Tag

Đừng để "chợ giáo án" triệt tiêu ý nghĩa của việc đổi mới giáo dục

Nhịp sống trẻ 09/09/2022 12:54
aa
TTTĐ - Với mỗi giáo viên, để bài giảng đạt được chất lượng thì sự hỗ trợ của giáo án giảng dạy là điều vô cùng cần thiết. Thế nhưng, thời gian gần đây, những “sạp hàng” giáo án đủ các môn học tại “chợ” giáo án bỗng xuất hiện trên mạng xã hội, đã đặt ra dấu hỏi lớn trong dư luận.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa chia sẻ về 4 trụ cột giáo dục trong ngày khai giảng PGS.TS Nguyễn Thị Ngân Hoa chia sẻ về 4 trụ cột giáo dục trong ngày khai giảng

Khi giáo án cũng trở thành “món hàng”

Không khó để có thể tìm kiếm và tham gia vào các “chợ” giáo án trên mạng xã hội. Vào vai một giáo viên có nhu cầu mua giáo án, phóng viên ngay lập tức nhận được phản hồi từ tài khoản đăng bán.

600.000 đồng/môn là mức giá được một tài khoản trên mạng xã hội đưa ra, trong đó bao gồm cả bản giáo án Word và giáo án trình chiếu Power Point. Ngay sau đó, tài khoản bán còn tung ra chương trình khuyến mại nếu thầy, cô mua nhiều sẽ nhận được mức giá “mềm” hơn là 1.600.000 đồng/3 môn. Khi được hỏi về chất lượng giáo án, người này tỏ ra vô cùng tự tin về “sản phẩm” của mình.

Việc rao bán giáo án được công khai trên mạng xã hội
Việc rao bán giáo án được công khai trên mạng xã hội

Đi kèm với mức giá đó là những lời quảng cáo như “soạn chi tiết”, “chuẩn công văn 5512”, “chuẩn công văn 2345”, “do thầy/cô trường công biên soạn”, “đầy đủ”, “chi tiết”,… Để gia tăng niềm tin cho người mua, phóng viên còn được người bán gửi bản mẫu của các bài giảng.

Theo bài đăng của người rao bán, họ có đầy đủ giáo án sách giáo khoa mới các môn năm học 2022 – 2023 đến giáo án sách giáo khoa mới lớp 3, lớp 6, lớp 7, lớp 10 của bộ sách Cánh Diều, Kết Nối Tri Thức và cả Chân Trời Sáng tạo. Trong đó, giáo án học kỳ 1 sẽ được trả trước tới các thầy, cô.

Giờ đây, chỉ cần gõ cụm từ “giáo án” vào thanh tìm kiếm sẽ nhận về rất nhiều đề xuất về các hội nhóm từ chia sẻ, trao đổi thậm chí là cả mua bán loại “hàng” đặc biệt này. Điều đáng nói là, khi GD&ĐT ban hành Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH (Công văn 5512) về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, thì các "chợ" giáo án hoạt động càng tấp nập.

Trên các hội, nhóm là nhan nhản bài đăng cung cấp giáo án các môn học của các khối lớp đến tài liệu, đề thi hay cả sáng kiến kinh nghiệm. Để người mua yên tâm, các tài khoản đăng đều xây dựng trang cá nhân uy tín với nhiều hình ảnh, bài viết về giáo dục.

Từng bỏ ra gần triệu để mua giáo án soạn sẵn, cô giáo N.T.L nhận về một tập giáo án khá sơ sài, chung chung. “Lúc bắt đầu nhắn tin, bên kia họ nắm được tâm lý phải soạn giáo án 4 bước theo công văn 5512 rất mất thời gian, khó, khổ, dài dòng, nên họ giới thiệu mình mua giáo án của họ. Chỉ vài trăm nghìn một bộ, mà chất lượng. Mình mua về rồi thì ngã ngửa vì không được như mong muốn.”, cô L chia sẻ.

Giáo án “chợ” liệu có thực sự chất lượng?

Nhận định vấn đề mua giáo án soạn sẵn, GS. Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: Do chương trình mở nên một chương trình có nhiều SGK. Trong khi đó, SGK triển khai trong từng nhà trường, đối tượng học khác nhau, người dạy cũng khác nhau... Vì vậy, các thầy cô không thể “bê” nguyên, “phát thanh” y hệt giáo án soạn sẵn. Sử dụng 100% giáo án soạn sẵn thì sự sáng tạo của người dạy bị triệt tiêu, làm mất ý nghĩa 1 chương trình nhiều SGK.

