Tag

F0 có thể tồn tại và mất dấu trong cộng đồng, làm sao để phát hiện sớm?

Sức khỏe 27/05/2021 14:00
aa
TTTĐ - Gần 60% ca nhiễm Covid-19 trong đợt dịch lần thứ 4 này không xuất hiện triệu chứng. Hiện nay, có nhiều F0 lẫn trong cộng đồng chưa được phát hiện. Các chuyên gia cho rằng để kiểm soát dịch phải tăng cường xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng.
Tăng cường kiểm soát dịch bệnh ở các đô thị lớn để tạo động lực đẩy lùi Covid-19 Thủ tướng Chính phủ: Thần tốc xét nghiệm, ưu tiên vaccine cho Bắc Giang và Bắc Ninh Thủ tướng Chính phủ họp khẩn với Bắc Giang, Bắc Ninh khi Covid-19 tăng Dồn tổng lực chi viện cho Bắc Giang chống dịch Covid-19 Hơn 300 công nhân ở Bắc Giang dương tính Covid-19, Bộ Y tế họp khẩn Doanh nhân trẻ hỗ trợ Bắc Giang, Điện Biên chống dịch Covid-19

Mất dấu F0, khó sàng lọc khi bệnh nhân không có triệu chứng

Chùm ca bệnh mới phát hiện tại Hà Nội hiện chưa tìm ra F0, bùng phát rất nhanh với 26 ca nhiễm trong ba ngày. Đây không phải là câu chuyện mới với Việt Nam trong đợt dịch lần này. Đợt dịch hồi tháng 7-8/2020 tại Đà Nẵng, chúng ta cũng không tìm ra F0. Điều này dấy lên lo ngại thật sự, F0 vẫn đang tồn tại trong cộng đồng và virus chưa bao giờ biến mất khỏi Việt Nam, chúng chỉ tồn tại ẩn trong cơ thể người bệnh ở thể nhẹ, không triệu chứng và rồi nó tự khỏi.

PGS.TS Trần Đắc Phu, chuyên gia cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nhấn mạnh trong đợt dịch thứ 4, Việt Nam ghi nhận nhiều ổ dịch lớn, nhiều bệnh nhân nhiễm biến chủng Ấn Độ với tốc độ lây lan nhanh, F1, F2 nhanh chóng trở thành ca F0.

Hiện nay, 55% ca nhiễm trong đợt dịch lần thứ 4 không xuất hiện triệu chứng. Điều này vô cùng khó khăn cho cơ quan y tế khi tiến hành sàng lọc.

Quay trở lại những ngày đầu tháng 5, dịch được phát hiện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Nguồn lây được xác định là từ cộng đồng xâm nhập vào bệnh viện, thông qua người thăm nuôi, chăm sóc bệnh nhân. Câu hỏi bấy giờ đặt ra, liệu bệnh viện có lỏng lẻo trong công tác khám sàng lọc hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Với một cơ sở y tế hàng đầu về điều trị Covid-19, sự thận trọng luôn hàng đầu.

TS.BS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TW.
TS.BS Phạm Ngọc Thạch - Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới TW.

TS Phạm Ngọc Thạch – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương lý giải, kết quả giải trình tự gene cho thấy biến chủng virus tìm thấy lần đầu ở Ấn Độ (B.1.617) đã xâm nhập cơ sở y tế này. Đây là biến chủng rất mới. Rất nhiều bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng. Thậm chí trong 10 ngày đầu bệnh nhân không có biểu hiện viêm đường hô hấp như sốt, ho, khó thở. Việc khám sàng lọc, đo nhiệt độ theo ông Thạch rất khó để phát hiện.

Đồng tình với quan điểm này, tại Bệnh viện K – nơi phát hiện cùng lúc 11 ca bệnh Covid-19 thông qua việc chủ động xét nghiệm sàng lọc, PGS. TS Lê Văn Quảng – Giám đốc bệnh viện – cho biết việc sàng lọc SARS-CoV-2 người vào viện rất khó khăn vì không có triệu chứng. Ông Quảng nói, nếu chỉ đo thân nhiệt, hỏi dịch tễ, bệnh viện rất khó phát hiện người dương tính, cùng với đó xét nghiệm trước khi vào viện cũng rất khó.

