Tag

Hà Nội: Hàng loạt các giải pháp giảm ô nhiễm không khí

Xã hội 18/12/2019 14:56
aa
TTTĐ – Các chuyên gia về không khí tại Việt Nam cho rằng, nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí tại Hà Nội chủ yếu là do các hoạt động của con người. Trong khi đó, Hà Nội đang có nhiều nỗ lực để cải thiện tình hình ô nhiễm này.

Hà Nội: Hàng loạt các giải pháp giảm ô nhiễm không khí

Nhiều ngày nay, Hà Nội đang phải đối diện với tình trạng ô nhiễm không khí

Bài liên quan

Khuyến cáo người dân bảo vệ sức khỏe do ô nhiễm không khí

Hà Nội triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường không khí

Hiện trạng ô nhiễm không khí và chính sách quản lý chất lượng không khí tại TP HCM

Nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Nhiều ngày nay, tình trạng ô nhiễm không khi ở Hà Nội có xu hướng tăng cao và kéo dài. Trong liên tiếp các ngày 10-18/12, chỉ số chất lượng không khí tại nhiều trạm quan trắc của thành phố chạm ngưỡng không tốt, có thời điểm rất xấu (AQI trong khoảng 201-300).

Hà Nội sẽ loại bỏ bếp than tổ ong - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
Hà Nội sẽ loại bỏ bếp than tổ ong - một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Giá trị trung bình của bụi PM2.5 liên tục vượt quá giới hạn cho phép ở tất cả các trạm. Số liệu đo tại một số trạm đặt ở Minh Khai, Đại sứ quán Pháp cho thấy giá trị vượt quá giới hạn cho phép trên 3 lần trong các ngày 11-12/12.

Không khí có chất lượng xấu nhất trong khoảng thời gian từ 22h hôm trước đến 8h hôm sau. Sau 12h trưa, AQI có giảm nhưng vẫn nằm ở mức kém. Trong các ngày 10-13/12, AQI ở mức rất xấu chiếm đến 32,5% số thời gian trong ngày.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm không khí được Hà Nội chỉ ra như: Từ hoạt động giao thông, xây dựng; đời sống dân sinh như đun nấu, sử dụng than tổ ong, đốt rơm rạ, rác... Bên cạnh đó, không khí ở Thủ đô còn chịu tác động từ các nguồn ô nhiễm như khí thải từ các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận...

Lượng cây xanh bao phủ của thành phố Hà Nội đã đạt mức 9,5 m2/người
Lượng cây xanh bao phủ của thành phố Hà Nội đã đạt mức 9,5 m2/người

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, ngoài nguyên nhân về thời tiết, khí hậu, có một phần nguyên nhân rất lớn là do chính hoạt động của con người.

Hiện nay ở Hà Nội và khu vực lân cận có quá nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp chưa được di dời, cần phòng tránh, ngăn ngừa, thay vì để xảy ra ô nhiễm rồi mới xử lý.

Đối với thông tin về chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội được một số website quốc tế đưa ra, với mốc màu tím và nâu - mức nguy hại cho sức khoẻ con người, theo TS Tùng, đây là hiện tượng bất thường, cần phải có những quan trắc và nghiên cứu sâu hơn mới có thể khẳng định được về nguyên nhân.

TS Tùng cho biết thêm, hiện nay chúng ta chưa kiểm kê được các nguồn gây ô nhiễm nên không thể đặt hành động ưu tiên. Việt Nam cũng đang thiếu hàng loạt điều kiện cần thiết để triển khai các biện pháp lâu dài giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Còn theo GS Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí của Hà Nội và các tỉnh là do các nguồn giao thông, xây dựng, công nghiệp và hoạt động dân sinh.

Trong điều kiện khí tượng không thuận lợi, các nguồn phát thải không phát tán được dẫn đến những đợt ô nhiễm nghiêm trọng như hiện tại. Ông cho rằng, việc quan trọng nhất là phải ngăn chặn các nguồn phát thải, đặc biệt là giao thông.

“Các nước đạt đến tiêu chuẩn Euro 3, Euro 4, Việt Nam hầu hết chưa đạt Euro 3. Lượng phương tiện cá nhân quá nhiều, cần tăng phương tiện công cộng và vệ sinh đường phố. Người dân nên hạn chế ra đường những ngày ô nhiễm nếu không thực sự cần thiết”, ông Đăng nói.

Nhiều giải pháp đồng bộ của Hà Nội nhằm giảm ô nhiễm không khí

Không phải đến khi tình hình ô nhiễm không khí tăng cao trong thời gian vừa qua, Hà Nội mới có những động thái để cải thiện môi trường. Từ nhiều năm trước, thành phố đã ban hành nhiều chính sách và đã triển khai các giải pháp để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trong đó, thành phố đã tăng cường trồng các loại cây xanh. Trước đây, lượng cây xanh bao phủ của thành phố đạt 6,7-6,8 m2/người nhưng nay đã đạt mức 9,5 m2/người. Đến năm 2018, Hà Nội đã hoàn thành kế hoạch trồng 1 triệu cây xanh và đang triển khai kế hoạch trồng thêm 600.000 cây xanh đến năm 2020.

