Hà Nội: Giá rau quả, thực phẩm rục rịch tăng đón Tết Nguyên đán
![]() |
Giá rau quả, thực phẩm rục rịch tăng đón Tết Nguyên đán
Bài liên quan
Tăng cường kiểm tra kiểm soát hàng hóa dịp Tết
Hà Nội chi gần 379 tỷ đồng chăm lo Tết cho người có công
Thủ tướng kiểm tra công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán tại Thừa Thiên - Huế
Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, ngay từ lúc này các tiểu thương, người kinh doanh buôn bán các mặt hàng thực phẩm, rau quả tại Hà Nội cũng đã bắt đầu tính tới phương án chuẩn bị nguồn cung phục vụ người tiêu dùng.
Theo ghi nhận của PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, hiện các mặt hàng thực phẩm, trái cây trên thị trường Hà Nội cũng đã bắt đầu rục rịch tăng giá, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết như thịt bò, thịt gà, thủy hải sản và các loại trái cây thắp hương như cam, táo, phật thủ, bưởi...
Ghi nhận của PV ở các chợ đầu mối tại Hà Nội như: Hà Đông, Mai Dịch, Nghĩa Tân, Ngã Tư Sở..., giá các loại rau như bắp cải trắng cũng đã tăng nhẹ khoảng 1.000 đồng so với những ngày trước đó lên mức 10.000 đồng/kg, giá súp lơ xanh cũng lên mức 40.000 đồng/kg, su hào cũng tăng lên 10.000 đồng/kg, cà chua 10.000 đồng/kg.
![]() |
Giá nhiều loại rau, củ bắt đầu tăng nhẹ. |
Mặc dù giá cả bắt đầu tăng nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn vui vẻ bởi họ cho rằng đó là xu thế, cứ đến hẹn lại lên. "Trước tôi mua một cân súp lơ xanh giá cũng chỉ 30-35 nghìn đồng, nhưng sau Tết Dương lịch thì đã tăng lên 40 nghìn đồng. Năm nào cũng vậy, cứ gần Tết Âm lịch là giá các loại rau quả đều tăng vì nhu cầu của người tiêu dùng cũng tăng lên", chị N.T.H - một người dân phường Phúc La (Hà Đông) chia sẻ.
Trong khi đó, theo một số tiểu thương, năm nay do thời tiết cũng không có nhiều đợt rét đậm rét hại như mọi năm nên dồi dào nguồn cung rau quả phục vụ người tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán, và cũng vì thế giá các mặt hàng này cũng có thể sẽ chỉ tăng nhẹ chứ không tăng mạnh như mọi năm.
"Năm nay thời tiết thuận lợi, không rét đậm rét hại nên nhiều gia đình được mùa. Chúng tôi đã đi đặt hàng bà con từ tháng trước để đến gần Tết bắt đầu đi lấy hàng để bán. Nguồn cung rau quả năm nay có thể nói là dồi dào để phục vụ người dân", chị M.H.T - một tiểu thương tại Chợ Hà Đông chia sẻ.
![]() |
Nguồn cung trái cây phục vụ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi cũng dồi dào. |
Tương tự như mặt hàng rau, các loại trái cây cũng đã bắt đầu rục rịch tăng giá. Theo ghi nhận của PV, cam sành tại một số chợ đầu mối ở Hà Nội có giá khoảng 25.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2018.
Năm nay, giá bưởi Diễn cũng tăng mạnh, đặc biệt là loại bưởi "xịn''. Giá bưởi Diễn loại 1 tại vườn vào khoảng 70.000 - 80.000 đồng/quả, loại 2 từ 40.000 - 50.000 đồng/quả, loại nhỏ xấu mã chỉ 15.000 - 35.000 đồng/quả. Trong khi đó, giá bán ngoài thị trường sẽ chênh lệch hơn 20.000 - 30.000 đồng/quả.