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị Covid-19, cũng nhấn mạnh các bệnh nhân không có triệu chứng gây khó khăn cho việc sàng lọc khi họ đến viện. Nhiều trường hợp đã được chụp X-quang phổi cũng không phát hiện ra tình trạng viêm phổi do virus. Đến khi được phát hiện thì dịch đã bùng.

Một chuyên gia của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho rằng vì không có triệu chứng nên nhiều người bệnh không nghĩ mình có bệnh trong khi bệnh vẫn tiến triển âm thầm. Chỉ có một số bệnh nhân tới ngày thứ 9-10 bệnh nặng lên, nếu họ đến bệnh viện thì mới "bắt được những ca chỉ điểm đó" (xét nghiệm dương tính Covid-19 vì có triệu chứng) khi đó sẽ muộn mất 2-3 chu kỳ lây nhiễm. Cũng vì không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, một số bệnh nhân không đến bệnh viện để xét nghiệm, họ di chuyển thoải mái nên khó kiểm soát.

Đặc biệt, ở các bệnh nhân nặng, dù bị tổn thương phổi nhưng sau ngày thứ 9-10 thì một số người xét nghiệm SARS-CoV2 đã trở về âm tính. Điều này cũng gây khó khăn cho công tác sàng lọc nếu thầy thuốc chưa đủ nhạy cảm lâm sàng để truy đến cùng những dấu hiệu, yếu tố nguy cơ hay tổ chức mở rộng sàng lọc ở những người cùng chùm bệnh thì có thể bỏ sót. "Khi có vài ba bệnh nhân có yếu tố tiếp xúc gần, có biểu hiện giống nhau thành một chùm ca bệnh, hoặc khi có bệnh nhân có tổn thương phổi không lý giải được bằng những căn nguyên thông thường khác, thì sẽ là yếu tố để nghi ngờ" – vị chuyên gia cho biết.

Từ thực tế điều trị, các chuyên gia cho rằng nếu sàng lọc chỉ trông chờ vào triệu chứng thì rất dễ bỏ lọt.

Làm gì để tìm được đầy đủ các F0 trong cộng đồng?

GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết trong phòng thí nghiệm, bình thường các chủng virus khác phải sau 3-4 ngày nuôi cấy mới mọc chân. Tuy nhiên, biến chủng mới có hiện tượng mọc chân sau 2 ngày. Vì vậy, về vấn đề lâm sàng, virus sẽ phát tán rất nhanh, khác với các chủng trước đây.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh nhiều lần: Chỉ có xét nghiệm mới phát hiện ra được ca bệnh COVID-19. Vì thế nhiều lần, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phải tăng cường năng lực xét nghiệm, mở rộng đối tượng xét nghiệm.

Theo ông Trần Đắc Phu, xét nghiệm sàng lọc nhiều vẫn rẻ hơn phải giãn cách xã hội một cách vô lý, nhằm cắt đứt chuỗi lây nhiễm cộng đồng. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cũng đánh giá phải tầm soát rất nhanh, trên diện rộng, tập trung những cộng đồng có yếu tố nguy cơ, phát hiện người mang virus mà không có biểu hiện bệnh. "Xét nghiệm trở thành mấu chốt khi số lượng bệnh nhân nhiễm trong cộng đồng có rất nhiều, thậm chí F0 còn đang ở đâu đó rồi người bị lây không có triệu chứng cũng không biết, nhất là nơi đông người như sân bay, bệnh viện,...", TS Hùng phân tích.

