Tag

Gỡ "điểm nghẽn" cấp nước sạch, nâng cao chất lượng sống cho người dân

Xã hội 25/04/2023 21:35
aa
TTTĐ - Thời gian qua, việc cung cấp nước sạch cho Nhân dân được Hà Nội hết sức quan tâm. Thành phố đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tăng tốc "phủ sóng" nguồn nước sạch nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Hà Nội sẽ triển khai 11 dự án mở rộng mạng cấp nước trong giai đoạn 2022-2025 Hà Nội nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, từng bước "phủ sóng" nước sạch Hà Nội điều chỉnh giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp Giải "cơn khát" nước sạch tại các huyện ngoại thành Hà Nội
Kiểm tra hệ thống cấp nước
Kiểm tra hệ thống cấp nước

Bảo đảm để các hộ dân nông thôn được tiếp cận, sử dụng nước sạch là một tiêu chí quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới tại Thủ đô. Để 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch, giai đoạn 2016-2020, thành phố đã kêu gọi xã hội hóa đầu tư phát triển nguồn và mạng cấp nước sạch. Cụ thể, thành phố đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 23 nhà đầu tư thực hiện 34 dự án cấp nước, nâng tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch đạt khoảng 85%, tương đương hơn bốn triệu người với hơn một triệu hộ dân, tính đến hết năm 2022.

Tuy nhiên, việc triển khai các dự án cấp nước khu vực nông thôn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp phép chậm trễ, nhất là chi phí đầu tư lớn. Người dân chưa đấu nối, sử dụng ít, cho nên không bảo đảm cân đối thu - chi. Trên địa bàn thành phố còn 149 xã chưa được cấp nước sạch, trong đó có 121 xã trước đây thành phố đã giao cho các nhà đầu tư thực hiện, còn 28 xã chưa có nhà đầu tư cần kêu gọi nhà đầu tư tham gia.

Đáng chú ý, giá bán nước sạch là vướng mắc lớn nhất với các nhà đầu tư. Nhiều đơn vị thực hiện dự án cấp nước sạch khu vực nông thôn phản ánh, theo Quyết định số 38 ngày 19/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội, giá nước sinh hoạt được tính theo bậc thang. Với 10m3 đầu tiên, nhà đầu tư đang chịu lỗ; Từ 10m3 trở lên mới bảo đảm cân đối đầu tư và có lãi. Nếu ở khu vực đô thị, các hộ dân chỉ có một nguồn nước, lại có nhiều nhà hàng, khách sạn, đơn vị sản xuất sử dụng nhiều sẽ tính giá lũy kế cao hơn thì khu vực nông thôn người dân còn có nước mưa, nước giếng khoan, cho nên sử dụng rất ít, phần lớn chỉ sử dụng khoảng 10m3/hộ dân. Trong khi đó, chi phí đầu tư mạng lưới khu vực nông thôn lại cao hơn, do khoảng cách giữa các thôn, xóm, hộ dân cách xa nhau..., khiến các chủ đầu tư không mặn mà hoặc bỏ cuộc.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc giá nước sạch được Hà Nội áp dụng theo Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND thành phố, 10 năm nay vẫn chưa được điều chỉnh, do đó đây cũng chính là vướng mắc khiến nhiều nhà đầu tư "bỏ cuộc", chậm triển khai tiếp dự án... Đây cũng là nguyên nhân khiến kế hoạch phủ mạng cấp nước tới khu vực nông thôn không đạt mục tiêu giai đoạn 2016-2020.

Trên thực tế, từ năm 2019, thành phố Hà Nội đã xây dựng lộ trình điều chỉnh giá nước sạch nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và Chính phủ chỉ đạo chưa điều chỉnh giá một số mặt hàng đầu vào của các ngành sản xuất nên kế hoạch vẫn trì hoãn từ đến nay. Sau 2 năm trì hoãn, đây chính là thời điểm thích hợp để tiến hành điều chỉnh các quy định liên quan giá nước sạch, từ đó góp phần bảo đảm quyền lợi cho người dân ở cả đô thị và nông thôn. Việc điều chỉnh này sẽ là "động lực" giúp các nhà đầu tư sớm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án nước sạch nông thôn, giúp tiến gần hơn đến mục tiêu 100% tỉ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch.

