Tag

Dự án khu tái định cư 149 tỷ thực hiện chưa được một nửa đã hết tiền

Bạn đọc 28/11/2019 05:05
aa
TTTĐ - Dự án khu tái định cư tại xã Đắk H’ring (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) xây dựng gần 10 năm vẫn không xong. Đến nay dự án đã kết thúc và mới chỉ thực hiện tái định cư cho 126 hộ (đạt 42%), nhưng kinh phí sử dụng đã hơn 134/149 tỷ đồng.

Dự án khu tái định cư 149 tỷ thực hiện chưa được một nửa đã hết tiền

Bài liên quan

Hà Nội: Cấp xong sổ đỏ cho 173 tòa nhà tái định cư

UBND TP HCM giao 1.087 căn hộ phục vụ tái định cư ở Thủ Thiêm

Hà Nội: Nhiều giải pháp đảm bảo đời sống người dân quanh khu xử lý chất thải Nam Sơn

Khu tái định cư hơn 149 tỷ đã xảy ra nhiều vấn đề khiến người dân bất an
Khu tái định cư hơn 149 tỷ đã xảy ra nhiều vấn đề khiến người dân bất an

Vừa qua, đoàn giám sát của Huyện ủy Đăk Hà (Kon Tum) đã có báo cáo về kết quả trong công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư và việc triển khai dự án khu giãn dân nội vùng xã Đăk Long.

Cụ thể, năm 2009, khi thủy điện Pleikrông được xây dựng có hàng trăm hộ dân tại thị trấn Đăk Hà (H. Đăk Hà) nằm trong vùng ảnh hưởng.

Để người dân ổn định cuộc sống, tỉnh Kon Tum đã phê duyệt dự án quy hoạch bố trí dân cư xã Đắk H’ring (nay là xã Đăk Long, huyện Đắk Hà) giai đoạn 2009-2015 với diện tích 690ha. UBND huyện Đắk Hà được giao làm chủ đầu tư dự án với tổng mức đầu tư trên 149 tỷ đồng. Kinh phí rút ra từ nguồn ngân sách và bồi thường, hỗ trợ của Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Dự án kì vọng sẽ đảm bảo đời sống cho 300 hộ dân với 1.500 nhân khẩu. Theo kế hoạch, mỗi hộ sẽ được cấp 2 ha đất sản xuất, 800m2 đất nhà ở và đất vườn. Tuy nhiên, đến năm 2015, dự án vẫn chưa hoàn thành, UBND tỉnh Kon Tum đã phải cho gia hạn đến hết năm 2018.

Đến nay, dự án đã kết thúc và mới chỉ thực hiện tái định cư cho 126 hộ (đạt 42% dự án). Thế nhưng kinh phí sử dụng đã hơn 134 tỷ đồng (chiếm 90% kinh phí dự án).

Còn rất nhiều hộ dân chưa đến ở tại khu tái định cư vì nhiều nguy cơ về sạt lở và thiếu nước sạch
Còn rất nhiều hộ dân chưa đến ở tại khu tái định cư vì nhiều nguy cơ về sạt lở và thiếu nước sạch

Điều đáng nói, 126 hộ dân chỉ được cấp bình quân mỗi hộ 0,57ha và 400m2 đất ở. UBND huyện và Ban quản lý dự án không thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Quyết định của UBND tỉnh với số tiền hơn 6,9 tỷ đồng. Ngoài ra, những hộ dân đã chuyển đến khu tái định cư sinh sống phải đối mặt với vấn đề thiếu nước sinh hoạt và sạt lở đất đang rình rập.

Chị Y Thiếp (37 tuổi, trú làng Long Loi, thị trấn Đăk Hà) cho biết: Ngôi nhà của tôi đã xây xong tại khu tái định cư. Tuy nhiên, gia đình chưa dám chuyển đến ở vì sợ sạt lở và thiếu nước sinh hoạt. Gia đình chị vẫn ở làng cũ và hàng ngày phải đi tới rẫy tại khu tái định cư để làm.

"Sau 10 năm nhường đất cho dự án thủy điện, đến nay gia đình tôi vẫn chưa ổn định cuộc sống. Diện tích đất sản xuất ít không đủ để đảm bảo cuộc sống. Trong khi đó nguồn nước sinh hoạt rất khan hiếm, vì cứ 2 hộ gia đình mới được dùng chung 1 giếng nước". - Chị Y Thiếp nói.

Tương tự, anh A Bái (trú làng Kon Gru, xã Đăk Mar) cho biết, chúng tôi đã nhường đất đai, nhà cửa cho lòng hồ thủy điện, thế nhưng lại không nhận được hỗ trợ, đền bù thỏa đáng. Lên khu tái định cư này, chúng tôi phải sống trong cảnh thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt, tình trạng sạt lở đe dọa cuộc sống.

