Tag

Hạn chế tình trạng tự do, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch

Tin tức 28/02/2023 21:19
aa
TTTĐ - Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đề nghị, việc điều chỉnh quy hoạch phải thống nhất, tối thiểu là 5 năm; Đồng thời, cần có những quy định chặt chẽ hơn về việc điều chỉnh quy hoạch để hạn chế tình trạng tự do, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch mà nhiều đô thị, trong đó có Hà Nội đã phải trả giá.
Tăng cường hợp tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và quy hoạch phát triển Hà Nội: Khẩn trương triển khai lập quy hoạch chi tiết đối với 3 khu nhà ở xã hội

Chiều 28/2, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP chủ trì hội nghị.

Hạn chế tình trạng tự do, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch
Quang cảnh hội nghị

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đồng bộ, thống nhất

Phát biểu mở đầu hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương cho biết: Luật Đất đai hiện hành được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014, được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 ngày 20/11/2018 sửa đổi, bổ sung.

Sau gần 10 năm tổ chức thi hành, công tác quản lý đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo ra hành lang pháp lý đồng bộ, chặt chẽ và khả thi cho việc khai thác nguồn lực và sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả đất đai…Tuy nhiên, đến nay, công tác quản lý và sử dụng đất còn tồn tại, hạn chế về một số mặt như: Quy hoạch sử dụng đất chưa đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, hệ thống, chất lượng chưa cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững…

Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu phải xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai đồng bộ, thống nhất, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đề nghị các đại biểu cho ý kiến về nội dung: Lấy ý kiến và công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hạn chế tình trạng tự do, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương phát biểu tại hội nghị

Về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đề nghị các đại biểu cho ý kiến về: Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, các tiêu chí, điều kiện thực hiện thu hồi đất. Về việc lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và tính khả thi của các quy định này.

Đề nghị các đại biểu cho ý kiến về quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc hoàn thành đăng ký đất đai, trách nhiệm trong từng khâu giải quyết thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; Bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Về cơ chế, chính sách tài chính, giá đất, đồng chí Nguyễn Lan Hương đề nghị các đại biểu cho ý kiến về các nội dung: Các trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Nguyên tắc, phương pháp định giá đất; Về bảng giá đất và thời kỳ ban hành bảng giá đất; Về các trường hợp áp dụng Bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

Đối với việc phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực, các đại biểu cho ý kiến về phân cấp, phân quyền quản lý đất đai, đi đôi với giám sát, kiểm soát quyền lực, về thẩm quyền xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai…

Công bố công khai các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Hạn chế tình trạng tự do, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch
Bà Bùi Thị An, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Kinh tế, Ủy ban MTTQ TP đóng góp ý kiến vào dự thảo luật

Theo bà Bà Bùi Thị An, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Kinh tế, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội, đây là một bộ Luật khó, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng vì liên quan đến mọi người dân và cũng có đến 90% các bức xúc, khiếu kiện, tranh chấp của người dân trong thời gian qua có nguồn gốc từ đất đai. Chính vì vậy, Quốc hội có chủ trương lấy ý kiến rộng rãi của người dân là rất đúng, cần thiết để khắc phục những khiếm khuyết, bất cập của Luật Đất đai năm 2013, bởi theo bà, khi làm chính sách phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của đa số người dân. Muốn lấy được nhiều ý kiến người dân thì phải có phương pháp thu thập, lắng nghe ý kiến Nhân dân, kể cả những người nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh để nắm bắt bắt được các yêu cầu cụ thể.

Góp ý vào dự thảo luật, TS Lê Văn Hoạt, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - pháp luật đánh giá, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, có nội dung khá toàn diện, bao quát, có nhiều điểm mới có tính chất đột phá.

Ví dụ, những điểm mới trong xác định giá đất, cơ chế, chính sách tài chính về đất đai; Cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương; Điều tiết chênh lệch địa tô, đảm bảo công khai, minh bạch. Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang…

Tuy nhiên, ông Hoạt cho rằng cần rà soát kỹ hơn, cụ thể hơn, đảm bảo sự thống nhất hơn giữa giữa các nội dung trong bản thân luật này và các luật khác có liên quan để đảm bảo tính khả thi của Luật. Đây là vấn đề rất rộng, rất phức tạp và rất quan trọng, có phạm vi và mức độ ảnh hưởng rất lớn nên cần được rà soát thật kỹ, xem xét một cách cẩn trọng.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Đoàn Luật sư Thành phố đóng góp ý kiến
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đóng góp ý kiến vào dự thảo luật

Trong khi đó, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đề nghị, việc quy định đất phải có định kỳ, có thời gian rà soát cụ thể. Việc điều chỉnh quy hoạch phải thống nhất, tối thiểu là 5 năm; Đồng thời, cần có những quy định chặt chẽ hơn về việc điều chỉnh quy hoạch để hạn chế tình trạng tự do, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch mà nhiều đô thị, trong đó, có Hà Nội đã phải trả giá.

Bên cạnh đó, cần công bố công khai các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi phê duyệt; Tuyên truyền đến Nhân dân và lắng nghe ý kiến phản hồi từ người dân. Để đảm bảo chặt chẽ và thận trọng nên quy định có một khoảng thời gian kể từ khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt mới được tiến hành ra quyết định thu hồi đất.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương trân trọng cảm ơn những ý kiến tâm huyết, khoa học của các đại biểu và khẳng định các ý kiến sẽ được Ủy ban MTTQ Việt Nam TP tổng hợp, chắt lọc để gửi Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan soạn thảo, đảm bảo tiến độ thời gian và chất lượng.

Đọc thêm

Triển khai hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh Tin tức

Triển khai hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội đã cơ bản hoàn thành toàn bộ các nội dung 6 tháng đầu năm 2024 theo chương trình công tác. Hơn 30 nội dung công việc quan trọng phát sinh theo chỉ đạo của Trung ương và yêu cầu thực tiễn của TP đã được triển khai đảm bảo chất lượng, tiến độ.
Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) diễn ra từ ngày 1/7 - 4/7, dự kiến xem xét 42 nội dung gồm 17 báo cáo và 25 nghị quyết.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương Tin tức

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương

TTTĐ - Nhân dịp thăm chính thức Hàn Quốc, chiều tối 30/6, tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển Tin tức

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển

TTTĐ - Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc Tin tức

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc

TTTĐ - Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc

TTTĐ - Sáng 30/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15% Tin tức

Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15%

TTTĐ - Theo tính toán của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, với số tăng lương hưu cộng lại qua các đợt, lần tăng lương này, nếu chỉ tăng 11,5% cũng đã ngang bằng với mức tăng 30% lương cơ sở của cán bộ công chức.
Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán Tin tức

Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán

TTTĐ - Quốc hội đề nghị tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước; bảo đảm yêu cầu pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 Tin tức

Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024

TTTĐ - Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Xem thêm