Giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ dân tộc thiểu số
Ưu tiên thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Thay đổi nếp nghĩ, cách làm vì bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc thiểu số Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số |
Chương trình nằm trong khuôn khổ triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến 2025.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Hải Yến) |
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo nhấn mạnh: Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói "chúng ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc". Vì vậy, là cánh tay nối dài của Đảng, tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam không thể đứng ngoài kỷ nguyên này và phải có những đóng góp xứng đáng, nhất định vào thành tựu chung phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các hoạt động của Hội phải luôn hướng đến mục tiêu vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em.
Đồng chí Đỗ Thị Thu Thảo bày tỏ mong muốn, các đại biểu, chuyên gia tham dự hội thảo cùng hiến kế, giúp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có những hoạch định rõ ràng về nội dung, hướng đi, đáp ứng nhu cầu cần thiết của phụ nữ, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn tới.
![]() |
Quang cảnh hội thảo |
Tại hội thảo, Trưởng ban Dân tộc - Tôn giáo, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Lò Thị Thu Thủy cho biết, sau 4 năm triển khai Dự án 8 giai đoạn I, 40 tỉnh thuộc địa bàn dự án được cấp ngân sách từ Trung ương đã tập trung đẩy mạnh thực hiện các nội dung truyền thông, góp phần cải thiện rõ rệt nhận thức về các vấn đề bất bình đẳng giới, từ đó tác động tới hành động của các cấp, ngành liên quan và người dân tại các địa bàn dự án.
Tính đến hết tháng 10/2024, 4/9 chỉ tiêu cốt lõi của Dự án 8 đã vượt kế hoạch đặt ra ở giai đoạn I như "Tổ truyền thông cộng đồng"; củng cố, thành lập mới Địa chỉ tin cậy; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị; Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi"... 15/40 tỉnh đạt và vượt một số chỉ tiêu như: Hà Giang, Bắc Giang, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Thanh Hóa... góp phần cải thiện rõ rệt nhận thức về các vấn đề bất bình đẳng giới, từ đó tác động tới hành động của các cấp, ngành liên quan và người dân tại các địa bàn dự án.
![]() |
Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh "Chắp cánh những ước mơ" bên lề hội thảo (Ảnh: Bảo Lâm) |
Bên cạnh những kết quả đạt được, dự án vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục có giải pháp khắc phục để đạt mục tiêu của chương trình nói chung và dự án nói riêng...
Tại hội thảo, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các chuyên gia đã trao đổi, chia sẻ thông tin, công bố kết quả nghiên cứu; thảo luận các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các đại biểu cũng đề xuất các mô hình, hoạt động cụ thể đáp ứng mong muốn, nhu cầu của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số; góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em từng khu vực, địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, hướng đến sự phát triển bền vững.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Trị: Giải cứu bé trai 5 tuổi mắc kẹt trong ống thoát nước

Kịp thời cứu vớt cô gái trẻ nhảy cầu Vĩnh Tuy xuống sông Hồng

Huế: Người đàn ông đi câu cá bị điện giật nguy kịch

Nghệ An: Đã tìm thấy 2 chị em trú tại xã Xuân Lâm bị mất tích

Cử nhân báo chí giành giải thưởng 320 triệu đồng

Tài xế xe tải đột quỵ được CSGT đưa đi cấp cứu kịp thời

Thông tin về xe đưa rước cán bộ, công chức TP Hồ Chí Minh

Hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

Sting® chinh phục Gen Z với chiến dịch âm thanh độc đáo
