Tag
Cần xem xét lại việc cắt chế độ trợ cấp của 36 Cựu chiến binh nhiễm chất độc Dioxin

Hải Phòng: Chính sách không thay đổi, chỉ có người thực hiện chưa đúng!

Đường dây nóng 27/02/2021 19:00
aa
TTTĐ - Hải Phòng luôn được đánh giá là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công với cách mạng. Thế nhưng, chỉ do sự chưa thống nhất về cách áp dụng pháp luật, nên 36 cựu chiến binh bị nhiễm chất độc dacam/dioxin đang hưởng chế độ trợ cấp bỗng dưng bị cắt…
Cụ Lương Cao Thừa cùng với các CCB huyện Vĩnh Bảo làm việc với PV Văn phòng Báo Tuổi trẻ Thủ đô tại Hải Phòng
Cụ Lương Cao Thừa cùng với các CCB huyện Vĩnh Bảo làm việc với PV văn phòng báo Tuổi trẻ Thủ đô tại Hải Phòng

Người có công được chăm sóc ngày càng tốt hơn

Pháp lệnh Ưu đãi người có công lần đầu tiên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá IX thông qua ngày 29 tháng 8 năm 1994. Từ đó đến nay đã 7 lần sửa đổi qua các năm 1998, 2000, 2002, 2005, 2007, 2012 và mới nhất là Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9 tháng 12 năm 2020.

Trải qua tất cả 7 lần sửa đổi bổ sung, người có công với Cách mạng ngày càng được chăm sóc tốt hơn. Đây là chính sách nhất quán “Uống nước nhớ nguồn” của Đảng và Nhà nước ta. Không có điều khoản nào trong các văn bản mới làm xấu đi tình trạng của các đối tượng đã được xem xét, công nhận và đang được hưởng chế độ theo đúng các văn bản trước đó.

Mới đây, chiều 20/1/2021, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm và làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Tại buổi làm việc này, Trung ương Hội đã phản ánh một số kiến nghị.

Ngày 9/2/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 27/TB-VPCP về Kết luận của Thủ tướng tại buổi làm việc trên. Theo đó, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đã: “Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) nghiên cứu xây dựng hoàn thiện quy trình xác nhận đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc và con đẻ của họ trong quá trình xây dựng Nghị định hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công (sửa đổi); Giải quyết dứt điểm và trả lời công khai các trường hợp bị dừng, cắt giảm trợ cấp đối với nạn nhân chất độc da cam/dioxin.”

Khi ra đời Pháp lệnh đầu tiên, số 36-L/CTN ngày 29/8/1994 thì ngay ở Điều 32, Pháp lệnh này đã quy định rõ ràng: “Chế độ ưu đãi theo qui định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với những người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng đã được công nhận trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực và những người được tiếp tục xét công nhận sau ngày Pháp lệnh có hiệu lực”. Như vậy, văn bản ra đời sau không hề cắt chế độ của người kháng chiến đã được xem xét, công nhận theo đúng các văn bản trước.

Tương tự, ngày 29/6/2005, UBTVQH ban hành Pháp lệnh số 26 Ưu đãi người có công, có hiệu lực từ ngày 1/10/2005. Để thi hành Pháp lệnh này, ngày 26/5/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 54/2006. Tại hai văn bản trên (Điều 47, Pháp lệnh và Điều 36, Nghị định) đều có quy định, người có công đang hưởng chế độ ưu đãi từ trước ngày 1/10/2005 (ngày Pháp lệnh có hiệu lực) thì mặc nhiên được hưởng các chế độ ưu đãi theo mức mới (cao hơn) kể từ ngày 1/10/2005.

Cả hai văn bản này đều không cho phép việc lật lại hồ sơ để cắt chế độ với các trường hợp đã xem xét, công nhận theo đúng các quy định trước đây.

Về điều kiện để được hưởng chế độ ưu đãi đối với người kháng chiến bị nhiễm chất độ hóa học, Pháp lệnh Ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 quy định ở Điều 26: “Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học”.

Hướng dẫn quy định này, Điều 22 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ nêu rõ hơn: “Điều kiện để hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học: Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học; Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học”.

Như vậy: “Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động”; “Sinh con dị dạng, dị tật”; “Vô sinh” là 3 yếu tố hoàn toàn độc lập với nhau. Tức là, một người chỉ cần có một trong 3 yếu tố trên là đủ điều kiện để để được hưởng chế độ ưu đãi.

Lần sửa đổi bổ sung Pháp lệnh Người có công mới nhất, ngày 9 tháng 12 năm 2020, quy định tách bạch, rõ ràng hơn 3 yếu tố trên tại Điều 29: “Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: a) Mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21 % trở lên; b) Vô sinh; c) Sinh con dị dạng, dị tật”.

Thế nào là “Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động”? Điều này không phải do tự khai của các CCB, mà đòi hỏi sự thăm khám và kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

Cụ Lê Đích cùng người bạn đời chăm sóc vườn cây phía trước căn nhà cấp 4. Mái tôn mới lợp là do tp Hải Phòng trợ cấp
Cụ Lê Đích cùng người bạn đời chăm sóc vườn cây phía trước căn nhà cấp 4. Mái tôn mới lợp là do TP Hải Phòng trợ cấp (Ảnh: Phan Anh Cường)

“Bất hồi tố” - nguyên tắc quan trọng trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Không phải ngẫu nhiên mà các Pháp lệnh Ưu đãi người có công và các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ đều không cho phép việc lập lại hồ sơ để cắt chế độ với các trường hợp đã xem xét, công nhận theo đúng các quy định.

Đây là nguyên tắc “Bất hồi tố” - một nguyên tắc quan trọng trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật. “Bất hồi tố” là quy định của pháp luật về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật về thời gian. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực điều chỉnh đối với những quan hệ xã hội phát sinh từ khi văn bản đó có hiệu lực, nó không có hiệu lực ngược lại thời gian (hồi tố). Trong trường hợp thật cần thiết, người làm luật có thể quy định hiệu lực hồi tố của một số quy phạm pháp luật trên cơ sở nguyên tắc nhân đạo của pháp luật.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 có quy định rõ ràng về nguyên tắc này tại Điều 152.

Nghiên cứu 7 Pháp lệnh Ưu đãi người có công ta có thể dễ dàng nhận ra, rằng các văn bản ban hành càng về sau thì càng khoa học, chặt chẽ hơn. Các điều kiện để được hưởng chế độ ưu đãi đã chặt chẽ hơn, minh bạch, rõ ràng hơn, thuận tiện cho các cấp thi hành. Tuy nhiên, các quy định chặt chẽ hơn, minh bạch, rõ ràng hơn này chỉ có hiệu lực từ ngày văn bản có hiệu lực trở về sau chứ nó không thể làm căn cứ để lật lại các hồ sơ đã được xem xét, giải quyết đúng theo các văn bản trước đó.

Lần đầu tiên có Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin là ở Quyết định 09/2008 ngày 20/8/2008. Danh mục trên đã được quy định chặt chẽ, khoa học hơn ở Thông tư Liên tịch Y tế - LĐTBXH số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 11 năm 2013 và hiện hành là Thông tư số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2016. Tuy nhiên ở ngay lần ban hành Danh mục đầu tiên, năm 2008, Bộ Y tế đã nêu rõ tại Điều 2: “Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo”.

Như vậy, danh mục này không thể làm căn cứ để áp dụng với những trường hợp đã được xem xét, kết luận theo Quyết định 120/2004/QĐ-Ttg ngày 5/7/2004 của Thủ tướng về việc trợ cấp đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Trước khi có Danh mục trên, để triển khai thi hành Quyết định 120/2004/QĐ-Ttg ngày 5/7/2004 của Thủ tướng về trợ cấp đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế đã hướng dẫn, khi thăm khám, kết luận phải căn cứ theo Thông tư liên bộ số 12/1995/ TTLB ngày ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Bộ Y tế và Bộ LĐTBXH.

Chúng tôi đã thận trọng, tỷ mỷ kiểm tra hồ sơ của 36 Cựu chiến binh bị cắt chế độ trợ cấp tại TP Hải Phòng và thấy rằng tất cả các hồ sơ này đều có Biên bản Giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa TP Hải Phòng. Thậm chí, 36 trường hợp này còn được 2 lần thăm khám và kết luận, lần đầu năm 2004 và lần 2 là năm 2009. Ví dụ, hồ sơ của ông Vũ Công Thảo, SN 1945 ở xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo có Biên bản giám định bệnh tật số 38 ngày 9/1/2009 của Hội đồng giám định y khoa TP Hải Phòng ghi rõ: “Kết quả giám định: Cắt 2/3 dạ dày do loét; Cắt túi mật hiện sỏi ông gan chung và gan trái; Suy nhược thần kinh. Kết luận: Ông Vũ Công Thảo có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật là 81%”.

Ví dụ khác, hồ sơ của ông Mai Xuân Đăng, SN 1949, ở xã Liên Am, huyện Vĩnh Bảo có Biên bản giám định bệnh tật số 730 ngày 11/12/2009 của Hội đồng giám định y khoa TP Hải Phòng ghi rõ: “Kết quả khám: Thị lực giảm, MPT 3/10, viêm kết mạc mãn tính, dịch kính vẩn đục thể bụi, hoàng điểm thoái hóa; Mất ngủ kéo dài… Kết luận: Ông Mai Xuân Đăng được xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh, tật là 45%”.

Ngược lại, trong tất cả 36 quyết định cắt chế độ trợ cấp đối với 36 CCB mới đây của Sở LĐTBXH Hải Phòng với lý do cắt chế độ ghi rõ trong các quyết định đều là “không sinh con dị dạng, dị tật và không mắc bệnh trong Danh mục.”

Kết luận số 401/KL-Ttr của Bộ LĐTBXH rất phi lý bởi đòi hỏi phải áp dụng Danh mục ở Quyết định 08/2008 của Bộ Y tế đối với 36 trường hợp đã được xem xét, giải quyết chế độ từ năm 2004. Tức là Bộ LĐTBXH đã tự áp dụng hiệu lực hồi tố của Quyết định 08/2008 của Bộ Y tế.

Từ tất cả những phân tích trên, chúng tôi kiến nghị Bộ LĐTBXH cần xem xét lại việc cắt chế độ trợ cấp đối với các CCB nhiễm chất độc dioxin nói trên.

Đọc thêm

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng Đường dây nóng

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Công ty Cổ phần Tư vấn giao thông Quảng Trị vì hành vi “Gian lận trong đấu thầu”.
Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong Đường dây nóng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Dự án Cảng thủy nội địa và Kho bãi tổng hợp Đông Phong tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ (nay là TP Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III Đường dây nóng

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận Thanh tra về Trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng giai đoạn 2015 - 2022. Qua thanh tra, TTCP đã phát hiện nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III (nay là TP Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn về việc xử lý hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt vi phạm pháp luật về đê điều.
Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi Đường dây nóng

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

TTTĐ - Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Lâm Đồng đưa vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

TTTĐ - UBND TP Hải Dương vừa ban hành thông báo về việc dừng hoạt động các trạm trộn bê tông, asphal tại bãi sông Thái Bình trên địa bàn thành phố.
Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo Đường dây nóng

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo

TTTĐ - Tại tỉnh Long An, đất của người dân mua ở huyện Đức Hòa và làm thủ tục đầy đủ theo quy định nhưng lại bị mất vì liên quan hồ sơ được công chứng ở huyện Đức Huệ. Người bị mất đất khởi kiện ra tòa án qua 2 cấp xét xử, đến cấp phúc thẩm, tòa đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại từ đầu. Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Huệ đã khởi tố vụ án hình sự và điều tra dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim Đường dây nóng

Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, qua thông tin phản ánh của báo chí về việc 1 xe cứu thương chở diễn viên đến họp báo ra mắt phim “Âm dương lộ” vào chiều 26/3 tại Quận 3, Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế đã xác minh nguồn gốc của xe cứu thương này.
Vi phạm Luật Đất đai, công ty bảo trợ chăm sóc người cao tuổi bị thu hồi đất Đường dây nóng

Vi phạm Luật Đất đai, công ty bảo trợ chăm sóc người cao tuổi bị thu hồi đất

TTTĐ - UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Thông báo 86/TB-UBND về việc thu hồi đất của Công ty TNHH Bảo trợ chăm sóc phát huy người cao tuổi Vĩnh Bảo (thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo) do vi phạm pháp luật đất đai.
Vi phạm đất đai tại phường Mễ Trì đã được xử lý quyết liệt Bạn đọc

Vi phạm đất đai tại phường Mễ Trì đã được xử lý quyết liệt

TTTĐ - Trước thông tin phản ánh của báo chí về vi phạm đất đai tại phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), mới đây, UBND phường Mễ Trì đã có báo cáo về công tác quản lý đất đai và kết quả xử lý vi phạm.
Xem thêm