Tag

Đừng chủ quan với bệnh sốt xuất huyết

Tin Y tế 05/11/2022 21:14
aa
TTTĐ - Tại toạ đàm “Sốt xuất huyết - hết sốt chớ vội chủ quan” diễn ra sáng 5/11 tại TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia đã khuyến cáo người dân không nên chủ quan với bệnh sốt xuất huyết, cần chăm sóc đúng cách để không dẫn đến diễn tiến nguy hiểm.
Dịch sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh vẫn diễn biến rất phức tạpKhông lơ là, chủ quan, cần tập trung ngăn chặn đẩy lùi sớm nhất dịch sốt xuất huyếtSố ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng mạnh trong tháng "cao điểm"

Hiện nay, tại TP Hồ Chí Minh tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến rất phức tạp. Tính đến cuối tháng 10/2022, toàn thành phố ghi nhận 70.370 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đa phần các trường hợp mắc bệnh có diễn tiến nhẹ và tự khỏi bệnh trong vòng 7 - 10 ngày, do đó hầu hết các trường hợp sau khi được chẩn đoán mắc bệnh sẽ được điều trị, theo dõi, chăm sóc tại nhà.

Việc này dẫn đến một số lo lắng trong vấn đề chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà, như nên dùng thuốc như thế nào, cần ăn uống ra sao để mau chóng hồi phục?

Toạ đàm “Sốt xuất huyết - Hết sốt chớ vội chủ quan” diễn ra sáng 5/11
Toạ đàm “Sốt xuất huyết - hết sốt chớ vội chủ quan” diễn ra sáng 5/11

Đừng vội tin cách chữa trị trên mạng

Tại buổi toạ đàm “Sốt xuất huyết - hết sốt chớ vội chủ quan”, bác sĩ chuyên khoa II (CK II) Nguyễn Thanh Trường - Giám đốc Bệnh viện quận Tân Phú cho biết, quan trọng nhất trong quá trình điều trị sốt xuất huyết là theo dõi sát, phát hiện sớm những dấu hiệu cảnh báo để có biện phát chữa trị kịp thời.

Theo bác sĩ Trường, có 2 dữ kiện cần theo dõi mỗi ngày, đó là xét nghiệm dung tích hồng cầu và tiểu cầu chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế.

“Tốt nhất khi nghi ngờ bị mắc sốt xuất huyết cần đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn cách điều trị tại nhà. Đừng vội tin những thông tin chưa được kiểm chứng trên mạng”, bác sĩ Nguyễn Thanh Trường khuyến cáo.

Cũng theo bác sĩ Trường, nhóm đối tượng có bệnh lý nền, phụ nữ có thai, béo phì… không được điều trị tại nhà, phải khẩn trương đưa đến các cơ sở y tế nếu có dấu hiệu sốt xuất huyết.

Hết sốt chớ vội chủ quan

Chia sẻ thêm tại buổi tọa đàm, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, sốt xuất huyết đa số là nhẹ, có thể điều trị tại nhà nhưng không có nghĩa là tự điều trị, người dân nên hiểu đúng 2 vấn đề này.

Theo bác sĩ Khanh, tư tưởng “hết sốt là hết bệnh” của nhiều người là không đúng với bệnh sốt xuất huyết. Việc mọi người lạm dụng thuốc hạ sốt quá đà, quá liều, thay đổi thuốc liên tục có thể dẫn đến tác dụng ngược, ảnh hưởng đến gan gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bác sĩ Khanh cho rằng, việc hạ sốt phải thực hiện từ từ, đúng chỉ định, nên có tư vấn từ bác sĩ và tái khám thường xuyên. Sau khi hết sốt vẫn phải theo dõi sức khoẻ người bệnh, có những biện pháp tăng cường đề kháng cho người bệnh để từ đó tiêu diệt hoàn toàn virus gây bệnh.

