Độc đáo lễ hội Sáo Đền
Lễ hội truyền thống kỷ niệm Ngày sinh Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ Khai mạc Lễ hội Bình Đà xuân Giáp Thìn 2024 |
Lễ hội Sáo Đền diễn ra từ ngày 24-26/3 Âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ công lao của các vị vua, quan thời Lê. Bên cạnh phần lễ với các nghi thức dâng hương, tế lễ; phần hội có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như chọi gà, cờ người…
![]() |
Các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Vũ Thư, Trung tâm bảo tồn diều Việt Nam, UBND xã Song An họp bàn thống nhất việc tổ chức lễ hội Sáo Đền năm 2024 |
Nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong lễ hội Sáo Đền đó chính là diều sáo và món bánh đa cua.
Diều thi ở Sáo Đền phải là diều đại, có chiều dài từ 9 thước trở lên. Diều bì dài 30 thước, sáo đan gắn sơn, phải 2 người khiêng. Loại này số lượng ít. Loại diều từ 15 thước trở xuống thì cho đâm. Diều phổ biến là loại từ 8 đến 9 thước.
Diều có các loại cánh doi, cánh bầu, cánh cốc hay còn gọi là cánh tiên, hình dáng cầu kỳ, đa dạng nhưng nhiều hơn cả là diều cánh doi, vừa dân dã mà có thể cõng được các bộ sáo lớn.
![]() |
Diều đại tại Lễ hội Sáo Đền |
Từ bao đời nay, luật chơi hội sáo Đền không thay đổi. Nghĩa là chủ diều chọn đúng hướng gió kéo dây, Ban Tổ chức cắm hai cây sào trên có buộc hai lưỡi mác rất bén hai bên dây diều, khoảng cách của hai cây sào là 50cm. Việc đó được làm với tất cả cánh diều nào vào cuộc thi.
Khi nghe hồi trống lệnh nổi lên, các chủ diều chỉnh diều kéo căng dây và đâm lên. Cánh diều nào không chuẩn đảo qua đảo lại, dây diều sẽ chạm phải hai lưỡi mác trên hai ngọn sào đứt dây ngay. Như vậy, cánh diều đó bị loại khỏi cuộc chơi. Cứ thế diều nào đậu được đến ngày cuối cùng của hội thì chủ diều đó đoạt giải.
![]() |
Thành viên CLB Diều sáo "Sáo Đền" |
Anh Nguyễn Duy Đông, thành viên CLB Diều sáo "Sáo Đền" cho biết: "Mỗi năm chỉ duy nhất một người đoạt giải, có năm không có ai đoạt giải diều. Thi diều phải nhờ ở gió trời. Có năm, vào ngày hội mà không có gió trời hoặc gió không đủ mạnh để đâm diều sáo. Đến ngày 25 mà vẫn không có gió, sáng 26 chính hội gió chỉ hiu hiu, mọi người đến lễ hội với tâm trạng buồn vì có lẽ không được thi và xem thi thả diều".
"Diều đoạt giải nhất ngoài việc đậu đến hết hội ở giữa hai lưỡi mác thì sáo diều phải thật hay. Sáo hay là bộ sáo gồm 2 sáo trở lên, tiếng trong trẻo. Âm thanh giữa các sáo trong bộ phải hài hòa, ngọt ngào, du dương", anh Đông cho biết thêm.
Nói về sáo, ngày xưa chơi diều còn buông bằng dây tre, làm cánh diều khung bằng 4 cây tre nối lại. Bộ sáo của diều có 2 chiếc. Chuyện còn kể lại rằng khi diều bổ xuống cánh đồng, chủ diều chưa kịp mang về, có người ăn xin đã chui lọt vào chiếc sáo to của diều đó ngủ. Câu chuyện này được người dân nơi đây lấy làm tự hào và luôn kể cho khách thập phương về dự lễ hội.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

Hoa hậu Việt Nam không chỉ là hành trình tìm kiếm nhan sắc

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4