Theo đại diện Sở Tài chính Hà Nội, hiện nay chi phí cấu thành giá nước sạch như tiền lương, nhân công... đều tăng, dẫn đến phải điều chỉnh giá nước sạch để vừa bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, vừa khuyến khích các chủ thể sử dụng nước tiết kiệm; Đồng thời giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, chống thất thoát, thu hút việc đầu tư vào sản xuất, phân phối nước sạch, nhất là nước sạch nông thôn. Việc tăng giá nước sạch được thực hiện từng bước trong điều kiện, khả năng của người dân để có lộ trình điều chỉnh phù hợp và không có tác động lớn đến giá của các hàng hóa, dịch vụ có liên quan.

Cử tri huyện Sóc Sơn nêu ý kiến tại hội nghị.
Cử tri huyện Sóc Sơn nêu ý kiến tại hội nghị tiếp xúc cử tri chiều 25/4

Với mong muốn nước sạch về với người dân nông thôn, tại cuộc tiếp xúc cử tri chiều nay (25/4), tại huyện Sóc Sơn, cử tri Nguyễn Xuân Thắng - Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện kiến nghị: Hiện nay Nhân dân nhiều xã của huyện còn thiếu nước sạch trầm trọng, Nguyên nhân là do 18/26 xã, thị trấn chưa được lựa chọn nhà đầu tư cấp nước sạch. Do đó, đề nghị TP quan tâm, chỉ đạo, sớm lựa chọn nhà đầu tư cấp nước sạch cho người dân. Trong đó ưu tiên các xã vùng ảnh hưởng môi trường, xã xây dựng Nông thôn mới nâng cao…

Liên quan đến vấn đề nước sạch cho người dân, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong số 18 xã chưa được cấp nước sạch của huyện Sóc Sơn, TP đang chỉ đạo cấp nước sớm trong năm 2023 cho 11 xã; Đối với 7 xã còn lại, sẽ phải đấu thầu rồi mới tổ chức thi công nên sẽ cần thêm thời gian để nước sạch đến được với người dân.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết thêm: Từ năm 2013 đến nay, tiền nước không tăng. Nhiều doanh nghiệp không mặn mà với đầu tư nước sạch. Do đó sắp tới, TP sẽ tính toán lại giá nước sạch, trong đó ưu tiên về giá 10m3 đầu tiên, đặc biệt là cho người nghèo. Các đối tượng khác dùng nhiều nước sạch thì phải trả giá cao hơn.

Đọc thêm

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản số 1703/BVHTTDL-VHCSGĐTV gửi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Báo chí; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; Thanh tra Bộ về việc triển khai Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Các cấp hội phụ nữ Hà Nội đang tích cực tham gia lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn theo Hướng dẫn số 02/HD-UBND ngày 17/4/2025 của UBND TP Hà Nội.
Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính Muôn mặt cuộc sống

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Theo thông tin từ UBND quận Ba Đình, quận đã lấy ý kiến 58.256 cử tri đại diện hộ gia đình, tỷ lệ đạt 99,48% tổng số hộ gia đình trên địa bàn. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính tại địa bàn quận đạt 99,07%.
75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng Muôn mặt cuộc sống

75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng

TTTĐ - Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2025) là dịp để nhìn lại chặng đường vẻ vang, khẳng định bản lĩnh, vai trò và khát vọng phát triển của những người làm báo cách mạng - những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng văn hóa, đồng hành cùng dân tộc bước vào kỷ nguyên vươn mình mạnh mẽ.
Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Môi trường

Diễn biến thời tiết các điểm du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

TTTĐ - Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tới, thời tiết tại các điểm du lịch trên cả nước tương đối thuận lợi.
Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng Môi trường

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Chí Cường chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ GIS và các công nghệ hiện đại khác vào công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thành phố.
Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số Muôn mặt cuộc sống

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Sáng 21/4, Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam và Hội nghị toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam năm 2025 đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước Xã hội

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TTTĐ - Theo dự thảo đề án sáp nhập tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu vừa được 2 địa phương thông qua, để thành tỉnh Cà Mau mới có 64 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 61% so với hiện nay và sẽ là “vựa tôm” của cả nước. Các dự thảo đề án đang được lấy ý kiến cử tri để chậm nhất ngày 1/5/2025 sẽ báo cáo Trung ương.
TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa thông tin về việc Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã thông qua đề xuất của Đảng ủy UBND thành phố về tôn vinh 60 cá nhân (có 31 cá nhân đã mất) tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 2025.
Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh Muôn mặt cuộc sống

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

TTTĐ - Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Quảng Ninh vừa có quyết định xử phạt 5 triệu đồng đối với 1 cá nhân về hành vi đăng tải thông tin có nội dung xúc phạm uy tín, danh dự của lực lượng Công an Nhân dân.
Xem thêm