Dự kiến Bình Dương sau sáp nhập còn 36 xã, phường
Bình Dương: Công bố quyết định về công tác cán bộ |
Ngày 14/4, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt, thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ XI Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; sơ kết quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II; lấy ý kiến về đề án kết thúc hoạt động cấp huyện, sáp nhập cấp xã.
![]() |
Toàn cảnh hội nghị tại Tỉnh ủy Bình Dương (Ảnh: Phương Chi) |
Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo đề án sắp xếp bộ máy đã báo cáo Dự thảo đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh. Theo Dự thảo đề án, sau khi sáp nhập 91 xã, phường, thị trấn, Bình Dương sẽ còn 36 đơn vị xã, phường (12 xã và 24 phường), giảm 55 đơn vị.
Cụ thể, Bình Dương sẽ sáp nhập 91 xã, phường còn 36 xã, phường (12 xã và 24 phường), giảm 55 đơn vị.
TP Thủ Dầu Một còn 4 phường; TP Dĩ An còn 3 phường; TP Thuận An còn 5 phường; TP Tân Uyên 5 phường; TP Bến Cát còn 7 phường; huyện Dầu Tiếng 4 xã; huyện Bàu Bàng 2 xã; huyện Bắc Tân Uyên 2 xã; huyện Phú Giáo 4 xã.
![]() |
Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bùi Thanh Nhân thông qua kế hoạch tổ chức hội nghị thảo luận, lấy ý kiến góp ý đối với phương án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã (Ảnh: Phương Chi) |
Tại hội nghị, ông Bùi Thanh Nhân, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương đã thông qua kế hoạch tổ chức hội nghị thảo luận, lấy ý kiến góp ý đối với phương án kết thúc hoạt động cấp huyện, sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã.
Theo đó, dự kiến tổ chức lấy ý kiến bằng các hình thức: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến, qua phiếu khảo sát... Hoàn thành việc lấy ý kiến trước ngày 23/4/2025.
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh: Phương Chi) |
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi nhấn mạnh, việc xây dựng phương án 36 xã, phường trên cơ sở gắn với quy hoạch các tuyến giao thông và hạ tầng của tỉnh.
Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu tiếp tục hoàn chỉnh đề án về mục đích, yêu cầu, căn cứ pháp lý, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cử tri và Nhân dân; đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn về việc sắp xếp, bố trí cán bộ công chức cấp xã.
Tên các xã, phường mới, địa giới hành chính sau khi sáp nhập và trụ sở chính đang được xem xét, lấy ý kiến người dân và chuyên gia.
Sau khi lấy ý kiến, HĐND tỉnh phải họp trước ngày 25/4/2025 để hoàn chỉnh đề án trình Trung ương.
36 đơn vị hành chính cấp xã (tên gọi và trụ sở) 1. Sáp nhập phường Hòa Phú, Phú Mỹ, Phú Tân và Phú Chánh (TP Tân Uyên), lấy tên là phường Bình Dương, trụ sở tại phường Hòa Phú. 2. Sáp nhập phường Định Hòa, Chánh Mỹ (trừ một số khu phố), Hiệp Thành và Tương Bình Hiệp, lấy tên là phường Chánh Hiệp, trụ sở tại phường Tương Bình Hiệp. 3. Sáp nhập phường Phú Cường, Phú Thọ, Chánh Nghĩa, một phần phường Hiệp Thành và một phần phường Chánh Mỹ lấy tên là phường Thủ Dầu Một, trụ sở tại UBND TP Thủ Dầu Một. 4. Sáp nhập phường Phú Lợi, Phú Hòa và một phần phường Hiệp Thành, lấy tên là phường Phú Lợi, trụ sở tại phường Phú Hòa. 5. Sáp nhập phường Bình An, Bình Thắng và Đông Hòa lấy tên là Phường Đông Hòa (trụ sở tại phường Đông Hòa). 6. Sáp nhập phường Dĩ An, An Bình và một phần phường Tân Đông Hiệp, lấy tên là phường Dĩ An (trụ sở tại UBND TP Dĩ An). 7. Sáp nhập phường Tân Bình, một phần phường Tân Đông Hiệp và một phần phường Thái Hòa (TP Tân Uyên) lấy tên là phường Tân Đông Hiệp (trụ sở tại phường Tân Bình). 8. Sáp nhập xã An Sơn, phường Hưng Định và An Thạnh lấy tên là phường Thuận An (trụ sở tại phường Hưng Định). 9. Sáp nhập phường Thuận Giao và một phần phường Bình Chuẩn lấy tên là phường Thuận Giao (trụ sở tại phường Bình Chuẩn). 10. Sáp nhập phường Bình Hòa và một phần phường Vĩnh Phú lấy tên là Phường Bình Hòa (trụ sở tại phường Bình Hòa). 11. Sáp nhập phường Lái Thiêu, Bình Nhâm và một phần phường Vĩnh Phú lấy tên là phường Lái Thiêu (trụ sở tại UBND TP Thuận An). 