Tag

Hà Nội và tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong cuộc chiến chống "giặc" Covid-19

Tin tức 19/08/2021 07:00
aa
TTTĐ - Đã 76 năm trôi qua, dư âm chiến thắng của cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn còn vang vọng trong lòng nhiều người dân Thủ đô. Thành công của Cách mạng Tháng Tám cho đến ngày hôm nay vẫn để lại nhiều bài học quý báu, để từ đó, thế hệ sau vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Chung dòng chảy đó, Hà Nội cũng đã linh hoạt vận dụng những bài học từ Cách mạng Tháng Tám trong cuộc chiến cam go không kém trong lịch sử- cuộc chiến với “giặc" Covid-19
Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm, kiên quyết chấm dứt dự án chậm triển khai Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội thăm, tặng quà Mái ấm Thánh Tâm Hà Nội ban hành kế hoạch chi trả hỗ trợ đặc thù cho đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19

Cách mạng Tháng Tám đã để lại nhiều bài học quan trọng về phương thức chỉ đạo, điều hành, nắm bắt thời cơ cũng như sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Những nghiên cứu đã từng chỉ ra rằng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng ta đã đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp khoa học, hình thức đấu tranh phù hợp; Nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng đúng lúc; Phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt Nhân dân tiến lên giành và giữ chính quyền.

Cuộc mít tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn ngày 19/8/1945. Ảnh tư liệu
Cuộc mít tinh tại quảng trường Nhà hát Lớn ngày 19/8/1945 (Ảnh tư liệu)

Tiếp đó là bài học về tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thêm vào đó là bài học về nắm bắt thời cơ, đề ra những quyết định chính xác và kịp thời. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc, thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3/1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13/8/1945. Nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của Nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong thời gian ngắn và ít đổ máu.

Cuối cùng là bài học về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Sự chủ động và sáng tạo về xác định và hoàn thiện đường lối chính trị, về phương thức tiến hành, chuẩn bị lực lượng, về nắm bắt và tận dụng triệt để thời cơ, về chính sách đối ngoại... đã làm cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trở thành một mẫu mực về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, sức mạnh tự lực, tự cường và tranh thủ sức mạnh quốc tế.

Cuộc Tổng khởi nghĩa tại Hà Nội năm 1945 thắng lợi như phát pháo mở đầu, lan nhanh, vang dội đi khắp nơi, có tác động quyết định, cổ vũ và tạo điều kiện để Nhân dân các địa phương trên cả nước vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền sau đó…

Đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng Bí thư của Đảng đánh giá: "Thắng lợi của Hà Nội mở đường cho thắng lợi của cả nước". Cả nước theo gương Hà Nội, vận dụng kinh nghiệm khởi nghĩa ở Hà Nội nên đã nhất tề đứng lên khởi nghĩa thành công, giành được độc lập cho dân tộc. Đồng thời, Hà Nội khởi nghĩa thành công đã tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền cách mạng chủ động chuẩn bị cho ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày nay, Hà Nội luôn nỗ lực, phấn đấu trong triển khai nhiệm vụ, xứng đáng là trung tâm, trái tim của cả nước. Trong cuộc chiến chống giặc Covid-19, Hà Nội vẫn giữ thế “chủ công” như khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Người Hà Nội không những không thể thua, mà sẽ gương mẫu, đi đầu chiến đấu và chiến thắng “giặc” Covid-19.

Hà Nội phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường để “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”
Hà Nội phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường để “biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”

Áp dụng những bài học được đúc kết từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vào trong trận chiến chống đại dịch Covid-19, Hà Nội đã thực hiện “cuộc tổng tiến công” với mọi biện pháp một cách quyết liệt, triệt để ngay từ đầu; Tập trung cao độ, huy động mọi nguồn lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Từ đó, từng bước khống chế, đẩy lùi dịch bệnh trong từng đợt.

Cùng với “mặt trận” điều tra, truy vết, khoanh vùng, Hà Nội bắt đầu mở mặt trận thứ 2 phòng chống dịch Covid-19 bằng biện pháp xét nghiệm sàng lọc diện rộng toàn thành phố, ưu tiên “vùng đỏ”, lấy mẫu xác suất “vùng xanh” với mục tiêu bóc tách hết F0 ra khỏi cộng đồng. Song song với chiến dịch tiêm chủng vaccine lớn nhất trong lịch sử, đây cũng là đợt lấy mẫu xét nghiệm lớn nhất từ trước đến nay trong công tác phòng chống Covid-19.

Đối mặt với kẻ thù giấu mặt, Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đã phát huy “sắc mạnh mềm” là tinh thần đoàn kết, truyền thống tương thân, tương ái “mình vì mọi người và mọi người vì mình”, “thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đã tích cực tham gia ủng hộ công tác phòng, chống dịch và Quỹ vắc xin phòng Covid-19. Tất cả họ, cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trên tuyến đầu và cả ở hậu phương, đã làm nên "tấm lá chắn" vững chắc cho Hà Nội trong chiến dịch phòng, chống Covid-19.

Tại cuộc làm việc với Hà Nội mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh tinh thần, quyết tâm bảo vệ Thủ đô không bị diễn biến xấu. Thủ tướng yêu cầu Hà Nội phát huy tối đa tinh thần tự lực, tự cường để “biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể”.

Với những bài học quý giá từ lịch sử, cùng ý chí, quyết tâm lúc nào cũng hừng hực, tin tưởng, Hà Nội sẽ một lần nữa làm nên kỳ tích, như một ngày mùa thu lịch sử của 76 năm trước...

Đọc thêm

Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng Thời sự

Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị

TTTĐ - 8h sáng nay, 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp Thời sự

Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế Thời sự

Cần có giải pháp tăng cường hợp tác công tư cho cả 2 lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ để nghe báo cáo và cho ý kiến về tình hình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hiện đại hóa, đột phá phát triển giáo dục và đào tạo và Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ Tin tức

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật từ quản lý sang phục vụ

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, nhất là phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp.
Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước tiến trong quản trị quốc gia

TTTĐ - So với những lần sửa đổi Hiến pháp trước đây, việc sửa đổi Hiến pháp 2013 phản ánh sự đổi mới trong quản trị quốc gia, kiến tạo, dần xóa bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” về thể chế.
Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới Tin tức

Coi người tài là chủ thể đặc biệt trong nền công vụ đổi mới

TTTĐ - Chính sách ưu đãi người tài là điểm mới để luật hóa nguyên tắc coi người có tài là chủ thể đặc biệt trong thiết lập nền công vụ trọng giá trị và đổi mới. Song nếu không cải cách mạnh mẽ từ khâu phát hiện, sử dụng đến đãi ngộ thì chính sách ưu đãi người tài cũng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, hoặc sự đãi ngộ không đến đúng đối tượng…
Quốc hội chốt 44.000 tỷ đồng trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc Tin tức

Quốc hội chốt 44.000 tỷ đồng trả chế độ cho cán bộ nghỉ việc

TTTĐ - Quốc hội thông qua Nghị quyết bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2025 với việc phân bổ 44.000 tỷ đồng chi chế độ cho cán bộ nghỉ sau tinh gọn và 6.623 tỷ đồng để miễn học phí.
100% đoàn viên, thanh niên góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VneID Tin tức

100% đoàn viên, thanh niên góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VneID

TTTĐ - UBND thành phố vừa ban hành Công văn số 2021/UBND-NC về việc tổ chức, hướng dẫn tham gia thực hiện lấy ý kiến đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VneID.
Việt Nam, Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện" Tin tức

Việt Nam, Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Xem thêm