Theo BSCK2 Nguyễn Hồng Hà - Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, virus biến chủng lần này gây ra nhiều ca bệnh không có triệu chứng nên không thể biết nguồn lây như thế nào, khả năng rất khó kiểm soát. Virus đang âm ỉ lây truyền. Hiện nay có nhiều trường hợp F0 mắc và tự khỏi, không nhiễm trùng, không biểu hiện lâm sàng cũng khá nhiều. Theo đó, BS Hà cho rằng, muốn đánh giá về tình hình dịch nhiễm tại cộng đồng thế nào, phải xét nghiệm ngoài cộng đồng rộng hơn. “Trong giai đoạn này nếu có điều kiện xét nghiệm thì xét nghiệm tìm kháng nguyên bằng test nhanh, test rộng ngoài cộng đồng xem mức độ nhiễm như thế nào”, BS Hà nói.

Ngoài ra, một yếu tố mà TS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh cũng đặc biệt nhấn mạnh, ghi nhận từ các bệnh nhân thế giới và Việt Nam khi nhiễm biến chủng mới gần đây là họ đều có triệu chứng ăn không ngon, ngửi không biết mùi. “Nếu chúng ta chỉ đơn thuần dựa vào hô hấp thì chúng ta phải sử dụng test nhanh mới xét nghiệm được. Nhưng không phải tất cả mọi nơi đều có test nhanh, chẩn đoán nên cần có thêm triệu chứng này để phát hiện. Triệu chứng này rất đặc hiệu của dòng virus SARS-CoV-2 và chúng ta cần phải nghĩ tới khi sàng lọc”, BS Khanh nói.

Đọc thêm

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO Sức khỏe

Nhiều người lớn mắc sởi, biến chứng nguy hiểm phải can thiệp ECMO

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang tiếp nhận và điều trị một số ca bệnh sởi ở độ tuổi 35 - 46 với biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp ECMO.
Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ Tin Y tế

Nhóm trẻ hơn 10 tuổi mắc sởi tăng nhẹ

TTTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, độ tuổi mắc sởi của trẻ đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin.
Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre Tin Y tế

Làm rõ vụ bạo hành trẻ em ở Bắc Ninh, Bến Tre

TTTĐ - Cục Bà mẹ Trẻ em (Bộ Y tế) có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bến Tre và Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đề nghị xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.
Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính Sức khỏe

Bình đẳng trong yêu thương: Chăm con không có giới hạn giới tính

TTTĐ - Tháng 4/2025, với chiến dịch "Share Care, Share Love", thương hiệu mẹ và bé AOI khơi gợi tinh thần sẻ chia trong mỗi gia đình, đồng hành cùng ba mẹ trên chặng đường nuôi con khôn lớn.
Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo Tin Y tế

Công bố 4 loại thuốc bị giả mạo

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi các Sở Y tế thông báo liên quan đến 21 loại thuốc giả trong vụ án Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc.
Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ Tin Y tế

Khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân người tham gia kháng chiến chống Mỹ

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), UBND huyện Thanh Trì trân trọng tổ chức chương trình khám, tư vấn sức khỏe và tặng quà tri ân các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và các đối tượng chính sách đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng Tin Y tế

Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chỉ đạo các Sở Y tế, các Chi cục toàn thực phẩm trên toàn quốc tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để phát hiện thực phẩm giả, kém chất lượng.
Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả Tin Y tế

Đề nghị tỉnh Thanh Hoá tăng cường thanh, kiểm tra phòng chống thuốc giả

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết từ năm 2023 đến nay đã có nhiều văn bản gửi Sở Y tế Thanh Hóa về việc tăng cường thanh, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc truy tìm nguồn gốc thuốc giả.
Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" Tin Y tế

Số ca mắc sởi chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt"

TTTĐ - Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 11/4 đến 18/4), toàn thành phố ghi nhận 211 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã, giảm 1 trường hợp so với tuần trước.
"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả Tin Y tế

"Mách nước" các kỹ năng để người tiêu dùng không mua phải thuốc giả

TTTĐ - Sau khi công an tỉnh Thanh Hóa thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả với quy mô lớn, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đưa ra một số lưu ý, kinh nghiệm để người dân không mua phải thuốc giả.
Xem thêm