Nguy cơ sạt lở tại khu vực tái định cư hơn 149 tỷ
Nguy cơ sạt lở tại khu vực tái định cư hơn 149 tỷ

Trước tình hình trên, Đoàn giám sát Huyện ủy Đăk Hà, kiến nghị Ban thường vụ huyện ủy Đăk Hà, chỉ đạo UBND huyện có báo cáo đề xuất giải pháp khắc phục. Đồng thời, yêu cầu kiểm tra dấu hiệu vi phạm trong quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch, xây dựng cơ bản của dự án.

Trao đổi với Báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Trần Đình Trọng (Trưởng Ban QLXD cơ bản huyện Đăk Hà, kiêm Phó Ban giãn dân của Dự án) cho biết: “Nguồn vốn của dự án được bố trí nhỏ giọt nên đã gây không ít khó khăn khi thực hiện. Tổng dự án 149 tỷ nhưng do thực hiện qua một thời gian dài, giá đất đền bù tăng lên gấp nhiều lần nên kinh phí cũng bị đẩy lên…”.

“Đối với những vấn đề sạt lở và thiếu nước sạch tại khu tái định cư, chúng tôi đã tiến hành khắc phục để người dân yên tâm. Cụ thể, chúng tôi đã tiến hành khoan 2 giếng nước thêm phục vụ vào mùa hạn cho bà con. Đối với việc sạt lở do mưa bão đầu tháng 2 gây ra khiến đất bị lở, chúng tôi đang cho tiến hành trồng cỏ để tránh bị xói lở.”. - Ông Trọng cho biết.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh Bạn đọc

Kon Tum: Khẩn trương xử lý hành vi lấn chiếm đường dân sinh

TTTĐ – Vụ việc Công ty TNHH MTV 732 cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền cho hộ ông Ngô Sỹ Ngạn đã được Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan ban ngành xử lý dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay hộ ông Ngô Sỹ Ngạn vẫn chưa chấp hành bàn giao đất lại cho Nhà nước quản lý theo quy định.
Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch Bảo vệ người tiêu dùng

Cẩn trọng “sập bẫy” môi giới khi sang nhượng kỳ nghỉ du lịch

TTTĐ - Với lời hứa có khách sẵn mua và chỉ trong vòng nửa tháng là thực hiện xong việc sang nhượng nhưng đã nhiều tháng trôi qua, ông P cùng nhiều khách hàng khác vẫn trông ngóng vô vọng dù tiền đã đóng đủ cho công ty môi giới.
Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Đường dây nóng

Khẩn trương sửa chữa các biển báo giao thông hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Đoàn công tác yêu cầu VEC thực hiện ngay việc sửa chữa các biển báo để đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người tham gia giao thông trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận Đường dây nóng

Hàng loạt khách hàng “tố” Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận

TTTĐ - Hàng loạt khách hàng đã đồng loạt tố cáo Công ty Cổ phần Sunbay Ninh Thuận - chủ đầu tư dự án Sunbay Park Hotel & Resort (phường Mỹ Bình, TP Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) với nhiều nội dung liên quan dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm hợp đồng, chậm bàn giao căn hộ…
Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT Đường dây nóng

Quảng Nam: Chuyện "cấm đường" vô lý cạnh trạm BOT

TTTĐ - Đường ĐH15 đã được sửa chữa, thảm nhựa nhưng các phương tiện ô tô vẫn bị cấm lưu thông để ra vào quốc lộ 1 qua phường Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn.
Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi Bạn đọc

Xuất hiện nhiều biển báo "trắng" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

TTTĐ – Với tốc độ cho phép phương tiện chạy tối đa 120 km/h trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều biển báo hiệu đường bộ rách nát “trắng” thông tin, khiến người điều khiển phương tiện không nắm được thông tin phía trước, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động Nhịp sống phương Nam

Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam “vướng” nhiều phản ánh từ người lao động

TTTĐ - Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam và người lao động đang trong quá trình giải quyết các phản ánh liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội, về hưu sớm…
Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông" Đường dây nóng

Đất công nhưng tiền chảy vào “túi ông"

TTTĐ - Gần 10.000m2 đất công nằm ở vị trí “vàng” thuộc phường Cổ Nhuế 2 đang được biến thành sân bóng, chỗ trông xe thu lợi bất chính nhưng chính quyền lại nói không hề hay biết.
Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng Đường dây nóng

Công trình mới đưa vào vận hành thang máy đã hư hỏng

TTTĐ - Hệ thống thang máy tại Trung tâm y tế quận Sơn Trà bị "tê liệt" một phần mặc dù chưa được chủ đầu tư bàn giao chính thức theo quy định.
Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái? Đường dây nóng

Cần làm rõ việc nhiều công trình xây dựng trái phép tại xã Kiền Bái?

TTTĐ - Hàng chục vụ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất công, trong đó có 2 trưởng thôn nhưng lãnh đạo xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên không chỉ đạo xử lý. Trong khi đó, dòng họ Bùi dựng bia tưởng niệm cụ thủy tổ có công với xã ngay lập tức bị cưỡng chế.
Xem thêm