12. Sáp nhập phường An Phú và một phần phường Bình Chuẩn lấy tên là phường An Phú (trụ sở tại phường An Phú). 13. Sáp nhập phường Vĩnh Tân và thị trấn Tân Bình (huyện Bắc Tân Uyên) lấy tên là phường Vĩnh Tân (trụ sở tại phường Vĩnh Tân). 14. Sáp nhập phường Hội Nghĩa và xã Bình Mỹ (huyện Bắc Tân Uyên) lấy tên là phường Bình Mỹ (trụ sở tại phường Bình Mỹ). 15. Sáp nhập xã Bạch Đằng, phường Uyên Hưng, xã Tân Lập, một phần xã Tân Mỹ và một phần xã Đất Cuốc lấy tên là phường Tân Uyên (trụ sở tại UBND TP Tân Uyên). 16. Sáp nhập phường Khánh Bình và Tân Hiệp lấy tên là Phường Tân Hiệp (trụ sở tại phường Tân Hiệp). 17. Sáp nhập phường Thạnh Phước, xã Thạnh Hội, một phần phường Thái Hòa, phường Tân Phước Khánh và Tân Vĩnh Hiệp lấy tên là phường Tân Khánh (trụ sở tại phường Thái Hòa). 18. Sáp nhập phường Tân An, Hiệp An và xã Phú An lấy tên là phường Phú An (trụ sở tại phường Hiệp An). 19. Sáp nhập phường An Tây, một phần xã Thanh Tuyền và một phần xã An Lập (huyện Dầu Tiếng) lấy tên là phường Tây Nam (trụ sở tại phường An Tây). 20. Sáp nhập phường An Điền, một phần phường Mỹ Phước và xã Long Nguyên (huyện Bàu Bàng) lấy tên là phường Long Nguyên (trụ sở tại phường An Điền). 21. Sáp nhập phường Mỹ Phước (trừ một phần), xã Lai Hưng và Tân Hưng (huyện Bàu Bàng) lấy tên là phường Bến Cát (trụ sở tại UBND TP Bến Cát). 22. Sáp nhập phường Chánh Phú Hòa và xã Hưng Hòa (huyện Bàu Bàng), lấy tên là phường Chánh Phú Hòa (trụ sở tại phường Chánh Phú Hòa). 23. Phường Thới Hòa giữ nguyên hiện trạng. 24. Sáp nhập phường Hòa Lợi và Tân Định lấy tên là phường Tân Định (trụ sở tại phường Hòa Lợi) 25. Sáp nhập xã Đất Cuốc, xã Tân Định, thị trấn Tân Thành lấy tên là Xã Bắc Tân Uyên (Trụ sở tại UBND huyện Bắc Tân Uyên). 26. Sáp nhập xã Tân Mỹ (các ấp 1, Giáp Lạc), xã Thường Tân, xã Lạc An, xã Hiếu Liêm lấy tên là xã Thường Tân (trụ sở tại UBND xã Lạc An). 27. Sáp nhập xã An Linh, An Long, Tân Long lấy tên là xã Phú Giáo (trụ sở UBND xã An Long). 28. Sáp nhập xã An Thái, Phước Sang và Tân Hiệp lấy tên là xã Phước Thành (trụ sở UBND xã Phước Sang). 29. Sáp nhập xã Vĩnh Hoà, Phước Hoà và xã Tam Lập (Các ấp: Cây Khô, Đuôi Chuột) lấy tên là xã Phước Hòa (Trụ sở UBND xã Vĩnh Hòa). 30. Sáp nhập xã An Bình, thị trấn Phước Vĩnh và xã Tam Lập (Các ấp: Gia Biện, Đồng Tâm) lấy tên Xã Phước Vĩnh (trụ sở tại UBND huyện Phú Giáo). 31. Sáp nhập xã Trừ Văn Thố, Xã Cây Trường II và Thị trấn Lai Uyên (Khu phố Bàu Lòng) lấy tên là xã Trừ Văn Thố (trụ sở tại UBND xã Trừ Văn Thố). 32. Thị trấn Lai Uyên ( trừ khu phố Bàu Lòng) lấy tên là xã Bàu Bàng (trụ sở tại UBND huyện Bàu Bàng). 33. Sáp nhập xã Minh Tân (trừ ấp Tân Định), xã Minh Hoà, xã Minh Thạnh (trừ các ấp: Căm Xe, Cần Đôn) lấy tên là xã Minh Thạnh (Trụ sở tại UBND xã Minh Hòa). 34. Sáp nhập xã Long Tân, xã Long Hòa, xã Minh Tân (ấp Tân Định) và Xã Minh Thạnh (các ấp: Căm Xe, Cần Đôn) lấy tên là Xã Long Hòa (trụ sở tại UBND xã Long Hòa). 35. Sáp nhập xã Định An, xã Định Thành, xã Định Hiệp (các ấp: Định Lộc, Hiệp Thọ, Hiệp Lộc, Hiệp Phước) và Thị trấn Dầu Tiếng lấy tên là xã Dầu Tiếng (trụ sở tại UBND huyện Dầu Tiếng). 36. Sáp nhập xã Thanh An, xã Định Hiệp (các ấp: Định Phước, Đồng Trai, Định Thọ, Dáng Hương), xã Thanh Tuyền (ấp Đường Long) và xã An Lập (trừ ấp Hố Cạn và ấp Kiến An) lấy tên là xã Thanh An (trụ sở tại UBND xã Thanh An). |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Cơ chế đặc thù gỡ vướng cho hàng loạt chung cư cũ

Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc mang tầm vóc quốc gia

Đường phố TP Hồ Chí Minh trang hoàng chào đón đại lễ 30/4

Chấn chỉnh tình trạng cải tạo vỉa hè làm hàng loạt cây xanh bị hỏng rễ

TP Huế dự kiến sắp xếp, tổ chức lại còn 66 phường, xã

Tổng đài thông minh tư vấn miễn phí khách hàng 24/7

TP Hải Dương sắp có thêm 1.479 căn nhà ở xã hội

Điều chỉnh giao thông khu vực Tố Hữu - Lê Văn Lương

Ngành điện Thủ đô quyết liệt triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách
