Tag

Giúp con không “hụt hơi” ở lớp đầu cấp

Giáo dục 24/08/2018 09:36
aa
TTTĐ - Bước vào học đầu cấp, trẻ gặp rất nhiều bỡ ngỡ vì môi trường, tâm lý thay đổi và đặc biệt là kiến thức vừa nhiều vừa khác so với cấp học trước đó. Có học sinh bị “hẫng” khi mới vào học được một thời gian ngắn, cũng có em không theo kịp dẫn đến tâm lý chán nản. Vậy cần phải làm gì để giúp trẻ không bị “hụt hơi” khi theo chương trình của các lớp đầu cấp?

Giúp con không “hụt hơi” ở lớp đầu cấp

Ảnh minh họa: Minh Việt

Rèn luyện kĩ năng tự học

Có thể nói rằng, khoảng thời gian trẻ bắt đầu bước vào lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10) là vô cùng quan trọng, điều này tác động không nhỏ đến quá trình học tập ở lớp tiếp theo. Sự thay đổi môi trường học, phương pháp học và đặc biệt là sự khác biệt về kiến thức, số lượng bài vở quá nhiều khiến học sinh không biết nên bắt đầu từ đâu, không biết kiến thức nào là cần thiết…

Ở cấp THPT, học sinh vào lớp 10 vẫn còn bỡ ngỡ, môi trường mới khác hẳn so với cấp THCS. Các em ngại giao tiếp với người mới, thậm chí có em thấy lạc lõng, chán nản. Thêm vào đó, cách học hoàn toàn mới, cách giảng bài nhanh lại phải tự học, tự nghiên cứu khiến không ít em cảm thấy “tục dốc”... Hơn nữa, ở cấp học này, thầy cô sẽ không quá quan tâm học sinh như các cấp dưới. Giáo viên có khuynh hướng rèn luyện cho các em tính độc lập, tự chủ trong học tập. Các phương pháp thảo luận nhóm, tự thực hiện đề tài… sẽ là những hình thức học phổ biến ở bậc THPT. Để khoảng thời gian này nhanh chóng trôi qua mà không bị gặp áp lực, đa số các thầy, cô giáo đều cho rằng, học sinh nên tập làm quen với các bạn mới, phương pháp học mới. Tích cực tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm sẽ giúp các em phát huy được sở trường, rèn luyện bản lĩnh, thể hiện cá tính của mình. Ngoài ra, học sinh phải dành nhiều thời gian cho tự học, tự nghiên cứu.

Không chỉ ở lớp 10 mà ngay từ lớp 6, các em cũng phải làm quen với việc tự giác học hành. Một giáo viên chủ nhiệm lớp 6 trường THCS Ngọc Lâm cho biết, nếu như ở cấp tiểu học, học sinh chỉ việc tự chăm sóc bản thân và làm theo lời cô dặn thì ở cấp THCS, cô nhắc nhở ít hơn, các con sẽ phải tự học nhiều hơn. Không ít học sinh bị “sốc” vì số lượng bài vở “khổng lồ” cả trong sách giáo khoa và sách bài tập. Dù cô giáo giao bài tập về nhà nhưng do phụ huynh vẫn giữ nếp bắt con làm thêm bài tập ở sách bổ trợ bên ngoài dẫn đến học sinh không đủ thời gian học môn khác và cảm thấy căng thẳng. Bởi vậy, theo cô, cách tốt nhất là cha mẹ nên rèn kĩ năng tự học cho con, học có trọng tâm theo giáo viên dạy và ra bài tập ở trên lớp.

Không học thêm tràn lan

Vì môi trường mới, phương thức học thay đổi và đặc biệt là lượng kiến thức nhiều dẫn đến việc phụ huynh cho con đi học thêm tràn lan.

Theo thầy Vũ Văn Hiển, giáo viên Toán lớp 10A8, trường THPT Lý Thường Kiệt (Long Biên, Hà Nội), để học tốt hơn, trước hết học sinh không nên dành nhiều thời gian vào mạng xã hội. Các em nên tìm hiểu phương pháp học từ các anh chị đi trước, nếu còn băn khoăn thì trao đổi trực tiếp với thầy cô hoặc về nhà nói chuyện nghiêm túc với bố mẹ. Ngoài ra, học sinh không cần đi học thêm, chỉ cần học và nghiên cứu bài vở nghiêm túc khi ở nhà.

“Phụ huynh nên quản lý chặt chẽ con mình, không nên cho con đi học thêm nhiều, các con tự học là chính. Đối với các thầy cô, khi học sinh mới vào trường còn nhiều bỡ ngỡ, giáo viên nên gần gũi các con hơn. Thời gian đầu, thầy cô nên giảng dạy chậm một chút để học sinh làm quen. Sau khi quen rồi, sẽ tăng tốc hơn để đảm bảo thời lượng chương trình. Chúng ta nên chọn bài tập theo chủ đề để cho các con biết đâu là trọng tâm và đâu là phần ít cần thiết hơn”, thầy Hiển chia sẻ kinh nghiệm.

Chia sẻ về phương pháp dạy học sinh mới vào lớp 10, cô Trịnh Phương Dung, giáo viên dạy môn Văn, trường THPT Lý Thường Kiệt cho biết, một số học sinh vào học lớp 10 có tâm lý “xả hơi” sau một năm học vất vả và đỗ nguyện vọng như mong muốn. Ngoài ra, ở lớp 9, đa số học sinh tập trung học hai môn Văn, Toán để ôn vào lớp 10 nên kiến thức nhiều em bị “hổng” ở một số môn khác như Lý, Hóa, Ngoại ngữ… Khi vào lớp 10, do phải học nhiều môn cùng lúc nên học sinh không kịp thích ứng dẫn đến lo lắng, phải chạy đôn đáo đi học thêm nhiều nơi…

Vì vậy, cô Dung khuyên rằng, các con nên chuẩn bị tốt tâm thế. Chăm chỉ ngay từ những tiết học đầu tiên; tập trung giải quyết bài tập thầy cô giao; cố gắng học bài, làm tốt các bài trong sách giáo khoa. Các con không đi học thêm tràn lan, vừa lãng phí thời gian, tiền bạc mà không hiệu quả. Với những môn học yếu, hổng kiến thức, học sinh nên củng cố, bổ sung bằng cách tự học, hỏi bạn, hỏi thầy cô; tự xây dựng kế hoạch học tập khoa học, thời gian biểu rõ ràng để tạo thói quen tốt; xác định đúng sở trường, sở đoản để có định hướng môn thi, khối thi trong tương lai.

Cô Phạm Hương Giang, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Tri Phương chia sẻ: Hầu hết giáo viên lớp 6 đều đề cao phương pháp dạy và hướng dẫn các con học. Dù có sự hướng dẫn nhưng nhiều học sinh vẫn gặp khó khăn như: Phương pháp học, kiến thức học khác và nặng hơn nhiều so với bậc tiểu học. Đặc biệt, cách đánh giá học sinh cũng khác hoàn toàn. Nếu như ở tiểu học là đánh giá động viên, khích lệ và nhận xét thì ở cấp THCS quy đổi ra điểm số, có lịch thi định kì cụ thể và kiểm tra đột xuất... Vì vậy, những học sinh không bắt kịp sự thay đổi này rất dễ dẫn đến “rơi tự do”.

“Dưới góc độ quản lý, tôi đã tác động đến đội ngũ giáo viên về phương pháp giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tác động trực tiếp đến học sinh, thông qua “group” chia sẻ với phụ huynh về bài vở trên lớp và tình hình học tập của các con… Đặc biệt, trường tôi luôn có cái nhìn bao dung đối với các con lớp 6, vì các con phải thay đổi môi trường đột ngột, việc sa sút trong học tập và chưa bắt kịp với chuyện học hành là việc tất yếu.

Về phía phụ huynh, tôi cho rằng cha mẹ phải giúp con một số việc sau: Một là, hỗ trợ các con lên thời khóa biểu tại nhà, tức là kiểm soát thời gian các con tự học, tránh tình trạng giống như cấp học dưới là chỉ học ở trường, về nhà không cần học; Hai là, quản lý mối quan hệ bạn bè của con, vì ngoài bạn thực, các con còn có cả bạn ảo trên mạng xã hội nữa; Ba là quản lý về tiền bạc và cuối cùng, không nên cho con đi học thêm tràn lan, phải học tốt kiến thức trên lớp đã, còn thừa thời gian mới đi học thêm”, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Tri Phương nhấn mạnh.

Đọc thêm

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Xem thêm