Tag

Hà Nội đang quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động cải thiện môi trường​​​​​​​

Môi trường 14/03/2025 10:03
aa
TTTĐ - Công tác bảo vệ môi trường Thủ đô luôn là vấn đề trọng tâm, được Trung ương và lãnh đạo TP quan tâm hàng đầu. Điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Trung ương, TP và đã được tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian qua. Hiện, Hà Nội đang quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động cải thiện môi trường.
Đẩy nhanh “xanh hoá” giao thông, giảm ô nhiễm môi trường Tham góp các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường Thủ đô

Sáng 14/3, Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp xử lý các vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội”.

Hà Nội đang quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động cải thiện môi trường​​​​​​​
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và thành phố Hà Nội chủ trì hội thảo

Dự hội thảo về phía đại biểu Trung ương có các đồng chí: GS.VS Châu Văn Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; TS. Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Môi trường của Quốc hội; các ban, ngành Trung ương...

Đại biểu TP Hà Nội có các đồng chí: Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND TP; lãnh đạo các tỉnh, thành Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Thủ đô; các tổ chức quốc tế trên địa bàn Thủ đô; các chuyên gia, nhà khoa học…

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là đô thị có diện tích và dân số lớn hàng đầu cả nước; cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt tại khu vực nội đô có tốc độ tăng dân số cơ học rất lớn.

Đồng thời, Hà Nội là trung tâm khu vực Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước. Với đặc thù này, Hà Nội luôn đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí, quá tải trong xử lý chất thải rắn, nước thải,...

Hà Nội đang quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động cải thiện môi trường​​​​​​​
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu khai mạc hội thảo

Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường Thủ đô luôn là vấn đề trọng tâm, được Trung ương và lãnh đạo TP quan tâm hàng đầu. Điều này được thể hiện trong nhiều văn kiện quan trọng của Trung ương, TP và đã được tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian qua.

Gần đây nhất là 3 văn kiện quan trọng, Luật Thủ đô sửa đổi năm 2024 và 2 Quy hoạch của Thủ đô mới được phê duyệt. Trong đó, Luật Thủ đô đã nêu cụ thể một số nhiệm vụ cần triển khai về xác định vùng phát thải thấp. Tại Quy hoạch Thủ đô, vấn đề môi trường được đặt lên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong số các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần giải quyết của Thủ đô trong giai đoạn 2025-2030.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, TP đang quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động nhằm cải thiện môi trường. Có thể kể đến như trong xử lý ô nhiễm không khí, TP đang thực hiện các giải pháp giảm phương tiện xe cá nhân, tăng cường đầu tư, đưa vào sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi giao thông xanh, xóa bỏ tình trạng đốt than tổ ong, tăng cường rửa đường, giám sát vệ sinh môi trường các công trình xây dựng…

Hà Nội đang quyết liệt thực hiện nhiều hoạt động cải thiện môi trường
Quang cảnh hội thảo

Trong xử lý nước thải, làm sạch các dòng sông, TP đang khẩn trương thực hiện các giải pháp bổ cập nước sông Tô Lịch, làm "sống lại" dòng sông theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm (Hà Nội đặt quyết tâm tháng 9/2025 sẽ hoàn thành nhiệm vụ bổ cập nước sông Tô Lịch); hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, thí điểm phân loại rác tại nguồn tại 5 quận nội thành…Tuy nhiên, chất lượng môi trường tại Hà Nội chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là chất lượng môi trường không khí. Để giải quyết “bài toán” này, TP Hà Nội rất mong muốn có sự chung tay, đồng hành, chia sẻ của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn TP.

"Ban Tổ chức hội thảo luôn lắng nghe và mong muốn các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý hãy tham góp nhiều ý tưởng sáng tạo, tâm huyết, những giải pháp khả thi cần ưu tiên để có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng môi trường của TP, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến, Văn minh, Hiện đại"- Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh bày tỏ.

Đọc thêm

Đã đến lúc cần “bàn tay thép” Môi trường

Đã đến lúc cần “bàn tay thép”

TTTĐ - Để giải quyết các vấn đề cấp bách, thành phố Hà Nội đã và đang thực hiện nhiều biện pháp cải thiện môi trường, trong đó tăng cường giám sát ngăn chặn tình trạng đốt rác thải bừa bãi; Hiện đại hóa công tác thu gom rác thải, triển khai thí điểm phân loại rác tại nguồn ở 4 quận nội thành. Tuy nhiên, để giải quyết triệt để, theo các chuyên gia môi trường, các cơ quan chức năng cần có biện pháp quyết liệt ngăn chặn và phối hợp xử lý nghiêm tình trạng vi phạm…
Bài 4: “Sứ giả” lan tỏa phong trào xanh - sạch - đẹp Môi trường

Bài 4: “Sứ giả” lan tỏa phong trào xanh - sạch - đẹp

TTTĐ - Thời gian qua, hưởng ứng phong trào, cuộc vận động về bảo vệ môi trường do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội phát động, các phường, xã, cán bộ cơ sở, người dân đã có nhiều hoạt động thiết thực, trở thành những “sứ giả” lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư, để Thủ đô Hà Nội thực sự là một nơi đáng sống.
Nhà máy nước Vĩnh An đã có đánh giá tác động môi trường Môi trường

Nhà máy nước Vĩnh An đã có đánh giá tác động môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng vừa ký quyết định Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy nước Vĩnh An, công suất 10.000m³/ngày - đêm" của Công ty Cổ phần Cấp nước Đồng Nai tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Đắk Lắk: Chuyển đổi gần 67ha rừng cho dự án hồ Krông Pách Thượng Môi trường

Đắk Lắk: Chuyển đổi gần 67ha rừng cho dự án hồ Krông Pách Thượng

TTTĐ - Gần 67ha rừng tại Đắk Lắk có thể được chuyển đổi để xây dựng dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng (giai đoạn 1). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.400 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
Đắk Lắk siết chặt quản lý khai thác khoáng sản Môi trường

Đắk Lắk siết chặt quản lý khai thác khoáng sản

TTTĐ - Trước thực trạng nhiều bất cập trong công tác quản lý, khai thác khoáng sản, tỉnh Đắk Lắk đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn thất thoát tài nguyên và chống thất thu thuế.
Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm Môi trường

Bài 3: Những người lo "chuyện bao đồng" xóa "điểm đen" ô nhiễm

TTTĐ - Đối ngược với hình ảnh vứt rác nơi công cộng xấu xí, là những người công nhân môi trường cần mẫn, thu gom rác thải; là bác tổ trưởng Tổ dân phố “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” lo chuyện “bao đồng” để ngõ phố luôn sạch đẹp.
Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn Môi trường

Mỹ tiếp tục tài trợ tỉnh Quảng Trị khắc phục hậu quả bom mìn

TTTĐ - Ngày 4/4, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị thông tin, đến nay đã có 5 dự án khắc phục hậu quả bom mìn tại Quảng Trị do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, đã được phép hoạt động trở lại.
Triển khai các giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng trong giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí Môi trường

Triển khai các giải pháp cụ thể, trách nhiệm rõ ràng trong giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 153/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về các giải pháp toàn diện và cấp bách để xử lý ô nhiễm môi trường không khí tại các thành phố lớn.
Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ Môi trường

Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ

TTTĐ - Sáng nay (4/4), Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo với chủ đề: “Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ”. Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 120 đại biểu, khách mời.
Bắc Bộ đêm rét, ngày nắng ấm Môi trường

Bắc Bộ đêm rét, ngày nắng ấm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Xem thêm