Ngày 30/10/2019, UBND thành phố cũng ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường...

Mặt khác, thành phố cũng đã xây dựng đề án và được HĐND thành phố thông qua lộ trình cấm xe máy. Bởi vì một nguồn ô nhiễm nhất hiện nay là khí thải từ các loại xe.

Thời gian tới thành phố tiếp tục triển khai lắp đặt các trạm quan trắc và cài đặt phần mềm phân tích. Bởi theo nghiên cứu của các chuyên gia Pháp thì thành phố phải có 85 trạm quan trắc trong khi hiện mới có 10 trạm.

Bên cạnh những giải pháp lâu dài, trước mắt, thành phố đã cho tăng lượng xe hút bụi gấp đôi thông thường để làm sạch bụi. Trong những thời điểm chất lượng không khí kém, Hà Nội đã liên tục cập nhật số liệu quan trắc trên cổng điện tử của thành phố và ngành Môi trường.

Những ngày vừa qua, Hà Nội cũng nhiều lần đưa ra khuyến cáo người dân nên trang bị khẩu trang chống bụi đạt chuẩn; nên sử dụng phương tiện công cộng; đóng kín cửa sổ; trường học không nên cho học sinh tham gia hoạt động ngoài trời...

Đặc biệt, người dân hạn chế tối đa hoạt động gây ô nhiễm không khí, như đốt rác, đun nấu bằng bếp than tổ ong, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân... Phương tiện vận chuyển phế thải xây dựng phải bảo đảm che chắn kín, không phát tán ô nhiễm...

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị thành phố giao các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí.

Đọc thêm

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS Môi trường

Điện Thái Hòa di tích đầu tiên đạt tiêu chuẩn công trình xanh LOTUS

TTTĐ - Điện Thái Hòa - công trình kiến trúc biểu tượng của triều Nguyễn, chính thức nhận chứng nhận công trình xanh LOTUS do Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam trao tặng.
Đà Lạt xử lý công nợ trước khi sắp xếp đơn vị hành chính Xã hội

Đà Lạt xử lý công nợ trước khi sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Để chuẩn bị quyết toán, bàn giao tài chính khi sắp xếp, tổ chức bộ máy, chính quyền, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) yêu cầu các đơn vị xử lý dứt điểm công nợ.
Tôn vinh những công trình xuất sắc, tái sinh từ rác thải Đô thị

Tôn vinh những công trình xuất sắc, tái sinh từ rác thải

TTTĐ - Lễ trao giải Top 10 Awards 2024 và khai mạc triển lãm Top 10 Pavillion vừa diễn ra chiều 19/4 tại Vườn hoa Diên Hồng, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện đánh dấu hành trình 7 năm tôn vinh những công trình xuất sắc, các ý tưởng sáng tạo bền vững trong lĩnh vực kiến trúc, nội thất và công trình xanh.
Quận Hoàng Mai lấy ý kiến về phương án sắp xếp thành 7 phường Muôn mặt cuộc sống

Quận Hoàng Mai lấy ý kiến về phương án sắp xếp thành 7 phường

TTTĐ - Trong 2 ngày 19 và 20/4/2025, UBND quận Hoàng Mai tổ chức hội nghị triển khai lấy ý kiến nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn quận.
Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường Đô thị

Quận Tây Hồ lấy ý kiến phương án sắp xếp thành 2 phường

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Tây Hồ công bố phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường, dự kiến hình thành hai đơn vị hành chính cơ sở mới là phường Tây Hồ và phường Phú Thượng, theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của TP Hà Nội.
Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025 Môi trường

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

TTTĐ - Sáng kiến “Làm sạch Trái Đất” tại biển Phước Hải thu hút gần 200 tình nguyện viên cùng thu gom hơn 420kg rác thải nhựa, góp phần hồi sinh vẻ đẹp đại dương và nuôi dưỡng ý thức sống xanh.
Khánh thành, thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài Đô thị

Khánh thành, thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

TTTĐ - Tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài do UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) làm chủ đầu tư với chiều dài hơn 2,67km, tổng mức đầu tư khoảng 705 tỉ đồng. Dự án được kỳ vọng là trục giao thông huyết mạch kết nối quận Nam Từ Liêm với Hà Đông và nhiều khu đô thị phía Tây Thủ đô.
Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng Đô thị

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 19/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).
Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

TTTĐ - Ngày 19/4, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khánh thành 3 công trình, khởi công 1 công trình trọng điểm.
Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam Đô thị

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND quận về sắp xếp đơn vị hành chính 18 phường trên địa bàn quận đang được triển khai thực hiện đồng loạt. Phương án dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
Xem thêm