Tag

Góp phần xây dựng Cảnh sát cơ động chính quy, hiện đại

Thời sự 22/10/2021 11:00
aa
Dự án Luật Cảnh sát cơ động là nội dung được các đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm nhất tại phiên thảo luận tổ. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu luật này được thông qua sẽ góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động tiến thẳng lên chính quy, hiện đại, bảo đảm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong thời gian tới.
Quang cảnh buổi thảo luận tổ về dự án Luật Cảnh sát cơ động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.
Quang cảnh buổi thảo luận tổ về dự án Luật Cảnh sát cơ động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai.

Từ thực tiễn quá trình nhiều năm công tác và giữ cương vị lãnh đạo ở Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, đại biểu Quốc hội, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho rằng, Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt chuyên trách thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013 quy định cơ cấu, gồm: Lực lượng tác chiến đặc biệt; lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm; bảo vệ mục tiêu; huấn luyện sử dụng động vật nghiệp vụ. Cảnh sát cơ động là đơn vị trực thuộc Bộ Công an, thực hiện cả chức năng, nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội như các đơn vị thuộc lực lượng An ninh nhân dân và Cảnh sát nhân dân.

Thiếu tướng Vũ Hồng Văn (ngoài cùng bên trái) đóng góp ý kiến vào dự án Luật Cảnh sát cơ động.
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn (ngoài cùng bên trái) đóng góp ý kiến vào dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Về quy định hệ thống tổ chức và cơ cấu lực lượng Cảnh sát cơ động, Thiếu tướng Vũ Hồng Văn đề xuất chọn phương án 1. Bởi lẽ, cơ cấu của lực lượng Cảnh sát cơ động có thể được thay đổi, điều chỉnh theo yêu cầu, tình hình thực tiễn áp dụng biện pháp vũ trang.

Là người dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiên cứu dự án Luật Cảnh sát cơ động, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường nhấn mạnh, trong tình hình hiện nay, đặc biệt trước sự phá hoại của các thế lực thù địch, hoạt động manh động của tội phạm, nhất là tội phạm sử dụng vũ khí “nóng”, theo kiểu xã hội “đen”, nên việc ban hành Luật Cảnh sát cơ động thực sự rất cần thiết.

Dự án Luật Cảnh sát cơ động được xây dựng dựa trên Pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013. Việc nâng thành luật để điều chỉnh phạm vi tốt hơn cho lực lượng Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Thực tế, lực lượng Cảnh sát cơ động thuộc Bộ Công an nhưng nhiệm vụ chủ yếu, trọng tâm là sử dụng công cụ hỗ trợ, vũ khí để ngăn chặn các hành vi bạo lực, gây rối trật tự công cộng, phá hoại, cản trở, xâm phạm đến lợi ích của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Cảnh sát cơ động còn thực hiện các nhiệm vụ khác như tuần tra, bảo vệ các mục tiêu quan trọng, vận chuyển hàng đặc biệt.

Theo đại biểu Quản Minh Cường, khi lực lượng Cảnh sát cơ động sử dụng biện pháp vũ trang trấn áp sẽ động chạm đến quyền cơ bản của công dân, có thể xâm phạm đến lợi ích của tổ chức nhà nước nên việc quy định thành luật sẽ hạn chế được mức thấp nhất, thậm chí không còn hiện tượng lạm quyền, vượt quyền hoặc vi phạm pháp luật.

 Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường đóng góp ý kiến vào dự án Luật Cảnh sát cơ động.
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai Quản Minh Cường đóng góp ý kiến vào dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Dẫn thí dụ, một đối tượng dùng lựu đạn khống chế con tin, khi lực lượng Cảnh sát cơ động xông vào giải thoát, nếu đối tượng cho nổ lựu đạn, chiến sĩ cảnh sát cơ động có thể hy sinh, con tin cũng có thể bị tổn hại, những người chung quanh gần hiện trường cũng có thể bị thương tật. “Trong trường hợp này, nếu luật pháp không quy định chặt chẽ rất dễ dẫn đến tình trạng không dám làm vì quy định không cho phép; còn nếu làm có khi sẽ vi phạm pháp luật. Do vậy, ở đây luật phải quy định cụ thể trong trường hợp nào anh được phép tấn công, tiêu diệt”, đại biểu Quản Minh Cường nói.

Vấn đề quan trọng nhất là chống lạm quyền, vì khi giao quyền lực mà chúng ta không có cơ chế, chế tài kiểm soát sẽ dẫn đến lạm quyền, xâm hại lợi ích cá nhân, tổ chức. Trong dự án Luật Cảnh sát cơ động quy định rất rõ chức năng, quyền hạn, phương tiện, công cụ trong trường hợp nào được sử dụng. Chỉ có làm đúng quy định như vậy mới chống được lạm quyền.