Cần chú trọng dinh dưỡng

Hiện nay, chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào đối với bệnh sốt xuất huyết, chủ yếu là điều trị hỗ trợ và theo dõi. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là một phương thức điều trị hiệu quả giúp người bệnh tăng cường đề kháng, diễn tiến bệnh trở nên thuận lợi.

Về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Thanh Trường khẳng định quan trọng nhất là phải bù nước điện giải, nhưng tránh những loại nước có màu ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh.

Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn những loại thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hoá; Hạn chế ăn mỡ, dầu; Ăn nhiều trái cây, rau củ quả có chứa nhiều Vitamin C… từ đó sẽ tăng cường đề kháng, tăng cường sức khoẻ tiến đến mau chóng khỏi bệnh

Đọc thêm

Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp Tin Y tế

Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp

TTTĐ - Ngày 16/4, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức hội thảo Dược lâm sàng với chủ đề “Tối ưu hoá sử dụng thuốc trong bệnh lý hô hấp và các bệnh đồng mắc”.
Tăng cường hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm Tin Y tế

Tăng cường hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm

TTTĐ - Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội ban hành kế hoạch hậu kiểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn thành phố năm 2025.
Tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng để tiêm vét vắc xin sởi Tin Y tế

Tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng để tiêm vét vắc xin sởi

TTTĐ - Trước tình hình bệnh sởi và tay chân miệng có diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trên địa bàn thành phố, ngày16/4, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký công văn khẩn số 147/SYT-NVY về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi và tay chân miệng.
Gần 60 trẻ được phẫu thuật khe hở môi - vòm miệng miễn phí Tin Y tế

Gần 60 trẻ được phẫu thuật khe hở môi - vòm miệng miễn phí

TTTĐ - Ngày 15/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp Tổ chức Operation Smile triển khai Chương trình phẫu thuật nụ cười cho gần 60 trẻ em bị khe hở môi - vòm miệng.
Các bệnh viện hoàn thành triển khai bệnh án điện tử trước ngày 30/9/2025 Tin Y tế

Các bệnh viện hoàn thành triển khai bệnh án điện tử trước ngày 30/9/2025

TTTĐ - Ngành Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên nguồn lực, khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử (đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/9/2025).
Cô gái phát hiện khối u vú vì vòng 1 "bên cao bên thấp" Tin Y tế

Cô gái phát hiện khối u vú vì vòng 1 "bên cao bên thấp"

TTTĐ - Cô gái trẻ 22 tuổi luôn cảm thấy tự ti vì sở hữu vòng 1 thiếu cân đối quá mức, không ngờ đó còn là dấu hiệu của sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.
Cảnh báo trẻ vị thành niên lên kế hoạch tự tử vì... trầm cảm Tin Y tế

Cảnh báo trẻ vị thành niên lên kế hoạch tự tử vì... trầm cảm

TTTĐ - Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời gian gần đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp trầm cảm ở tuổi vị thành niên tới khám và điều trị. Trong đó có bệnh nhân đã lên kế hoạch tự tử hoặc tự sát không thành.
Sắp xếp lại các trung tâm y tế quận, huyện sau sáp nhập tỉnh Tin Y tế

Sắp xếp lại các trung tâm y tế quận, huyện sau sáp nhập tỉnh

TTTĐ - Bộ Y tế đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp, tổ chức lại cơ sở y tế tại đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cứu sống bé 14 tháng tuổi mắc tay chân miệng Tin Y tế

Cứu sống bé 14 tháng tuổi mắc tay chân miệng

TTTĐ - Khoa Hồi sức tích cực Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa điều trị thành công một ca bệnh tay chân miệng mức độ 4 nguy kịch, nhờ áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục.
Gia hạn đăng ký hơn 700 sản phẩm thuốc phục vụ đấu thầu, mua sắm Tin Y tế

Gia hạn đăng ký hơn 700 sản phẩm thuốc phục vụ đấu thầu, mua sắm

TTTĐ - Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) công bố hơn 700 sản phẩm thuốc được cấp giấy gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc; danh mục thuốc có tài liệu chứng minh tương đương sinh học có thay đổi.
Xem thêm