống kê và hợp tác song phương.
Xem thêm