Theo chia sẻ của một số gia đình trồng bưởi Diễn tại Hà Nội được biết, giống bưởi Diễn bắt đầu cho thu hoạch từ khoảng tháng 11, 12 Âm lịch đúng vào dịp giá Tết Nguyên Đán, nên được nhiều người dân Hà Nội tìm đến đặt mua để sử dụng và làm quà biếu. Năm nay thời tiết khá thuận lợi, nên hầu hết các vườn bưởi đều được mùa sai quả, mỗi gốc có thể đạt từ 60 - 70 quả.
"Nhiều thương lái và khách hàng đã đến tận vườn đặt mua bưởi phục vụ Tết. Năm nay, giá bưởi dao động ở mức 50.000 – 70.000 đồng/quả bán tại vườn. Đối với những loại quả được tuyển chọn sẽ có giá cao hơn, khoảng 80.000 đồng đến 100.000 đồng mỗi quả", ông T.V.H - một người dân ở Phú Diễn (Bắc Từ Liêm) chia sẻ.
![]() |
Nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân cũng bắt đầu tăng giá. |
Bên cạnh đó, một số loại trái cây cũng tăng giá ăn theo dịp Tết Nguyên đán như táo xanh to có giá 45.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với trước đây; xoài ngọt 50.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg; vú sữa 55.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg. Không những trái cây, mà một số loại hoa cũng đã bắt đầu tăng, như: hoa cúc có giá 8.000 đồng/bông, hoa hồng 10.000 đồng/bông, tăng khoảng 1.000 đồng/bông so với tháng trước đó.
Đối với các mặt hàng thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, giá cũng bắt đầu nhích dần lên. Cụ thể, giá thịt ba chỉ ngon tăng lên mức 85.000 đồng/kg và dự báo sẽ còn tăng, có thể ở mức 100.000 đồng/kg; sườn ở mức 100.000 đồng/kg, dự báo cũng có thể lên mức 110.000 đồng/kg.
Tương tự, thịt bò thăn cũng đã ở mức 275.000 - 290.000 đồng/kg; giá gà lông cũng đã tăng ở mức 105.000 - 110.000 đồng/kg, trong khi tháng trước chỉ ở mức 95.000-105.000 đồng/kg gà ngon. Các loại thủy hải sản đứng giá ở mức cao do thời tiết lạnh, việc đánh bắt, khai thác bị ảnh hưởng.
Theo đánh giá của một chuyên gia kinh tế thị trường, việc tăng giá thực phẩm dịp Tết Nguyên đán như đã thành thông lệ, không có gì là bất thường bởi nhu cầu tiêu dùng vào dịp này tăng cao. "Việc tăng giá là khó tránh khỏi nhưng tăng ở mức cho phép, không có chuyện thích tăng thế nào cũng được rồi loạn thị trường", vị này chia sẻ.
Được biết, trước đó, ngày 12/12/2018, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã ký ban hành Công văn số 6117/UBND-KT về việc bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn những tháng cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Theo đó, để thực hiện công tác bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn những tháng cuối năm 2018 và dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà Nước được giao.
Trong đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Tài chính thường xuyên theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân để kịp thời tham mưu chỉ đạo và có biện pháp xử lý, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.
Đồng thời Sở Tài chính chủ trì cùng các sở, ngành tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá; quản lý chặt việc đăng ký giá, kê khai giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là những mặt hàng có nhu cầu tăng cao trước, trong và sau Tết như các dịch vụ vận tải, ăn uống, tham quan, du lịch, dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô; Kiểm soát chặt chẽ các yếu tố chi phí cấu thành giá đối với giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước; hàng hóa dịch vụ được trợ giá, trợ cước; đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá (nếu có) để có phương án và lộ trình điều chỉnh phù hợp.
UBND TP. Hà Nội giao Sở Công Thương chủ động theo dõi, dự báo diễn biến thị trường, cân đối cung cầu các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn Thành phố; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND Thành phổ các biện pháp cụ thể đảm bảo đủ lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành triển khai có hiệu quả: Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Thành phố; Phương án dự trữ hàng hóa phục vụ cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân. Công khai thông tin về chương trình bình ổn thị trường của Thành phố để doanh nghiệp và nhân dân được biết.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm

Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt

Đà Nẵng: Loạt đơn vị thi công kêu cứu vì nhà thầu nợ tiền
