Hà Nội: Lãnh đạo các trường đại học góp ý Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ
![]() |
Lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng tham gia đóng góp ý kiến vào Văn kiện Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII
Bài liên quan
Trường Đại học Y Hà Nội tuyển 1.120 chỉ tiêu hệ đại học chính quy
Nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo Thủ đô góp ý vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng
Xây dựng Đảng vững mạnh từ việc phát huy tính gương mẫu của đảng viên
Hà Nội: Lấy ý kiến của nguyên lãnh đạo thành phố vào Dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng
Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII có rất nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến các trường đại học, cao đẳng, học viện. Đặc biệt, tại Dự thảo khâu đột phá thứ ba trong ba khâu đột phá có nội dung: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản trị xã hội, quản trị kinh tế…; Xây dựng cơ chế phù hợp để thu hút, trọng dụng nhân tài, nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Phát huy các giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện; Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, tự lực, tự cường, niềm tin, ý chí và khát vọng vươn lên; Đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô”.
Tạo sự thay đổi về khoa học công nghệ
TS Trần Thọ Đạt, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, trong 5 năm qua, kết quả cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tăng 15 bậc chỉ số PCI là một nỗ lực lớn. Tuy vậy, TS Trần Thọ Đạt cũng đánh giá việc phát triển dịch vụ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sự phát triển của Thủ đô còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Lưu ý về mục tiêu tăng trưởng 7,5 - 8% liên tục trong 25 năm tới, TS Trần Thọ Đạt cho rằng, đây là một thách thức, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều biến động, khó lường. Do vậy, Hà Nội cần xây dựng thêm một số kịch bản, không nên chốt cứng. Về các khâu đột phá, Hà Nội cần mạnh dạn hơn, thể hiện khát vọng, sự thay đổi thực sự về mặt khoa học công nghệ, để trở thành điểm đến của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Có như vậy mới đảm bảo tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng năng suất lao động.
Về môi trường, theo TS Trần Thọ Đạt, thước đo về môi trường của chúng ta đang giảm. Chính vì thế, trong chiến lược phát triển của Hà Nội giai đoạn tới phải đặc biệt quan tâm đến ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm không khí. Muốn vậy, Hà Nội cần có những giải pháp quyết liệt. Thực tế, một số thành phố lớn trên thế giới, vấn đề ô nhiễm không khí đã được cải thiện nhờ quyết tâm của chính quyền đô thị.
TS Nguyễn Kim Sơn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội góp ý, trên phương diện Hà Nội là Thủ đô, báo cáo chính trị cần đánh giá kỹ hơn những đóng góp, tác động của Hà Nội với cả nước. Về khâu đột phá, TS Nguyễn Kim Sơn cho rằng cần tập trung đầu tư cho các đô thị vệ tinh, sinh thái, phát triển đô thị bền vững. Cùng với đó, thành phố phát triển nguồn nhân lực, tận dụng thế mạnh của Thủ đô về nhân lực chất lượng cao, tiềm lực khoa học công nghệ và văn hóa, coi đó là 3 thế mạnh riêng có để đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển. Muốn vậy, Hà Nội cần có chiến lược khai thác, tận dụng các nguồn lực này.
TS Hoàng Minh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa cho rằng, để báo cáo chính trị của Hà Nội có điểm nhấn thì phải thể hiện được mục tiêu Hà Nội là trung tâm thu hút nhân tài, nêu được khát vọng “chiêu hiền, đãi sĩ” của Hà Nội. Thứ hai, Hà Nội phải thể hiện được khát vọng là trung tâm đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu phát triển để thu hút được các tập đoàn công nghệ cao, đóng góp giá trị gia tăng nhiều hơn cho sự phát triển của thành phố. Thứ ba, thành phố phải nhấn được mục tiêu nâng cao chất lượng sống toàn diện của người dân.
![]() |
Đảng bộ TP Hà Nội có Đảng bộ khối các trường đại học và cao đẳng - mỏ vàng mà thành phố cần khai thác thành động lực phát triển Thủ đô (Ảnh minh họa) |
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh trong học đường
PGS. TS Bùi Văn Quân, Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho rằng, phần thành tựu nên có thêm đánh giá về giáo dục đại học; Nhấn mạnh tới sự chủ động của thành phố trong khai thác, phát huy tiềm lực của các cơ sở giáo dục đạo học, cơ sở khoa học công nghệ trên địa bàn trong việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố.
Dự thảo cần chỉ rõ sự hạn chế trong phối kết hợp giữa các tổ chức khoa học công nghệ, các trường đại học, cao đẳng của thành phố; các trường chưa thực hiện tốt chức năng tham mưu cho thành phố trong hoạch định và thực thi chính sách phát triển; Chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa giáo dục phổ thông và giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp để phát triển thành quả của giáo dục đạo đức, lối sống, đặc biệt là thành quả của giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội.
Từ đó, TS Bùi Văn Quân đề nghị bổ sung vào Văn kiện nội dung: Tăng cường và đảm bảo kết nối giữa các cấp học, trình độ đào tạo về công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh trong học đường, hướng đến tạo khác biệt, đặc trưng cho lao động Thủ đô. Cùng với đó, dự thảo thể hiện rõ hơn quan điểm về phát triển giáo dục đại học của Hà Nội.
Về hình thức, theo TS Bùi Văn Quân, tại mục 5, trang 53, dòng 9, 10 từ dưới lên, câu “Kết hợp đào tạo năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo với giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử Thăng Long - Hà Nội của người học” nên chuyển thành “chú trọng giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử Thăng Long - Hà Nội đi đôi với đào tạo năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo cho người học”.
Theo PGS. TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thành phố có những điểm rất đặc biệt. Với vai trò của mình, Hà Nội là hạt nhân liên kết các vùng phụ cận nhằm phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng. Trong báo cáo chính trị mặc dù có đề cập nhưng chưa rõ nét về mối liên kết vùng tạo động lực thúc đẩy phát triển.
Ngoài ra, nhiều lĩnh vực Đảng bộ TP lãnh đạo, chỉ đạo đạt được kết quả rất nổi bật như: Nông thôn mới, phát triển giáo dục đào tạo, ổn định an ninh chính trị, giảm tỷ lệ hộ nghèo… nên làm rõ nét bài học kinh nghiệm để có thể nhân rộng tại các địa bàn phù hợp không chỉ riêng Hà Nội mà trên cả nước.
Trong phát triển văn hóa, báo cáo nêu thực hiện Chương trình 04-CTr/TU và một số kết quả đạt được. Tuy vậy, vấn đề mang tính nền tảng, có tính cốt cách, chiều sâu và sự phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển trong văn hóa của người Hà Nội chưa được đậm nét.
Thống nhất với đánh giá của báo cáo là khoa học công nghệ Thủ đô chưa thực sự trở thành động lực quan trọng để nâng cao năng suất lao động, GS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng cho rằng, việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực chưa được đậm nét. Đảng bộ TP Hà Nội có Đảng bộ khối các trường Đại học và cao đẳng. Đây là "mỏ vàng" mà thành phố cần khai thác thành động lực phát triển Thủ đô.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy
