Tag

Đưa người dân, doanh nghiệp lên môi trường số qua nền tảng số

Công nghệ số 26/05/2022 15:25
aa
TTTĐ - Chuyển đổi số là chuyển đổi nhận thức và chuyển đổi số ở mỗi cơ quan, địa phương phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu. Người đứng đầu không có quyết tâm chính trị thì chuyển đổi số sẽ không thể thành công.

Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số Chuyển đổi số trong lĩnh vực BHYT đem lại nhiều lợi ích thiết thực Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số

Đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Đến đầu tháng 5/2022, Việt Nam có 63/63 địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo Chuyển đổi số, 55/63 địa phương ban hành nghị quyết về chuyển đổi số và 59/63 địa phương đã ban hành chương trình/đề án hoặc kế hoạch chuyển đổi số trong giai đoạn 5 năm.

Song song đó, Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia, cho thấy tầm quan trọng của công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Chia sẻ tại hội thảo chuyên đề “Lãnh đạo địa phương hợp lực chuyển đổi số, phát triển kinh tế số”, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2022 diễn ra trong 2 ngày 25, 26/5, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, định hướng xuyên suốt về chuyển đổi số năm 2022 là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam, giúp cho người dân, doanh nghiệp thụ hưởng trực tiếp sự tiện lợi cũng như lợi ích của chuyển đổi số.

Đưa người dân, doanh nghiệp lên môi trường số qua nền tảng số
Các diễn giả tham gia hội thảo

Cụ thể là phổ cập sử dụng sàn thương mại điện tử cho người dân và các hộ sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh cá thể; Phổ cập sử dụng nền tảng dạy học trực tuyến, chú trọng hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các nền tảng số phục vụ việc học tập, ôn luyện các môn học về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ năng số, kỹ năng mềm...

Phổ cập sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn sức khỏe cá nhân, kết nối trực tiếp giữa người dân với bác sĩ theo quy định của pháp luật, sử dụng nền tảng số hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa của các bệnh viện; Phổ cập sử dụng nền tảng số khác phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân như liên lạc, giải trí, du lịch, đi lại, ăn uống và bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Đồng thời, phổ cập sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan chính quyền các cấp cung cấp cho người dân, doanh nghiệp; Phổ cập sử dụng nền tảng số phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Đại diện Cục Tin học hóa cũng điểm ra 22 nhiệm vụ, giải pháp quan trọng vừa mang tính trung hạn, vừa mang tính ưu tiên triển khai trong năm 2022 của các bộ, ngành, địa phương để thực hiện định hướng trên, trong đó có các việc: Tham mưu, đề xuất ban hành Nghị quyết của cấp ủy Đảng về chuyển đổi số; Xây dựng và ban hành kế hoạch tổng thể giai đoạn 5 năm và kế hoạch hành động hàng năm về chuyển đổi số; Thiết lập mạng lưới công nghệ số cộng đồng hỗ trợ triển khai chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội...

Giai đoạn bắt đầu chuyển đổi số, vai trò của lãnh đạo địa phương rất quan trọng

Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo địa phương cũng như doanh nghiệp tham gia hỗ trợ các tỉnh, thành phố triển khai chuyển đổi số, phát triển kinh tế số đều có chung nhận định rằng, chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức và chuyển đổi số ở mỗi cơ quan, địa phương phụ thuộc nhiều vào người đứng đầu. Người đứng đầu không có quyết tâm chính trị thì chuyển đổi số sẽ không thể thành công.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA, Chủ tịch FPT cho rằng, bức tranh chuyển đổi số tại Việt Nam đang diễn ra vô cùng tích cực và hứng khởi.

“Chuyển đổi số quốc gia cần là thành công chuyển đổi số của từng địa phương, từng doanh nghiệp. Mỗi tỉnh thành, mỗi địa phương và doanh nghiệp cần tìm ra cho mình một nhà lãnh đạo chuyển đổi số có khát vọng thay đổi, truyền cảm hứng và thúc đẩy kết nối để toàn bộ tổ chức, cá nhân cùng song hành, cùng sáng tạo, cùng hành động”, ông Trương Gia Bình chia sẻ.

Đưa người dân, doanh nghiệp lên môi trường số qua nền tảng số
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng sáng lập VINASA phát biểu tại hội thảo

Bàn về vai trò của lãnh đạo, ông Nguyễn đoạn Quang Thanh, Phó trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng phân tích, có 4 cụm từ quan trọng trong xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số là lãnh đạo, liên kết, lực lượng và lâu dài.

Theo ông Thanh, trong lộ trình chuyển đổi số, ở giai đầu, khi chuyển đổi nhận thức, đặt nền tảng cho chuyển đổi số, vai trò của lãnh đạo rất quan trọng. Ở giai đoạn triển khai, vai trò của doanh nghiệp là rất lớn. Đến khi chúng ta có một hệ thống, tạo được niềm tin, có chính sách thì người sử dụng giữ vai trò quan trọng, đóng góp vào sự tồn tại của các hệ thống, vào hiệu quả chuyển đổi số.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thanh Bình nhận định, người lãnh đạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác chuyển đổi số. Tuy nhiên, vai trò đó chiếm tỉ lệ bao nhiêu còn phụ thuộc vào từng giai đoạn.

“Ở giai đoạn hiện nay, quá trình triển khai thực tế tại địa phương cho thấy vai trò người lãnh đạo cực kỳ quan trọng - là người đặt ra chủ trương, dẫn dắt, người quyết định những giải pháp cụ thể, thậm chí là tìm kiếm nguồn lực để triển khai. Tuy nhiên, giai đoạn sau này, khi chuyển đổi số đã định hình thì vai trò quan trọng hơn cả là cộng đồng thụ hưởng, sử dụng, là người dân, doanh nghiệp và cộng đồng”, ông Nguyễn Thanh Bình phân tích.

Kết luận hội thảo, các lãnh đạo địa phương và doanh nghiệp thống nhất rằng, để chuyển đổi số, phát triển kinh tế số hiệu quả, cần thiết phải có sự hợp lực của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ cũng như người dân, doanh nghiệp - đối tượng thụ hưởng, sử dụng các dịch vụ, tiện ích thông minh.

Chuyển đổi số ở nhiều tỉnh thành đã đem lại những thành quả bước đầu đáng khích lệ trong phát triển và đem lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp. Thời gian tới, các cơ quan, ban, ngành cần tập trung cao cho việc thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia thật mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện từ Trung ương đến cấp cơ sở. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực cải cách nền hành chính; Qua đó, thúc đẩy Chính phủ số, chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Đọc thêm

Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Ngày Phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tối 17/5, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức “Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ - đổi mới sáng tạo” năm 2025.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là nền tảng để phát triển bền vững Công nghệ số

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số là nền tảng để phát triển bền vững

TTTĐ - Sáng 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Ứng dụng GenAI mang ý nghĩa lịch sử và giá trị công nghệ vượt trội mừng sinh nhật Bác Công nghệ số

Ứng dụng GenAI mang ý nghĩa lịch sử và giá trị công nghệ vượt trội mừng sinh nhật Bác

TTTĐ - HUB Network vừa công bố kết quả khóa học HUB GenAI Future Founders 2025. Khóa học, diễn ra từ tháng 3 - 5/2025 dưới sự chỉ đạo của Cung Thanh niên Hà Nội đã tạo nên dấu ấn với 26 dự án khởi nghiệp sáng tạo từ 50 học viên. Trong đó nổi bật là dự án “Hành trình đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ” của nhóm học viên Trần Quang Hưng, Nguyễn Tuấn Đạt và Hà Huy Hoàng - một ứng dụng GenAI mang ý nghĩa lịch sử và giá trị công nghệ vượt trội.
Người dân không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng” Công nghệ số

Người dân không còn phải xếp hàng từ “tờ mờ sáng”

TTTĐ - Chuyển đổi số đã trở thành công cụ đột phá thúc đẩy giải quyết thủ tục hành chính “phi địa giới”, tạo ra hệ sinh thái dịch vụ công thống nhất, thuận tiện và hiệu quả. Điều đó không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn là xu hướng tất yếu để nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ công.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số Công nghệ số

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 15/5/2025 thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo).
TikTok ra mắt Brand Consideration Ads, tối ưu hiệu quả ngay từ giai đoạn cân nhắc Công nghệ số

TikTok ra mắt Brand Consideration Ads, tối ưu hiệu quả ngay từ giai đoạn cân nhắc

TTTĐ - Nhiều năm qua, các chiến lược marketing thường tập trung vào việc xây dựng độ nhận diện ngay đầu phễu marketing rồi tăng chuyển đổi tại cuối phễu. Tuy nhiên, giai đoạn cân nhắc - nơi người dùng sẽ so sánh các lựa chọn và hình thành sự yêu mến với thương hiệu thường bị bỏ qua. Dù vậy, giai đoạn cân nhắc này vẫn đóng một vai trò thiết yếu trong việc định hình quyết định và cảm nhận của khách hàng về thương hiệu.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý toà soạn thông minh Công nghệ số

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý toà soạn thông minh

TTTĐ - Sáng 15/5, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức “Hội thảo - Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị tòa soạn thông minh”.
Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia Công nghệ số

Khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia

TTTĐ - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” (Kế hoạch).
Nam A Bank số hóa môi trường làm việc, sẵn sàng cho kỷ nguyên AI Công nghệ số

Nam A Bank số hóa môi trường làm việc, sẵn sàng cho kỷ nguyên AI

TTTĐ - Ngày 14/5, tại TP Hồ Chí Minh, Nam A Bank đã tổ chức Lễ ký kết Dự án Triển khai Chiến lược Chuyển đổi số với Microsoft Việt Nam và Công ty Cổ phần Phát triển Công nghệ Viễn thông Tin học Sun Việt (SVTECH).
AI và phát triển bền vững: Luồng gió mới cho đào tạo công nghệ thông tin Công nghệ số

AI và phát triển bền vững: Luồng gió mới cho đào tạo công nghệ thông tin

TTTĐ - Trong bối cảnh kỷ nguyên số và những thách thức toàn cầu về phát triển bền vững, ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) đang đứng trước nhiều cơ hội và đòi hỏi chưa từng có. Hội thảo "Đào tạo Công nghệ thông tin trong bối cảnh đẩy mạnh ứng dụng AI và phát triển bền vững" do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức đã trở thành diễn đàn quan trọng, quy tụ các chuyên gia, doanh nghiệp cùng nhau thảo luận, định hướng tương lai đào tạo ngành học then chốt này.
Xem thêm