Tag

Hà Nội đẩy mạnh liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa

Kinh tế 25/04/2020 16:42
aa
TTTĐ - Nhằm phát huy thế mạnh, quảng bá, kết nối cung - cầu sản phẩm, hàng hóa lợi thế của các địa phương, hỗ trợ tiêu thụ tại thị trường Hà Nội, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công thương năm 2020.

Hà Nội đẩy mạnh liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa

Hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công thương năm 2020 sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân chủ động, linh hoạt tổ chức sản xuất, kinh doanh (Ảnh minh họa)

Bài liên quan

Hà Nội đề nghị treo cờ Tổ quốc dịp 30/4, 1/5 và sinh nhật Bác

Hà Nội: Bảo đảm an toàn giao thông và phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chương trình nông thôn mới làm nên những ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia

Chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Nhiều hoạt động kết nối được tổ chức

Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác nắm bắt tình hình cung - cầu thị trường để chủ động, linh hoạt tổ chức sản xuất, kinh doanh hướng đến ổn định sản lượng, đảm bảo cân đối tiêu thụ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản đã ký ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công thương năm 2020.

Hoạt động này là dịp để hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng; các đơn vị phân phối để biết đến, ưu tiên lựa chọn, kết nối, tiêu thụ. Qua đó, sản phẩm từng bước chiếm lĩnh và đứng vững trên thị trường nội địa, hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa lợi thế sang thị trường nước ngoài thông qua một số kênh phân phối (Central Group, Aeon, Lotte...).

Ngoài ra, thông qua hoạt động kết nối này các đơn vị chức năng cũng hướng dẫn các đơn vị sản xuất cung ứng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, yêu cầu, thị hiếu, thủ tục của nhà phân phối, người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh khai thác, tiêu thụ sản phẩm chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, giá cả phù hợp. Đồng thời chủ động tạo nguồn hàng ổn định, đảm bảo cung - cầu của thị trường Hà Nội trong các dịp lễ, Tết, phục vụ công tác phòng chống lụt bão, thiên tai, công tác bình ổn thị trường và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Kế hoạch tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công thương năm 2020 sẽ diễn ra 5 hoạt động chính.

Theo đó, trong quý III, IV năm 2020, căn cứ diễn biến dịch Covid-19, trong điều kiện đảm bảo tuyệt đối an toàn, thành phố tổ chức từ 5 - 8 đoàn cán bộ và doanh nghiệp thực hiện nội dung liên kết, giao thương tại các tỉnh, thành phố (tổ chức, tham gia hội nghị, hoạt động giao thương, trưng bày sản phẩm; hỗ trợ đơn vị khảo sát địa điểm, ký kết hợp đồng, thỏa thuận ghi nhớ…), nhằm kết nối, khai thác, tiêu thụ nông sản thực phẩm, hàng hóa lợi thế của các địa phương đưa về thị trường Hà Nội, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.

Địa điểm dự kiến tại các tỉnh: Bắc Giang, Hưng Yên, Lào Cai, Quảng Ninh, Sơn La, Hòa Bình, Nam Định, Bắc Kạn, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Long An, Bến Tre, Cần Thơ, An Giang… Hoạt động được triển khai trong các mùa vụ trái cây, nông sản; kết hợp với diễn đàn, chương trình kết nối, giao thương của các địa phương.

Hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa là dịp để hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng tại Hà Nội và các tỉnh thành (Ảnh minh họa)
Hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa là dịp để hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đến người tiêu dùng tại Hà Nội và các tỉnh thành (Ảnh minh họa)

Cũng trong quý III, IV, tại các tỉnh Ninh Thuận hoặc Lâm Đồng… (khu vực miền Trung - Tây Nguyên) và tỉnh Trà Vinh (khu vực Nam Bộ), thành phố sẽ tổ chức 2 đoàn cán bộ và doanh nghiệp thực hiện các nội dung hợp tác, giao thương tại các vùng kinh tế trên cả nước (chủ trì, tham gia tổ chức các hội nghị hợp tác, giao thương, trưng bày sản phẩm, khảo sát địa điểm, ký kết biên bản ghi nhớ, hợp tác lĩnh vực Công thương…).

Dự kiến trong quý II, IV tại Hà Nội sẽ tổ chức 5 hội nghị quy mô nhỏ, đảm bảo an toàn, theo quy định. Thành phố giao Sở Công thương Hà Nội phối hợp thực hiện với Sở Công thương một số tỉnh, thành phố (dự kiến: Sơn La, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định), phục vụ công tác khai thác, dự trữ hàng hóa phòng, chống dịch Covid- 19 và hỗ trợ các tỉnh, thành phố tiêu thụ sản phẩm theo mùa vụ. Hình thức tổ chức, dự kiến là trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa để kết nối giữa nhà phân phối và đơn vị sản xuất.

Trong quý III, IV, tại Hà Nội, UBND thành phố sẽ chủ trì tổ chức từ 3 - 5 tuần hàng trái cây, nông sản của các tỉnh, thành phố tại Hà Nội nhằm hỗ trợ sản phẩm trái cây, nông sản của thành phố và các địa phương có khó khăn trong việc tiêu thụ, xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ quảng bá, giới thiệu đến đông đảo người tiêu dùng Thủ đô trong năm 2020.

Từ quý III - IV, tại các tỉnh, thành phố sẽ tổ chức từ 3 - 5 đoàn doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh của thành phố Hà Nội tham gia gian hàng tại các hội chợ, triển lãm do Sở Công thương các tỉnh, thành phố tổ chức.

Các Sở, ngành cùng phối hợp thực hiện

Để hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công thương năm 2020 đạt hiệu quả cao, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, ngành cùng phối hợp thực hiện.

Cụ thể, Sở Công thương chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn cán bộ, doanh nghiệp tham gia các hoạt động hợp tác, kết nối tiêu thụ nông sản, hàng hóa tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế; Tổ chức tuần lễ trái cây, hàng nông sản; Hội chợ, triển lãm ngành Công thương; Hội nghị giao thương với một số tỉnh, thành phố và các nội dung hỗ trợ, kết nối tiêu thụ hàng hóa năm 2020.

Kế hoạch tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công thương năm 2020 sẽ diễn ra 5 hoạt động chính (Ảnh minh họa)
Kế hoạch tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong lĩnh vực Công thương năm 2020 sẽ diễn ra 5 hoạt động chính (Ảnh minh họa)

Cùng với đó, Sở phải thường xuyên rà soát, tổng hợp, cập nhật nhu cầu kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các đơn vị sản xuất Hà Nội và các tỉnh, thành phố, phục vụ trong công tác tổ chức các hình thức kết nối cung - cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường; Hỗ trợ giới thiệu, kết nối tiêu thụ các sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố có nguy cơ dư cung cao trong các mùa vụ, rủi ro từ thị trường tiêu thụ, xuất khẩu, hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp phân phối, chế biến để hỗ trợ tiêu thụ, đưa vào bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chịu trách nhiệm cung cấp số liệu tình hình sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn thành phố và các tỉnh, thành phố liên quan (nếu có) gửi Sở Công thương để tổng hợp, cân đối hàng hóa trên địa bàn.

Ngành Nông nghiệp phối hợp với Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố đưa các sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu hàng hóa của Hà Nội và các tỉnh, thành phố vào hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm, thủy sản thực phẩm của thành phố Hà Nội; Đồng thời, phối hợp với Sở Công thương đưa các sản phẩm OCOP của thành phố tham gia kết nối cung cầu, tham gia các hội chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Sở Tài chính sẽ phối hợp với Sở Công thương tham mưu báo cáo UBND thành phố bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2020 theo quy định.

Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố sẽ chủ trì, phối hợp Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các chương trình xúc tiến hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức hoạt động giao thương, tuần lễ hàng nông sản tại Hà Nội...

Đọc thêm

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Nghị quyết 68 soi đường cho kinh tế tư nhân

TTTĐ - Theo đánh giá của các chuyên gia, Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị được đánh giá là Bản tuyên ngôn soi đường, dẫn lối cho kinh tế tư nhân khẳng định mình và phát triển thịnh vượng trong thời đại mới...
Nghị quyết đặc biệt Doanh nghiệp

Nghị quyết đặc biệt

TTTĐ - Sau quá trình dày công nghiên cứu, ấp ủ, một nghị quyết đặc biệt đã ra đời, đó là Nghị quyết 68-NQ/TW. Điểm đặc biệt ở đây chính là sự khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân, tăng bảo vệ cho doanh nghiệp và đặc biệt nữa là cho phép doanh nghiệp được chủ động sửa sai...
VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon Doanh nghiệp

VINUT: Mang tinh túy nông sản Việt chinh phục thế giới qua Amazon

TTTĐ - Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu, cùng với việc hợp tác chặt chẽ với các vùng nguyên liệu trái cây trải dài các tỉnh thành, 6 nhà máy với công suất 8,000,000 lít/ngày, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, VINUT đã nỗ lực mở rộng đầu ra cho nông sản Việt, trở thành thương hiệu nước giải khát “made-in-Vietnam” được yêu thích tại thị trường Mỹ trên Amazon.
Nghị quyết 68-NQ/TW là "cuộc cách mạng" về tư duy và thể chế Kinh tế

Nghị quyết 68-NQ/TW là "cuộc cách mạng" về tư duy và thể chế

Ngày 7/5, trả lời phỏng vấn của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhận định khu vực kinh tế tư nhân giống như “chiếc lò xo” đã bị nén lại trong thời gian dài và Nghị quyết 68-NQ/TW như một “cú hích”, giúp “tháo chốt”, để “chiếc lò xo” bung ra, phát triển mạnh mẽ, xứng tầm với tiềm năng, năng lực và dư địa phát triển còn rất lớn, đóng góp một cách xứng đáng vào quá trình phát triển chung của đất nước.
Cần cụ thể hóa nội dung về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự" Kinh tế

Cần cụ thể hóa nội dung về "tuân thủ nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm hình sự với hành chính, dân sự"

TTTĐ - Chiều 7/5, với tinh thần khẩn trương triển khai Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.
Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại Lao động - Việc làm

Bảo vệ quyền và lợi ích cho lao động nữ thông qua đối thoại

TTTĐ - Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội để chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” năm 2025.
Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá Kinh tế

Hành trình 35 năm trưởng thành và bứt phá

TTTĐ - Từ một cơ sở giặt là nội bộ, bằng tư duy chiến lược, đổi mới toàn diện, Xí nghiệp Giặt là SAPY đã bứt phá, trở thành đối tác quan trọng của nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp tại Hà Nội.
Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Bước ngoặt lịch sử, động lực then chốt cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, tạo tiền đề cho sự thay đổi về chất của khu vực kinh tế này.
Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp Kinh tế

Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp

TTTĐ - Ngày 7/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm “Bảo đảm điện cho tăng trưởng – Yêu cầu và giải pháp" nhằm phân tích, kiến giải, luận bàn giải pháp, kịch bản, sự chuẩn bị của ngành điện để đáp ứng nhu cầu điện cho tăng trưởng trong bối cảnh mới.
Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi Thị trường - Tài chính

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

TTTĐ - Trước diễn biến giá vàng tăng cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Xem thêm