Hải Phòng kỳ vọng phát triển du lịch đường thủy
![]() |
Quang cảnh buổi Hội thảo |
Chủ trì hội thảo có đồng chí: Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng, cùng với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, du lịch; nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà quản lý; các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố cùng các cơ quan thông tấn báo chí truyền thông Trung ương và địa phương.
![]() |
Các đồng chí: Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng đồng chủ trì hội thảo |
Phát biểu báo cáo đề dẫn tại chương trình hội thảo, đồng chí Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng nêu rõ, Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ sông lớn nhất miền Bắc, sông bao quanh từng khu phố, xóm làng.
![]() |
Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng phát biểu tại hội thảo |
Dó đó, Hải Phòng được gọi là thành phố của những dòng sông, thành phố của những cây cầu. Mỗi dòng sông đều mang theo nhiều giá trị văn hóa - lịch sử, đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội.
![]() |
PGS.TS Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tham luận tại hội thảo |
Trên địa bàn thành phố có hơn 50 con sông lớn nhỏ, trong đó có 16 sông chính, nổi tiếng nhất là sông Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Văn Úc và sông Thái Bình.
Từ lâu, những con sông ở Hải Phòng đã trở thành những “chứng nhân” của lịch sử. Một Bạch Đằng Giang huyền thoại, linh thiêng mang theo lịch sử hào hùng vào bậc nhất Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách chống quân xâm lược. Nữ tướng Lê Chân ngày đó cũng đã lựa chọn vùng đất bồi màu mỡ ven bờ sông Cấm để khai hoang lập trang An Biên, tiền thân của thành phố Hải Phòng ngày nay.
![]() |
Sáng 22/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng đã tổ chức Đoàn khảo sát trải nghiệm |
![]() |
![]() |
![]() |
Một số hình ảnh khảo sát cảnh quan du lịch đường thủy dọc theo sông Cấm - Sông Đá Bạc (Bạch Đằng Giang) - sông Ruột Lợn... |
Với các lợi thế như vậy nhưng hiện Hải Phòng chưa có tour du lịch đường sông mà mới chỉ có vận tải khách bằng đường sông và một số hoạt động du lịch mang tính tự phát.
Một số nguyên nhân chính cản trở sự phát triển du lịch đường sông Hải Phòng là: Hạ tầng giao thông đường thủy còn kém; các cảng, bến tàu của Hải Phòng là cảng tổng hợp và hàng hóa, không có bến du thuyền quốc tế, không có cảng tàu du lịch, tại nhiều điểm đến không có bến tàu.
Một số luồng tuyến chưa được nạo vét thường xuyên, dẫn đến tình trạng bồi lắng, ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện du lịch; chưa có chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch đường sông một cách đồng bộ. Cảnh quan sông để phát triển du lịch chưa được đầu tư đúng mức; chưa phát triển các điểm trải nghiệm văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng, sinh thái, vui chơi giải trí ven sông.
Hội thảo có sự tham gia của 20 tham luận của các chuyên gia, các nhà quản lý, các danh nghiệp, giao thông thủy, môi trường ở Trung ương và địa phương đến các vấn đề gồm: Cơ sở khoa học, lý luận về phát triển du lịch đường thủy và kinh nghiệm trong nước, quốc tế; thực trạng tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch đường thủy Hải Phòng; các giải pháp khai thác, phát triển sản phẩm du lịch đường thủy Hải Phòng.
Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đề xuất, để khai thác hiệu quả du lịch đường sông, thành phố cần cải thiện hạ tầng giao thông thủy, đầu tư xây dựng bến tàu, cảng du lịch, luồng lạch đảm bảo an toàn và mỹ quan; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, như tour du lịch lịch sử sông Bạch Đằng, du ngoạn đêm sông Cấm, trải nghiệm làng nghề ven sông Văn Úc; phối hợp liên kết vùng, kết nối tour tuyến đường sông từ Hải Phòng đến Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư phát triển du thuyền cao cấp, tổ chức sự kiện, lưu trú trên sông tương tự mô hình tàu du lịch vịnh Hạ Long...
Trong những năm tới, du lịch Hải Phòng được định hướng phát triển thực sự thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Phát triển du lịch đường sông gắn với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch khám phá, trải nghiệm văn hóa, sinh thái sẽ là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển du lịch Hải Phòng đến năm 2030.
Để làm được điều này, Hải Phòng cần phải quy hoạch đồng bộ hạ tầng du lịch đường sông và xây dựng đề án phát triển du lịch đường sông. Đồng thời, thành phố thu hút các nguồn lực để thực hiện đề án.
Các tuyến đường sông cần được nạo vét, mở rộng để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các hoạt động du lịch; cần xây dựng các bến tàu, cầu cảng phù hợp, đồng thời phát triển các dịch vụ hỗ trợ như nhà hàng, khách sạn, khu trải nghiệm ven sông, hệ thống chiếu sáng... để nâng cao tính hấp dẫn và trải nghiệm cho du khách.
Trước đó, sáng 22/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng cũng đã tổ chức Đoàn khảo sát trải nghiệm với mục tiêu: Đánh giá các điểm nổi bật của tuyến cảnh quan hành lang sông, sông - biển, địa điểm dự kiến xây dựng các bến tàu đón trả khách, các điểm tham quan trải nghiệm, điểm check-in cho du khách, đánh giá mức độ hấp dẫn, an toàn cho du khách; khảo sát tuyến du lịch cảnh quan dọc Sông Cấm - sông Đá Bạc (Bạch Đằng Giang) - sông Ruột Lợn với các bến: Cảng Hồng Bàng - cảng Hoàng Diệu - bến du thuyền Vũ Yên - bến Bạch Đằng Giang - cảng cá Mắt Rồng - cảng Hồng Bàng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thế giới tiện ích dành cho trẻ em tại ALMA

Gặp gỡ Quốc Thiên trong đêm nhạc đặc biệt tại Sa Pa

Đánh thức Núi Chứa Chan - viên ngọc xanh ẩn mình

Tưng bừng chuỗi hoạt động du lịch tại TP Hồ Chí Minh dịp 30/4

Sắp diễn ra Lễ hội Du lịch biển Nghi Sơn năm 2025

Trải nghiệm Sở hữu kỳ nghỉ xanh từ ALMA Timeshare

Vẽ Việt Nam bằng AI trong minigame “Beloved Vietnam”

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại phố cổ Hà Nội

Nơi dựng bản đồ Việt Nam bằng màu cờ sắc áo, nơi tái hiện “Gian hàng Giải phóng”