Lời khẳng định chắc nịch của người bán về chất lượng giáo án
Lời khẳng định chắc nịch của người bán giáo án về chất lượng sản phẩm

Về việc xuất hiện “chợ” giáo án 5512, một giáo viên dạy Toán tại Hà Nội cho biết, nhiều năm trong nghề không còn lạ với khái niệm “chợ giáo án”: “Chợ giáo án có từ lâu, nhưng gần đây mới rầm rộ trở lại. Khi bước vào chương trình Giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 5512 về mẫu giáo án mới, tôi vẫn nghe đồng nghiệp nhiều nơi than thở, trường bắt soạn theo đúng y mẫu công văn, mỗi tiết học đến cả chục mặt giấy giáo án. Nhiều người không tìm hiểu kỹ để áp dụng linh hoạt thì sẽ thấy rất mệt mỏi và áp lực khi soạn giáo án theo mẫu mới này.

Hơn nữa, cái gì mới cũng thường lạ và gây tâm lý hoang mang, lo lắng, không ít người bởi vậy mà tìm đến chợ giáo án, mua một bộ về tham khảo, hoặc lười hơn có thể sử dụng luôn cho đủ bộ hồ sơ”, thầy giáo cho biết thêm.

Theo miêu tả của các thầy, cô, một tiết dạy theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH giáo viên phải soạn khoảng 15 trang A4, như thể “kế hoạch tác chiến”. Vậy nên, để có Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, Kế hoạch tổ chức các hoạt động dạy học của tổ chuyên môn, Kế hoạch giáo dục của giáo viên, Kế hoạch bài dạy chương trình cũ của giáo viên, theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH, một bộ phận giáo viên đã tìm đến “chợ” giáo án.

“Nếu các thầy cô tiếp tục mua và dùng những loại giáo án được soạn sẵn này, nguy cơ học sinh bị dạy sai kiến thức là rất lớn, vì chưa có ai kiểm tra những trang giáo án đó. Sử dụng giáo án mua, các thầy cô rất dễ rơi vào tình cảnh dạy chương trình mới, sách giáo khoa mới nhưng vẫn theo lối tư duy cũ. Như vậy, người chịu thiệt thòi sẽ là học sinh của chúng ta.” - cô Nguyễn Thị Thu, giáo viên THPT ở Hà Nội bày tỏ lo lắng khi thấy đồng nghiệp của mình mua các mẫu giáo án được soạn sẵn.

Để giáo án phát huy giá trị

Trước tình trạng mua giáo án mẫu phục vụ cho công tác giảng dạy, đặc biệt là giáo án soạn theo yêu cầu phát triển năng lực của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT khẳng định, đây là hình ảnh vô cùng xấu xí.

Có cầu ắt có cung
Có cầu ắt có cung

“Soạn giáo án là một việc làm rất thiêng liêng, thể hiện sự sáng tạo trong cách làm, cách dạy của giáo viên. Giáo viên không thể học thuộc lòng những thứ có sẵn từ người khác để áp dụng vào bài giảng của chính mình, như vậy còn gì là sáng tạo?

Mua bán giáo án là việc không nên làm và không được phép làm. Là giáo viên, thầy cô cần hiểu rõ đối tượng học sinh của mình, từ đó xây dựng và sáng tạo nên kế hoạch bài giảng hay, cách dạy tốt để học sinh có thể phát huy năng lực.

Giáo viên đi copy, lượm nhặt, sử dụng các mẫu giáo án có sẵn là biểu hiện của sự lười biếng, không sáng tạo và chưa làm tròn trách nhiệm của một nhà giáo. Từ đó dẫn đến việc dạy và học không có ý nghĩa, nó có thể khiến học sinh, phụ huynh và cả xã hội mất niềm tin vào giáo dục”, PGS Trần Xuân Nhĩ cho biết.

Cũng theo nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, cuộc sống luôn vận động, phát triển không ngừng, đòi hỏi chính thầy cô cũng phải đổi mới, không ngừng học tập để nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Xưa nay, việc giáo viên soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng theo phương pháp riêng không chỉ thể hiện sự tâm huyết, mà còn là hình ảnh đẹp của người thầy. Nếu giáo viên không trung thực và tự giác với việc soạn giáo án để “dạy thật”, làm sao đòi hỏi học trò “học thật và thi thật"?

Người ta thường nói “Không thể xây nhà mà không có bản thiết kế cũng như không thể dạy học mà không soạn giáo án”. Từ năm học này trở đi, nhiều khối lớp sẽ áp dụng chương trình mới, thay đổi sách giáo khoa. Điều đó đòi hỏi ở các thầy, cô giáo đổi mới cả về nội dung lẫn phương pháp dạy học và đặt ra yêu cầu lớn hơn trong việc trau dồi kiến thức chuyên môn.

Đọc thêm

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Chưa bao giờ thế giới vận động nhanh như hiện tại, chỉ với một cú chạm, người trẻ có thể học lập trình AI, gọi vốn khởi nghiệp qua blockchain hay điều hành một cửa hàng online ngay trên điện thoại.
Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước Nhịp sống trẻ

Người trẻ cùng cà phê "kể chuyện" đất nước

TTTĐ - Trong những ngày cận kề dịp lễ 30/4 – Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều quán cà phê ở Hà Nội đã khoác lên mình một diện mạo khác, chọn một hướng đi đầy cảm xúc: Kể chuyện đất nước bằng trang trí không gian, đồ uống, để những ai ghé qua đều được chạm vào lịch sử theo cách riêng của mình.
Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam Camera 360 trẻ

Bạn trẻ thay avatar mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 30/4/2025 đánh dấu 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một cột mốc lịch sử thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Không chỉ có những hoạt động truyền thống như lễ hội, triển lãm, diễu hành… mà năm nay, nhiều bạn trẻ lựa chọn một cách tưởng nhớ và tri ân đầy sáng tạo: Thay ảnh đại diện mạng xã hội (avatar) với khung hình hoặc hình ảnh mang thông điệp kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng. Đó là một hành động nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn.
Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh Nhịp sống trẻ

Tuổi trẻ Ninh Thuận tổ chức nhiều hoạt động tri ân cựu chiến binh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Ninh Thuận vừa phối hợp với Hội Cựu chiến binh tỉnh tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân, kết nối và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7 Nhịp sống trẻ

Sắp diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, sẽ chính thức diễn ra Chung kết cuộc thi Business Challenges mùa 7, với sự tham gia của 12 đội thi xuất sắc nhất được tuyển chọn từ hàng trăm đề án khởi nghiệp trên cả nước.
Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao Đối thoại với Thanh niên

Tuổi trẻ Quảng Trị hiến kế phát triển nông nghiệp xanh, công nghệ cao

TTTĐ - Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng, bày tỏ mong muốn lắng nghe những ý kiến, đề xuất của thanh niên, đồng thời trao đổi những định hướng, gợi mở, hiến kế giúp thanh niên phát huy tốt hơn vai trò phát triển nông nghiệp xanh.
Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025 Camera 360 trẻ

Những con số ấn tượng trong Tháng Thanh niên 2025

TTTĐ - 119.801 công trình, phần việc thanh niên; hơn 13.000 đội hình tình nguyện "Bình dân học vụ số" do thanh niên làm nòng cốt, tổ chức hơn 18.000 hoạt động hỗ trợ tập huấn, phổ cập kỹ năng số cho trên 785.000 người dân… là những con số ấn tượng tuổi trẻ cả nước đã đạt được trong Tháng Thanh niên năm 2025.
Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình Camera 360 trẻ

Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ 7, năm 2025 có chủ đề “Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình Camera 360 trẻ

Thiết kế là cách em kể câu chuyện của mình

TTTĐ - Đinh Việt Hà, học sinh lớp 10A1, Trường THPT chuyên Chu Văn An (Hà Nội) vừa xuất sắc góp mặt trong top 5 thí sinh Việt Nam tham dự vòng Chung kết Cuộc thi Vô địch Thiết kế đồ họa thế giới (ACP World Championship) . Đây là một trong những sân chơi quốc tế danh giá nhất dành cho học sinh, sinh viên đam mê sáng tạo và công nghệ thiết kế.
Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ Camera 360 trẻ

Xây dựng Nông thôn mới bằng bản sắc và khát vọng tuổi trẻ

TTTĐ - Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 và đề xuất định hướng giai đoạn 2026 – 2030 không chỉ là dịp tổng kết những kết quả đã đạt được, mà còn nhìn nhận lại chặng đường đồng hành của tuổi trẻ với nông thôn Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả chương trình trong thời gian tới.
Xem thêm