Tag

Hà Nội tạo đà bứt phá, phát triển toàn diện

Tin tức 01/01/2024 10:00
aa
TTTĐ - Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của lãnh đạo TP cùng nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân Thủ đô, tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 của TP Hà Nội đạt mức tăng trưởng khá, cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra.
Hà Nội lấy ý kiến xây dựng bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” Tiên phong triển khai phương thức xúc tiến hiện đại, thúc đẩy địa phương Hà Nội công bố 10 sự kiện tiêu biểu năm 2023

Hoàn thành 18/23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, kinh tế - xã hội năm 2023 hoàn thành 18/23 chỉ tiêu đạt kế hoạch đề ra, trong đó có 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Theo ước tính năm 2023, GRDP của Hà Nội tăng 6,27%; đầu tư xã hội tăng 9%, vốn FDI gần 2,9 tỷ USD, tăng 62%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 10%. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế dự kiến vượt mục tiêu đề ra.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị Hợp tác Hành lang kinh tế 5 tỉnh, TP Việt Nam - Trung Quốc
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại Hội nghị Hợp tác Hành lang kinh tế 5 tỉnh, TP Việt Nam - Trung Quốc

TP có gần 26.500 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 6%). Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn vượt dự toán, đảm bảo cân đối chi ngân sách. Tổng thu dự kiến hơn 400 nghìn tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, tăng 20,0% so với năm 2022. Tổng chi dự kiến hơn 102 nghìn tỷ đồng, đạt 97,2% dự toán đầu năm (91,1% dự toán điều chỉnh). Kim ngạch xuất khẩu ước 17,3 tỷ USD, tăng 1,0%; Kim ngạch nhập khẩu ước 44,2 tỷ USD, tăng 8,0%. Chỉ số CPI dự kiến dưới 4,5% - đạt mục tiêu đề ra.

Văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển, kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực giáo dục, y tế và tu bổ, tôn tạo di tích dự kiến hết năm 2023 hoàn thành 1.005 công trình (382 cấp TP; 623 cấp huyện); các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội phục hồi mạnh. Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục giữ vững; Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân tiếp tục được cải thiện, dịch bệnh được kiểm soát. An sinh xã hội được đảm bảo; các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng.

TP tiếp tục chuyển đổi số, khoa học công nghệ. Chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính Nhà nước được chỉ đạo quyết liệt. TP đã thành lập Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số; thực hiện tiếp nhận quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

TP đã nỗ lực thực hiện nhiều công việc quan trọng mang tính chiến lược, dài hơi, tạo tiền đề cho sự phát triển của Thủ đô giai đoạn tới như: Sửa đổi Luật Thủ đô (2012); đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực; triển khai lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; triển khai quyết liệt các công việc để thực hiện dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô và các dự án trọng điểm của thành phố...

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, năm 2023, Hà Nội luôn bám sát chỉ đạo của Trung ương, chú trọng và nỗ lực đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, trong đó điểm nổi bật là tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển Thủ đô.

“TP đang tích cực triển khai 3 nội dung quan trọng: Xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Các đại biểu dự Hội nghị Hợp tác Hành lang kinh tế 5 tỉnh, TP Việt Nam - Trung Quốc
Các đại biểu dự Hội nghị Hợp tác Hành lang kinh tế 5 tỉnh, TP Việt Nam - Trung Quốc

Có thể nói, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 quy hoạch nói trên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhằm kiến tạo và phân bổ không gian phát triển cho Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xa hơn nữa; đồng thời xây dựng thể chế phát triển đồng bộ, vượt trội, đặc thù và thực hiện các giải pháp, cơ chế về huy động các nguồn lực, động lực để xây dựng, phát triển Thủ đô”, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh khẳng định.

Cùng đó, TP tiếp tục phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư; đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ; hoàn thiện quy định về cải tạo xây dựng lại nhà chung cư... đôn đốc tiến độ các dự án cấp nước sạch.

Công tác quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường được tăng cường. TP đã ban hành quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với 125 dự án với diện tích 152,3ha; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nhà máy điện rác Seraphin đưa vào vận hành năm 2024.

Công tác cải cách hành chính, thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” được đẩy mạnh. Chỉ số cải cách hành chính PAR-Index 2022 tăng 7 bậc, Chỉ số SIPAS tiếp tục giữ nguyên thứ hạng. TP thực hiện tốt công tác tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế; tổ chức triển khai rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy trình công tác, quy chế làm việc và phương án phân cấp, ủy quyền thủ tục hành chính tại 11 đơn vị...

Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Hà Nội khoá XVI đã quyết định nhiều vấn  đề quan trọng của kinh tế - xã hội Thủ đô
Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Hà Nội khoá XVI đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng của kinh tế - xã hội Thủ đô

Về giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong một số cuộc họp của Chính phủ, đây là năm đầu tiên Hà Nội không bị nhắc nhở về giải ngân đầu tư công. Có được kết quả này là sự vào cuộc nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố. Đến cuối năm 2023, công tác giải ngân sẽ đạt khoảng 91,5% kế hoạch TP giao, đạt 100% kế hoạch Trung ương giao.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh

Những kết quả trên có được là nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả nổi bật, TP còn có 4/23 chỉ tiêu không đạt kế hoạch; vẫn còn nhiều nhiệm vụ chậm tiến độ.

Các chỉ số PCI giảm 10 bậc, PAPI giảm 3 bậc so với năm trước. Tình trạng thiếu nước sạch tại một số địa phương, khu vực; úng, ngập vẫn xảy ra thường xuyên; tình trạng cháy nổ trên địa bàn TP còn nhiều nguy cơ, đã xảy ra một số vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của....

Để phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, Hà Nội đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng gắn với kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô; đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số; tiếp tục hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Hà Nội tạo đà bứt phá, phát triển toàn diện

Đồng thời, TP tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; hạ tầng số và công nghệ số, ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng TP thông minh...

TP dự kiến 24 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu, trong đó: GRDP tăng khoảng 6,5 - 7,0%; CPI dưới 4%; GRDP/người khoảng 160 - 162 triệu đồng; Vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5 - 11,5%; Giảm 300 - 400 số hộ nghèo...

Để thực hiện các mục tiêu trên, TP xác định 9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trong đó, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn; cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong mỗi nội ngành gắn với ứng dụng khoa học công nghệ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân, TP đã thống nhất chủ trương thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố, hướng tới mục tiêu “Minh bạch - công khai - hiện đại và phi địa giới hành chính trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính”.

Trước mắt công dân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ chỉ cần đến một địa điểm hoặc nộp hồ sơ qua mạng để giải quyết các thủ tục hành chính cấp TP với gần 1.400 thủ tục theo nhu cầu, từ đó rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Thời gian tới, UBND TP sẽ tập trung tìm những biện pháp căn cơ hơn để từng bước xử lý những tồn tại được nêu ra; đồng thời tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, cùng với thực hiện chủ đề năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” gắn với thực hiện hiệu quả, thực chất Chỉ thị số 24 của Thành ủy về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị TP.

Đồng thời, TP phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế: Công nghiệp văn hóa Thủ đô; hạ tầng số và công nghệ số, ứng dụng khoa học và công nghệ, xây dựng TP thông minh...

Đọc thêm

Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội Tin tức

Hôm nay (1/7), khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ giữa năm 2024) diễn ra từ ngày 1/7 - 4/7, dự kiến xem xét 42 nội dung gồm 17 báo cáo và 25 nghị quyết.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương Tin tức

Cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc đã có những đóng góp chất lượng cao cho Tổ quốc và quan hệ song phương

TTTĐ - Nhân dịp thăm chính thức Hàn Quốc, chiều tối 30/6, tại Thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc.
Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển Tin tức

Giao lưu nhân dân giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc không ngừng phát triển

TTTĐ - Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc Tin tức

Lễ đón chính thức Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân thăm Hàn Quốc

TTTĐ - Vào lúc 14h30 (giờ địa phương) ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Seongnam ở Thủ đô Seoul, bắt đầu chuyến thăm chính thức Hàn Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc

TTTĐ - Sáng 30/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15% Tin tức

Lý giải vì sao lương cơ sở tăng 30%, lương hưu chỉ tăng 15%

TTTĐ - Theo tính toán của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, với số tăng lương hưu cộng lại qua các đợt, lần tăng lương này, nếu chỉ tăng 11,5% cũng đã ngang bằng với mức tăng 30% lương cơ sở của cán bộ công chức.
Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán Tin tức

Đảm bảo pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán

TTTĐ - Quốc hội đề nghị tập trung chỉ đạo, quán triệt, khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả các các luật, nghị quyết để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước; bảo đảm yêu cầu pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024 Tin tức

Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024

TTTĐ - Quốc hội đồng ý tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024.
Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh Tin tức

Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Xem thêm