Về nguyên tắc, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cán bộ, công chức chỉ được làm những điều mà pháp luật cho phép, còn công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm.

Cũng theo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, lực lượng Cảnh sát cơ động là đơn vị được xác định xây dựng tiến thẳng lên chính quy, hiện đại. Vì vậy, để chính quy phải có một bộ máy, tổ chức rất hoàn thiện, cơ cấu khoa học, hợp lý, đào tạo bài bản, trang bị phương tiện hiện đại, chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Muốn được điều này, phải có công cụ bằng văn bản luật để điều chỉnh từ tổ chức, sử dụng vũ khí, phương tiện, hậu cần phục vụ...

“Trong bối cảnh hiện nay khi tội phạm sử dụng các phương tiện hiện đại để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, thì chúng ta cần có những thiết bị hiện đại hơn mới trấn áp được. Do đó, vừa qua Bộ Công an đã thành lập các đơn vị không quân, kỵ binh thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động rất quan trọng để tiến thẳng lên chính quy, hiện đại. Ngoài được trang bị công cụ, phương tiện hiện đại, đòi hỏi Cảnh sát cơ động phải có trình độ pháp luật, hiểu biết và áp dụng pháp luật một cách tốt nhất, song hành với tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ.

Một số đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai cũng cho rằng, để bảo đảm tính thống nhất, tránh trùng lắp về mặt nội dung của hệ thống pháp luật, Luật Cảnh sát cơ động xây dựng theo hướng quy định Cảnh sát cơ động phải kết hợp chặt chẽ biện pháp vũ trang với các biện pháp khác của lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

TTTĐ - Sáng 20/10, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội dưới sự chủ trì của ...

Cử tri Hà Nội kiến nghị với Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội nhiều vấn đề dân sinh “nóng” Cử tri Hà Nội kiến nghị với Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội nhiều vấn đề dân sinh “nóng”

Hôm nay, ngày 20/10, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XV chính thức khai mạc và tiến hành một phần Kỳ họp theo hình ...

Sáng nay, khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV Sáng nay, khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV

TTTĐ - Sáng nay (20/10), kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. ...

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV sẽ họp trực tuyến kết hợp trực tiếp Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV sẽ họp trực tuyến kết hợp trực tiếp

TTTĐ - Sáng nay (11/10), tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và phát ...

HĐND TP Hà Nội khóa XVI điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ họp thứ 2 sang ngày 22-23/9 HĐND TP Hà Nội khóa XVI điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ họp thứ 2 sang ngày 22-23/9

TTTĐ - Ngày 11/9, Thường trực HĐND thành phố Hà Nội đã có Thông báo số 30/TB-HĐND về việc điều chỉnh thời gian tổ chức ...

Cử tri Hà Nội mong muốn đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, sớm đạt miễn dịch cộng đồng Cử tri Hà Nội mong muốn đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, sớm đạt miễn dịch cộng đồng

TTTĐ - Cử tri Hà Nội mong muốn đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tạo miễn dịch trong cộng đồng, giúp ...

Theo Nhân dân

Đọc thêm

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn Tin tức

Kiên định mục tiêu đề ra và tập trung thực hiện với quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dù tình hình có khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi nhưng đây cũng là cơ hội rất lớn để cơ cấu lại nền kinh tế và tăng cường tính tự lực, tự cường, tự vươn lên. Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, với tinh thần kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược đã đề ra.
Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Kế hoạch lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Việc lấy ý kiến Nhân dân, các cấp, ngành cần được thực hiện với các hình thức đa dạng, thích hợp, linh hoạt... tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Kazakhstan

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Kazakhstan, tối 5-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ thân mật với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Kazakhstan và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Kazakhstan.
Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Nắm chắc tư tưởng Nhân dân khi lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp.
Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi) Tin tức

Kỳ họp thứ 10 sẽ xem xét thông qua Luật Báo chí (sửa đổi)

TTTĐ - Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh thời gian trình Quốc hội từ chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, thông qua tại kỳ họp thứ 10 sang chương trình cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 10 đối với dự án Luật Báo chí (sửa đổi).
Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo Tin tức

Sửa đổi Hiến pháp là bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, đặt nền móng pháp lý cho việc tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng...
Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm Tin tức

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ phải bảo đảm chất lượng, súc tích, trọng tâm

Chiều 5/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Tổ trưởng Tổ biên tập Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Chính phủ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 chủ trì cuộc họp, cho ý kiến về việc phân công, điều phối nhiệm vụ của Tổ biên tập.
Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Tin tức

Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp

TTTĐ - Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có 15 thành viên. Trong đó, Chủ tịch Ủy ban là Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp Tin tức

Quốc hội chốt sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

TTTĐ - Với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan Tin tức

Việc sửa đổi Hiến pháp phải tiến hành thận trọng, khách quan

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cần được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả; có cơ chế bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và lấy ý kiến Nhân
Xem thêm