Giám đốc Sở QH&KT Nguyễn Trúc Anh: Hướng dẫn lập quy hoạch như “ma trận”
![]() |
Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Nguyễn Trúc Anh trả lời chất vấn
Bài liên quan
Quy hoạch nước sạch, đảm bảo linh hoạt trong cấp nước cho người dân
Phê duyệt Quy hoạch đô thị vệ tinh Sóc Sơn đến năm 2030
Triển khai xây dựng khu đô thị vệ tinh để giảm áp lực cho trung tâm
Nêu câu hỏi tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội sáng 5/12, đại biểu Nguyễn Nguyên Quân đề nghị Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QH&KT) Nguyễn Trúc Anh làm rõ nguyên nhân chậm lập, phê duyệt các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và chi tiết các đô thị vệ tinh; đồng thời làm rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan.
Trao đổi về nội dung này, Giám đốc Sở QH&KT Hà Nội Nguyễn Trúc Anh cho biết, Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh gồm: Hòa Lạc, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Sơn Tây và Xuân Mai. Hiện nay mới chỉ có đô thị vệ tinh Hòa Lạc đi đến "chung cuộc", cố gắng trong tháng 12 phê duyệt quy hoạch phân khu. 4 đô thị vệ tinh còn lại gồm Sơn Tây, Sóc Sơn, Xuân Mai, Phú Xuyên… đều đang nghiên cứu quy hoạch phân khu.
Cụ thể: Đô thị vệ tinh Sơn Tây do Tập đoàn T&T đứng ra nghiên cứu ý tưởng quy hoạch phân khu và chi tiết 1/500, đăng ký 2020 báo cáo xong ý tưởng; Đô thị vệ tinh Sóc Sơn do Tập đoàn BRG nghiên cứu quy hoạch phân khu và chi tiết 1/500, báo cáo trong quý 1/2020. Còn đô thị vệ tinh Phú Xuyên và Xuân Mai đã đến giai đoạn trình duyệt, chuẩn bị phê duyệt.
Ông Nguyễn Trúc Anh cho biết, trong thực hiện lập, phê duyệt quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh có tình trạng chậm nhiều so với kế hoạch đề ra; chất lượng quy hoạch còn thấp, phải hướng dẫn phải nhiều lần.
Không thỏa mãn với câu trả lời, đại biểu Nguyễn Nguyên Quân nhắc lại, các nội dung quy hoạch đô thị vệ tinh đã được phê duyệt từ năm 2015, theo quy định chỉ có 9 tháng để lập quy hoạch phân khu, đến nay đã kéo dài 5 năm là quá chậm.
Theo đại biểu Quân, quy định có 4 chủ thể tham gia vào quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch này, gồm: các đơn vị tư vấn, các cơ quan tham gia cho ý kiến, cơ quan thẩm định chính là Sở QH&KT và cơ quan phê duyệt là UBND thành phố. Vậy, trách nhiệm của các bên liên quan như thế nào?
Trả lời đại biểu, ông Trúc Anh cho biết, quá trình lập đồ án quy hoạch rất nhiều bước, đầu tiên từ công tác lựa chọn tư vấn quy hoạch, triển khai tổ chức lập, lấy ý kiến cộng đồng dân cư, qua quy trình của Hội đồng thẩm định của TP, thẩm định của Sở QH&KT, trình duyệt, công bố quy hoạch.
"Điểm lại với những đô thị vệ tinh Phú Xuyên, Xuân Mai, Sóc Sơn và Sơn Tây, đã rút ra một số bài học, trong đó có trách nhiệm về công tác lựa chọn tư vấn" - ông Trúc Anh nói.
Giám đốc Sở QH&KT Hà Nội cũng thừa nhận chất lượng tư vấn lập quy hoạch cũng là cả vấn đề, vì để làm đồ án quy hoạch cần ít nhất 12 bộ môn chuyên ngành sâu. “Nhiều khi đọc văn bản hướng dẫn mà người chuyên môn sâu trong ngành may ra mới hiểu, còn người ở ngoài như vào ma trận, cái này chúng tôi thành thực nhận lỗi" - ông Trúc Anh nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy
