Hà Nội: Chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ mới bảo đảm dân chủ, khách quan
![]() |
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Bài liên quan
Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm những đơn vị tiếp tục nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Sáp nhập thôn, tổ dân phố sẽ giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động
Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội.
Theo Ban Tổ chức Thành ủy, thực trạng HĐND phường hiện nay gồm chủ tịch và phó chủ tịch là đại biểu hoạt động chuyên trách; trưởng ban và phó trưởng ban hoạt động kiêm nhiệm. Theo hướng dẫn số 17-HD/BTCTU, công tác nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025 được định hướng 4 điểm. Cụ thể, chức danh Chủ tịch HĐND phường do Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy phường kiêm nhiệm, trường hợp đặc biệt do Ủy viên ban Thường vụ Đảng ủy phường đảm nhiệm; Phó Chủ tịch HĐND phường chuyên trách tiếp tục tham gia Thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 (nếu còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn); đồng thời bố trí kiêm nhiệm các chức danh khác tại địa phương; các đồng chí cấp ủy viên là lãnh đạo ban của HĐND phường tiếp tục tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 (nếu còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn).
Sau ngày 1/7/2021, khi Nghị quyết số 97/2019/QH14 có hiệu lực, các đồng chí công tác tại HĐND phường sẽ được bố trí, sắp xếp hoặc giải quyết chính sách theo đúng quy định hiện hành.
Ở các quận, huyện, thị xã, Thường trực HĐND hiện nay gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch là đại biểu hoạt động chuyên trách; các ủy viên là Trưởng ban.
Thực hiện Luật số 47/2019/QH14, số lượng Phó Chủ tịch HĐND quận, huyện, thị xã sẽ chỉ còn một người (giảm một người so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành).
Theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Thành ủy, chức danh Chủ tịch HĐND quận, huyện, thị xã do Bí thư hoặc Phó Bí thư quận, huyện, thị ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 kiêm nhiệm, trường hợp đặc biệt do Ủy viên Ban Thường vụ cấp ủy đảm nhiệm; Phó Chủ tịch HĐND quận, huyện, thị xã hoạt động chuyên trách tiếp tục tham gia Thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 nếu còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn; việc cơ cấu tham gia cấp ủy đối với lãnh đạo các ban HĐND quận, huyện, thị xã hoạt động kiêm nhiệm thì căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương.
Để chủ động trong công tác nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 ở cấp xã, cấp huyện gắn với công tác cán bộ khi thực hiện Luật số 47/2019/QH14 và Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội, Ban Tổ chức Thành ủy hướng dẫn 6 nội dung định hướng bố trí, sắp xếp cán bộ. Đáng chú ý, khi xây dựng phương án nhân sự nhiệm kỳ 2020 - 2025 phải gắn với công tác nhân sự lãnh đạo HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo đúng tinh thần của hai văn bản quan trọng trên. Hướng dẫn số 17-HD/BTCTU nêu rõ: “Không kiện toàn bổ sung thêm Phó Chủ tịch HĐND quận, huyện, thị xã ở những địa phương hiện đang có một Phó Chủ tịch HĐND”.
Ở những quận, huyện, thị xã hiện đang có 2 phó chủ tịch HĐND, nếu cả hai đều đủ điều kiện tái cử thì xem xét, đánh giá năng lực, trình độ, kinh nghiệm, sở trường công tác để bố trí một Phó Chủ tịch HĐND chuyên trách và cơ cấu tham gia ban Thường vụ cấp ủy (nếu chủ tịch HĐND là Bí thư hoặc Phó Bí thư cấp ủy); đồng thời bố trí một Phó Chủ tịch HĐND đảm nhiệm công tác khác phù hợp ngay tại địa phương hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền điều động sang địa phương, cơ quan, đơn vị khác cho phù hợp.
Các đồng chí không bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn tái cử hoặc có nguyện vọng thôi tái cử nhiệm kỳ 2020 - 2025 thì cấp ủy nghiên cứu, bố trí hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền bố trí công tác khác hoặc giải quyết chế độ, chính sách theo quy định.
Ban Tổ chức Thành ủy cũng nêu rõ yêu cầu, công tác nhân sự phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, tính đồng bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị cấp phường khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị; Đồng thời, công tác nhân sự phải bảo đảm dân chủ, khách quan, minh bạch; gắn chặt chẽ với công tác quy hoạch cán bộ, sắp xếp, bố trí cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ tạo sự ổn định, đoàn kết tại địa phương.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế

Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu

Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường
