Tag

Hà Nội sẵn sàng phương án, lộ trình chuyển đổi số

Xã hội 13/03/2021 20:39
aa
TTTĐ - Đến năm 2030, thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền thành phố, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Quy hoạch phân khu sông Hồng tạo đột phá cho Hà Nội phát triển Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; Chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020, Sở Thông tin và Truyền thông đã dự thảo và trình UBND thành phố Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đó, đến năm 2030, thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền thành phố, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp;

Hướng đến mục tiêu thành phố Hà Nội phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế. Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Thông minh - Hiện đại” với chuyển đổi số là nền tảng phát triển, đổi mới sáng tạo.

Các nhà mạng sẵn sàng hạ tầng số và bảo đảm an ninh mạng cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh: Cao Hưng
Các nhà mạng sẵn sàng hạ tầng số và bảo đảm an ninh mạng cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn thành phố Hà Nội. (Ảnh: Cao Hưng)

Chương trình Chuyển đổi số thành phố Hà Nội nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu. Với các mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2025, Hà Nội thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, về công nghệ thông tin, về chỉ số cạnh tranh, về đổi mới sáng tạo, về an toàn, an ninh mạng. Hà Nội đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về khoa học dữ liệu (Data Science) và trí tuệ nhân tạo (AI).

Về phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: Phấn đấu 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4, có thể thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 90% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng họp báo cáo định kỳ và báo cáo về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ và thành phố. 100% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm.

50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của thành phố; Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chính chính trị - xã hội của thành phố; Cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử của thành phố trước năm 2025, hướng tới hình thành chính quyền số thành phố Hà Nội.

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30%; Tốc độ tăng năng suất lao động từ 7 - 7,5%; Hoàn thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của thành phố.

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn; Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; Mọi người dân được truy cập Internet băng rộng với chi phí thấp; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Đến năm 2030, Hà Nội thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, về công nghệ thông tin, về chỉ số cạnh tranh, về đổi mới sáng tạo, về an toàn, an ninh mạng.

Về phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: Phấn đấu 100% hồ sơ công việc tại cấp thành phố, 100% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của thành phố; Hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chính chính trị - xã hội; Đặc biệt, phấn đấu cơ bản hoàn thành chính quyền số thành phố. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm 3 địa phương đứng đầu cả nước về phát triển chính quyền điện tử, xây dựng chính quyền số; Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của đô thị thông minh phục vụ phát triến chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; Dữ liệu được chia sẻ rộng khắp (trừ những dữ liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Kinh tế số phát triển mạnh mẽ; Phấn đấu giá trị đạt được của kinh tế số chiếm trên 40% GRDP của thành phố. Năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm. Hà Nội là trung tâm khởi nghiệp sáng tạo của cả nước.

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang toàn thành phố, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%

Để thực hiện các mục tiêu trên, thành phố sẽ triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp chủ ý, trong đó tập trung vào 3 trụ cột chính gồm: Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số. Với các giải pháp cụ thể liên quan đến: Chuyển đổi nhận thức; Kiến tạo thể chế; Phát triển Hạ tầng và nền tảng số; Thông tin và Dữ liệu số; Hoạt động chuyển đổi số; An toàn, an ninh mạng; Đào tạo và phát triển nhân lực.

Đọc thêm

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS Môi trường

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

TTTĐ - Điện Thái Hòa - công trình kiến trúc biểu tượng của triều Nguyễn, chính thức nhận chứng nhận công trình xanh LOTUS do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam trao tặng.
Đà Lạt xử lý công nợ trước khi sắp xếp đơn vị hành chính Xã hội

Đà Lạt xử lý công nợ trước khi sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Để chuẩn bị quyết toán, bàn giao tài chính khi sắp xếp, tổ chức bộ máy, chính quyền, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) yêu cầu các đơn vị xử lý dứt điểm công nợ.
Tôn vinh những công trình xuất sắc, tái sinh từ rác thải Đô thị

Tôn vinh những công trình xuất sắc, tái sinh từ rác thải

TTTĐ - Lễ trao giải Top 10 Awards 2024 và khai mạc triển lãm Top 10 Pavillion vừa diễn ra chiều 19/4 tại Vườn hoa Diên Hồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu hành trình 7 năm tôn vinh những công trình xuất sắc, các ý tưởng sáng tạo bền vững trong lĩnh vực kiến trúc, nội thất và công trình xanh.
Quận Hoàng Mai lấy ý kiến về phương án sắp xếp thành 7 phường Muôn mặt cuộc sống

Quận Hoàng Mai lấy ý kiến về phương án sắp xếp thành 7 phường

TTTĐ - Trong 2 ngày 19 và 20/4/2025, UBND quận Hoàng Mai tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường Đô thị

Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Tây Hồ công bố phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, dự kiến hình thành hai đơn vị hành chính cơ sở mới là phường Tây Hồ và phường Phú Thượng, theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội.
Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025 Môi trường

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

TTTĐ - Sáng kiến “Làm sạch Trái Đất” tại biển Phước Hải thu hút gần 200 tình nguyện viên cùng thu gom hơn 420kg rác thải nhựa, góp phần hồi sinh vẻ đẹp đại dương và nuôi dưỡng ý thức sống xanh.
Khánh thành, thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài Đô thị

Khánh thành, thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

TTTĐ - Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) làm chủ đầu tư với chiều dài hơn 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng Đô thị

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 19/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).
Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

TTTĐ - Ngày 19/4, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khánh thành 3 công trình, khởi công 1 công trình trọng điểm.
Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam Đô thị

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND quận về sắp xếp đơn vị hành chính 18 phường trên địa bàn quận đang được triển khai thực hiện đồng loạt. Phương án dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
Xem thêm